Vương Quốc Ảo

Chương 12: Phụ Lục

Quách Kính Minh

21/09/2016

Phụ Lục

Bài phỏng vấn Quách Kính Minh

Tôi và Vương quốc ảo của tôi

Hỏi: Cuộc "Vận động sáng tác theo khái niệm mới" lần thứ tư đã liên tụcđánh đổ những cái cũ đưa ra những cái mới, trở thành xưởng sản xuất ra "cácngôi sao". Có người thích gọi "Manh Nha"[1] là công ty đĩa hát. Có rất nhiều ca sĩ xuất hiện dưới ngọn cờ này, anh là một trong số đó. Nhưng theo tôi được biết, trong những người được giải thưởng trong cuộc vận động này, có người giành được giải nhất lần thứ hai, có người sau khi nhận giải thưởng tiếp tục có những sáng tác mới, có người xuất bản tuyển tập của cá nhân,nhưng chỉ một người duy nhất được tất cả các giải thưởng, đó là anh. Nói về tác phẩm, anh cảm thấy mình so với những người được giải khác có gì khác nhau? Anh làm thế nào để trổ tài được trong hàng ngàn vạn người đó?

Đáp: Thực ra tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là một ngôi sao gì đó mà chỉlà một người bình thường mà thôi. Còn về vinh dự thì tôi nghĩ, một phần ba là sự nỗ lực, một phần ba là cơ hội, một phần ba còn lại tôi cũng chẳng biết là gì nữa. Kỳ thực, theo quan niệm mới, rất nhiều tác giả còn lại rất có tài năng, tôi chỉ là một người rất bình thường trong số đó. Tác phẩm của mỗi người có mỗi phong cách riêng, ví dụ Hàn Hàn có khí chất và sự hóm hỉnh riêng mà người khác không thể có được, Trương Duyệt Nhiên có ngôn từ tinh tế như một giấc mơ đẹp, Chu Chi Ninh lại có cảm giác buồn man mác và nhạy bén... Còn tác phẩm của tôi, tôi cũng không thể phân loại được, bởi vì xem các truyện ngắn và tiểu thuyết này, tôi luôn nghĩ không biết mình có phong cách gì, mãi mà không xác định được. Bởi tôi hy vọng mình sẽ có rất nhiều thử nghiệm, xác định quá sớm sẽ làm tôi có cảm giác gò bó. Tôi thích nhiều phong cách, không hề có phạm vi cố định. Có người nói tôi là người ghi chép trẻ tuổi, họ nói câu này là do họ xem một phần tuyển tập truyện ngắn của tôi, bởi trong cuốn sách đó, tôi chỉ viết về quãng thời gian vừa mơ hồ vừa trong sáng trong tuổi thanh xuân. Tôi còn nhớ mình định nghĩa về thanh xuân như sau: "Thanh xuân chính là một nỗi buồn man mác". Có thể chính vì câu chữ của tôi quá sát với tư tưởng của thanh thiếu niên hiện nay cho nên được rất nhiều người tán thưởng.

Thực ra tôi chẳng có kỹ xảo cao siêu gì cả, tôi chỉ viết về chính cuộc sống của mình.

Hỏi: Động cơ lúc đầu của anh khi tham gia "Cuộc thi sáng tác theo quan niệm mới" là gì? Có phải để chứng minh tài văn chương của mình không? Khi tham gia lần thứ ba và lần thứ tư cuộc thi anh có cảm giác gì khác không?

Đáp: Lúc đầu là vì tôi rất thích văn chương theo khái niệm mới, lúc đó tôi đột nhiên nghĩ rằng hóa ra là có thể viết như thế này được, thế là tôi tham gia và may mắn giành được giải thưởng. Sau đó, tôi tham gia lần thứ tư, cũng không nghĩ mình đoạt giải nhất nên không bận tâm lắm, viết rất thoải mái, tùy ý đến mức mà cuốn "Biến hình ký" lần đó chẳng có kết cấu, chẳng có chủ đề tư tưởng sâu sắc gì cả, tôi hoàn thành nó như một người mộng du. Về sau, khi tuyên bố tôi đoạt giải, tôi rất ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng. Khi Chu Gia Ninh đến với tôi, tôi nói với chị ấy rằng, cảm giác của tôi là như bị chết ngạt bởi thứ hạnh phúc từ trên trời rơi xuống đó. (cười).

Hỏi: Anh từng mơ ước được học khoa Văn học TQ nhưng khi phân khoa ở bậc trung học phổ thông, anh lại bị phân học khoa học tự nhiên. Với những người không biết anh thì thấy điều đó quả là quá khó hiểu. Liên hệ với những thành tích mà anh đạt được khi viết văn thì có vẻ như anh phải học ở khoa Văn mới phải. Nhưng tôi chú ý tới một điều, anh đã từng đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo của thanh - thiếu niên tỉnh Tứ Xuyên, anh

còn đoạt giải nhất trong cuộc thi báo cáo khảo sát môi trường sinh vật thành phố Tự Cống. Đạt được những thành tích đó cũng có nghĩa là kiến thức khoa học tự nhiên của anh đâu phải xoàng. Có đôi cánh văn học lại được chắp thêm đôi cánh khoa học, chắc chắn anh sẽ viết càng tốt hơn, vậy quyết định lúc đầu của anh có sai lầm không?

Đáp: Đó là vấn đề mà rất nhiều người hỏi tôi, nhưng hình như tôi chưa trả lời đầy đủ, vì tôi chẳng biết trả lời thế nào cả. Tôi còn nhớ trong một cuốn sách tôi đã viết bài "Tay trái và tay phải trong tháng bảy" dài 5000 chữ nói về nỗi buồn khi phân khoa, nay nghĩ lại cảm thấy tất cả đã xa vời, thậm chí còn rất mờ ảo là đằng khác. Tôi chưa bao giờ nghĩ việc lựa chọn lúc đó là đúng hay sai, bởi tôi không thích sự hối hận. Có người nói tôi là người rất tự trọng, đã quyết tâm là rất ít thay đổi. Cũng có lúc tôi nghĩ mình là người rất tùy hứng. Vì vậy tôi chẳng nghĩ tới nữa, bởi khi đã chọn rồi thì chẳng cần phải xem xét lại nữa. Nhưng càng trưởng thành thì nhìn vấn đề không còn đơn giản như vậy.

Lúc đó cảm thấy mình không thể học khoa học xã hội nên thấy rất buồn nhưng nay nghĩ lại thấy có mất và có được, vì chuyên môn của tôi bây giờ là cả xã hội và tự nhiên, tôi lại thấy tương đối hợp với tôi. Tôi không hề hối hận bởi sự lựa chọn ban đầu đó (ít nhất là tới thời điểm này), cho nên khó mà nói sai hay đúng được.

Hỏi: Anh nói từ nhỏ anh đã là một đứa trẻ thông minh, luôn là một học sinh giỏi trong mắt các thầy cô giáo phải không? Trong các bài viết của anh cũng đã đề cập tới việc phê bình chế độ giáo dục và nhà trường nhưngkhông quá khích như những người khác, cũng không tự bỏ học để biểu thị sự phản kháng, có phải là vì anh đã nghĩ ra vấn đề rồi chăng?

Đáp: Thực ra chẳng hề có chuyện nghĩ hay không nghĩ ra. Tôi nói tôi là một học sinh bình thường, cũng phải thức đêm để học và đau đầu vì các kỳ thi, chỉ có điều tôi không phản đối thi cử, vì nó chứng minh giá trị của chính mình. Khi vào năm thứ nhất cao trung tôi có một thời gian rất ngược ngạo, cảm thấy thế giới này tất cả đều là sai, chỉ có mình là đúng, sau đó thì dần bình tĩnh lại. Tôi không cho rằng những học sinh thi đạt kết quả tốt đều là người điểm à tài thì thấp, vì đằng sau tất cả những thành tích đều phải có sự

nỗ lực. Khi tôi trở thành học sinh rất giỏi, thầy chủ nhiệm Đặng Hựu Lập cảm thấy tôi là đứa trẻ có khí chất nên rất ít quản lý tôi, hầu như không hạn chế gì cả.

Hỏi: Trước anh, nhà văn trẻ được học sinh trung học hoan nghênh nhất là Hàn Hàn. Có bạn đọc "Vương Quốc Ảo" rất cảm động vì tình cảm biểu lộ ra trong câu văn, đã gửi thiếp đến nói rằng: "Có một tài năng văn học thực sự như Quách Kính Minh thì chúng ta còn cần Hàn Hàn làm gì?" Cần biết rằng, tinh thần phản nghịch và hành vi của Hàn Hàn trước chế độ giáo dục là rất hiếm thấy. Anh ấy thành danh bởi là người phát ngôn của rất nhiều học sinh trung học, anh thực hiện được rất nhiều giấc mơ mà nhiều học sinh trung

học muốn nhưng không thể thực hiện được. Chỉ cần chế độ giáo dục hiện hành không thay đổi mà lại không có cái tốt hơn thay thế nó thì vẫn có người cho nó là thần tượng. Có người nói, nói về giá trị nghệ thuật và sức sống của một tác phẩm, thì anh khá hơn nhiều so với anh ấy, nhưng đây không phải là vấn đề ai thay thế ai, anh có đồng ý không?

Đáp: Đây quả là vấn đề tôi không muốn trả lời, bởi có người luôn thích mang tôi ra so sánh với người khác. Tôi cho rằng, mỗi người đều có sự tồn tại của riêng mình, chẳng ai thay thế ai cả. Còn nếu nói về giá trị nghệ thuật và sức sống của tác phẩm thì tôi lại thấy Hàn Hàn tốt hơn chút ít, tôi không thể so với anh ấy được. Về những việc mà Hàn Hàn muốn làm và cách sống mà anh ấy muốn sống thì mỗi người có tự do riêng, anh thích sách của ai thì mua của người đó, không thích thì thôi chẳng ai bắt ép cả. Vì vậy, theo tôi không cần thiết phải chỉ trích. Mà Hàn Hàn thực sự là người rất có linh tính, cá tính rất rõ

ràng, riêng tôi không những không ghét mà còn tương đối thích văn phong của anh ấy.

Hỏi: Anh học ngành gì ở Đại học Thượng Hải? Nơi đây áp dụng một chế độ học rất đặc biệt, không biết sau khi kết thúc học kỳ đầu anh có thích ứng được với cuộc sống ở đó không? Anh sắp xếp cuộc sống của anh ở đại học ra sao?

Đáp: Tôi học ở Học viện kỹ thuật nghệ thuật điện ảnh và truyền hình của Đại học Thượng Hải. Đây là một ngành tổng hợp mà nước ta hiếm nơi có. Xin dẫn lời của một thầy giáo nói rằng, sau khi chúng tôi tốt nghiệp, có thể dùng kỹ thuật của mình để hù dọa những người chỉ biết nghệ thuật. Thoạt đầu thật không quen, ví dụ vừa học xong một tiết văn học hiện đại, sau đó có thể nhảy ngay sang học vật lý đại cương, lúc đầu tôi không hiểu là mình học xã hội hay tự nhiên nữa. Đại học Thượng Hải áp dụng chế độ học của châu Âu, nghĩa là học kỳ ngắn hơn, một năm ba học kỳ, cộng với một kỳ thực tiễn là bốn. Tôi là người không có kế hoạch, cứ phải chạy theo như con rắn bò. Tôi chưa bao giờ

đặt ra một kế hoạch rõ ràng nào ình cả, chỉ cần mình tự do thoải mái là được. Điều này cho thấy rằng trong việc làm người, tôi hơi bị thất bại.

Hỏi: Có phải anh thường xuyên thay đổi phong cách tác phẩm? Vì sao?

Đáp: Đúng vậy. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Bởi tôi là người dễ chịu ảnh hưởng của người khác, mỗi khi xem xong một tác phẩm, tôi tại rất không biết tự lượng sức mình, muốn viết theo phong cách đó, rất muốn thử xem sao. Bởi trong tính cách của tôi có nhân tố luôn thích cái mới lạ. Với tôi, những thứ quá cố định rất khó chịu, y như bị dao chém vậy.

Hỏi: Có vẻ như rất ít người chú ý đến thơ của anh, những bài thơ hoặc câu thơ do anh sáng tác khiến anh rất hài lòng là những gì?

Đáp: Không có. Thơ là tôi viết để chơi thôi, tôi không biết viết thơ.

Hỏi: Anh nói truyện ngắn mới là thứ anh thích nhất, còn tiểu thuyết thì "chỉ là sự ngẫu nhiên"? Nói riêng về mặt văn học, tiểu thuyết và thơ không thể nói là cái nào hay, cái nào dở, nhưng tài năng và năng lực quan sát, tưởng tượng, thể hiện... của một nhà văn có thể mang lại cho họ thanh danh to lớn và cả sự phỉ báng thường thường đều là tiểu thuyết. Tiểu thuyết có sức hấp dẫn vô cùng, anh có thể chống lại nó được không?

Đáp: Điều này có liên quan tới tính cách con người. Tôi luôn thích viết những sự việc ở ngay xung quanh mình, tự mình bóc tách ra từng điểm một, giống như bóc một quả quýt vậy. Còn về tiểu thuyết, tự tôi cảm thấy là mình làm không nổi, khả năng văn học của tôi còn chưa đủ. Chỉ có điều, tiết tấu và tốc độ của tiểu thuyết làm cho tôi thấy thích và không hình thức nào thay thế được nó. Tôi cũng không biết mình có thể viết được những cuốn truyện dài hay không, ít nhất trong nửa năm tới tôi không muốn viết nữa, bởi sáng tác cuốn "Vương Quốc Ảo" này đã làm tôi cảm thấy rất mệt rồi.

Hỏi: Có người nói, "Vương Quốc Ảo" mang dấu ấn mô phỏng rất nặng nề, còn có người cho đó là sự sao chép, đây có phải là sự chỉ trích vô lối hay không?

Đáp: Tôi chẳng muốn nói người khác làm gì. Tôi chỉ muốn mọi người hãy đọc nó, sau đó tự mình phân định. Trước tiên, hãy cho tôi biết định nghĩa của sao chép. Sự tranh luận lớn nhất trong cuốn sách này thực ra nằm ở câu nói "Đại huynh, xin người hãy tự do...", còn trong "chuyện Thánh" có một câu:

"Thả Thả, xin người hãy tự do...". Nếu như trong một cuốn tiểu thuyết dài hơn mười vạn chữ có một câu giống như của người khác mà đã gọi là sao chép lại thì tôi chẳng có gì để nói nữa. Thực ra tác phẩm này thực sự chịu ảnh hưởng rất nhiều của Clamp, nhưng đó chỉ là một thứ cảm giác tổng thể và cảm giác nắm chắc đối với chữ nghĩa. Cái mà tôi dùng chỉ là kết cấu trong thần thoại giống như trong "chuyện Thánh" cũng là sự tiếp nối kéo dài việc sử dụng kết cấu của chuyện các vị thần trong thiên giới mà thôi. Lẽ nào bộ tộc Dạ Xoa, bộ tộc A Tu La là do Clamp sáng tạo ra chăng? Không có. Phạm vi để viết những tác phẩm kỳ ảo này vốn rất nhỏ hẹp, kết cấu bối cảnh mang tính chỉnh thể để

lựa chọn vốn ít một cách đáng sợ. Nếu tôi chọn thần thoại về những vì sao trên trời làm bối cảnh thì có thể khẳng định, sẽ có người nói nó giống chuyện thần thoại trong cung của các vì sao. Nếu chọn thời kỳ cổ đại của Trung Quốc làm bối cảnh, chắc chắn sẽ có người nói nó giống như Vua lửa (Hỏa vương). Xin đơn cử thêm một ví dụ nữa. Kim Dung và Ngọa Long Sinh đều viết về võ hiệp, Hoành Câu chính sử và Giang Lô Xuyên loạn bộ đều viết theo thể suy lý, văn phong rất gần gũi thì bạn có thể nói ai sao chép của ai đây? Tôi là một người viết văn, tôi không có kỹ xảo mà chỉ muốn nói ọi người biết một cái gì đó. Tôi không biết viết tiểu thuyết, chỉ viết những truyện ngắn có liên quan tới mình để ọi người cảm nhận được cái tình trong đó, nên có người bảo tôi

viết kém cũng là đương nhiên thôi, chỉ xin chớ nói tôi là người chỉ biết sao chép. Tôi có thể mời bạn đọc kỹ, ngoài việc dùng bộ khung của cái thế giới đó ra, suy cho cùng thì tôi còn sao chép lại những gì của Clamp đây? Để tránh giống như cuốn "Thánh chuyện", thậm chí tôi đã kết cấu lại toàn bộ là một thế giới băng tuyết. Chẳng qua tôi chỉ nghĩ tới hoa anh đào và tuyết trắng và để cho hoa anh đào nở rộ trong thế giới đó thôi. Còn về hoa sen đỏ và màu lửa của hoa sen lại chính là ngọn lửa đã tiêu hủy tất cả cái ác trong kinh Phật. A Tu La là một chiến thần trong kinh Phật, Dạ Xoa, Càn Đạt đều là trong kinh

Phật cả, chứ không phải là sáng tạo gốc của Clamp, thậm chí kết cấu của cả cuốn "Thánh chuyện" đều lấy cuộc chiến đấu của các vị thần trong kinh Phật làm cơ sở. Nhưng chúng ta không nói Clamp sao chép, chúng ta vẫn coi Clamp là kinh điển, vì sao vậy? Chẳng có ai nói được là vì sao cả. Bởi những điều làm chúng ta cảm động luôn là một loại cảm giác, còn những điều có thể nói và viết ra được rất có hạn. Thực ra trong phần giữa của cuốn truyện dài này, cái mà tôi thực sự mô phỏng là phép suy lí của Cổ Long, nhưng tôi biết mình viết rất kém, ngay cả cái vỏ bên ngoài của Cổ Long tôi cũng không đạttới được. Tiện thể xin nói thêm, người viết tiểu thuyết võ hiệp mà tôi thích nhất chính là Cổ Long.

Hỏi: Sau khi "Vương Quốc Ảo" ra mắt lần đầu trên tạp chí "Manh Nha" kỳ tháng 10 năm 2002 đã được đánh giá rất hay. Trong cuộc điều tra ý kiến bạn đọc trên trang web của "Manh Nha", "Vương Quốc Ảo" đã giành được 672 phiếu bình chọn hay nhất, còn tác phẩm đứng thứ nhì chỉ đạt 174 phiếu, nhưng đồng thời cũng có một số ý kiến phê phán kịch liệt tác phẩm này. Điều này hoàn toàn trùng hợp với sự suy đoán của anh. Xét về mặt ý nghĩa thì tranh luận là một việc rất tốt, rất ít người muốn lãng phí lời nói và giấy

mực cho những thứ không đáng phải nhắc đến. Bất kỳ ai đánh giá tác phẩm của anh một cách khách quan, anh đều tỏ thái độ hoan nghênh họ? Anh có cảm thấy sau khi "Vương Quốc Ảo" ra đời sẽ có những phản ứng gì không? Đáp: Đúng vậy! Sau khi cuốn sách ra đời, tôi nghĩ dự đoán của tôi cũng giống như các truyện ngắn khác, nếu không rất tốt thì sẽ là rất kém, bởi suy cho cùng, phong cách đã có chuyển biến rất nhiều rồi. Nhưng điều tôi có thể nói được là, nếu như có người lại nói tôi sao chép thì chẳng khác gì một sự

nhục mạ đối với năng lực phân biệt của chính họ. Nhưng tôi vẫn hy vọng mọi người có thể thích loại truyện dài này, vì đó chính là sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi rất quý trọng nó, cho dù nó mang lại cho tôi biết bao mỏi mệt và sự u ám trong tâm tình, giống như trạng thái khi tôi viết phần kết vậy.

Hỏi: Tác phẩm viết về thanh xuân đã trở thành một đề tài nóng. "Vương Quốc Ảo" rõ ràng là một "loại khác" trong đó. Bản thân anh định nghĩa "Vương Quốc Ảo" ra sao, có thể gọi nó là cuốn tiểu thuyết suy lí kỳ ảo không?

Đáp: Thực ra tôi cũng không biết định nghĩa về nó ra sao cả, dù nó thuộc loại suy lý hay kì ảo cũng đều không hợp. Bởi nó không phải là viển vông mà mang ý nghĩa thực sự, bởi tôi không khắc họa thành công trạng thái xã hội, hoàn cảnh xung quanh và phong tục của cái thế giới đó, mà thậm chí tôi dùng kết cấu của thế giới cổ đại của Trung Quốc để suy lí thì đó càng biểu hiện nông cạn hơn. Đương nhiên là một tiểu thuyết trẻ (thanh xuân) viết về tình cảm, tình yêu, tình bạn, nó cũng không thể giản đơn như vậy. Tôi nghĩ cái đặc

biệt của nó là bởi đã dùng quá nhiều những nguyên tố của tiểu thuyết khác nhau mà thôi, mà nó mang lại cảm giác của một bức tranh châm biếm rất đậm đà.

Hỏi: Những tình cảm bi thương tràn ngập trong "Vương Quốc Ảo" khiến người ta rơi lệ, điều này có vẻ như chính là chỗ mà "Vương Quốc Ảo" khác với các tiểu thuyết kỳ ảo và suy lí khác, có phải anh cố ý để cho người đọc phải rơi nước mắt không?

Đáp: Thực ra tôi không cố ý như vậy, mà chỉ cảm thấy màn kịch phải đi đúng như vậy, phải như vậy. Thực ra tôi viết tiểu thuyết rất kém, thậm chí còn không nắm vững hướng phát triển của tiểu thuyết nữa, có vẻ như lúc đó xảy ra rất nhiều vấn đề ngoài tưởng tượng của tôi, tôi thường không biết kịch tính sẽ phát triển theo hướng nào nữa. Thậm chí nói một cách hơi buồn cười rằng, tôi chẳng biết gì nhiều hơn người đọc nữa. Thậm chí cho tới tận đoạn cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, tôi còn phải hỏi người khác rằng "Cậu nói xem, mình có nên cho Ca Sách chết đi hay không?" (cười). Tự tôi cũng cảm thấy, ngay từ bắt đầu, cuốn tiểu thuyết đã tràn ngập màu sắc bi ai rồi, nếu như tôi viết với nội

dung vui vẻ đượm lạc quan thì chắc chắn sẽ chẳng ra gì cả.

Hỏi: Truyện "Vương Quốc Ảo" sau khi được đăng tải, trên trang web của "Manh Nha" đã xuất hiện rất nhiều ý kiến liên quan tới nó, thứ nhất là lựa chọn nhân vật mình yêu thích nhất, lúc đó anh đã bỏ một phiếu cho Tinh Cựu. Nhưng trong tiểu thuyết Vương Quốc Ảo" thì anh thích nhất nhân vật nào?

Đáp: Thực ra, các nhân vật đều do tôi sáng tạo ra, đương nhiên ở họ phải có một cái gì đó đáng để tôi thích thì tôi mới có thể tiếp tục viết được, nhưng nếu mang so sánh thì tôi thích nhất Tinh Quỹ và Nguyệt Thần. Bởi vì họ bề ngoài đều tỏ ra rất mạnh mẽ, nhưng nội tâm lại yếu mềm như một đứa trẻ.

Hỏi: Trong "Vương Quốc Ảo" không có một ai là kẻ xấu theo đúng nghĩa của nó, mỗi tội ác mà họ phạm phải đều có thể khiến người ta rơi nước mắt mà tha thứ. Vì sao anh lại sắp xếp như vậy?

Đáp: Bởi sự phức tạp của nhân tính. Thực ra trong tính cách của mỗi một người không thể hoàn toàn là thiện hay ác cả, mỗi người đều có lý tưởng riêng, chẳng qua chỉ là lý tưởng của họ hơi quá khích hoặc không được người đời thừa nhận. Như vậy, xét từ vẻ bên ngoài chúng ta cảm thấy họ là người xấu. Chỉ có điều có quá nhiều thứ mà chúng ta không nhìn thấy. Một tác phẩm nếu chỉ có người xấu và người tốt đơn thuần thì tôi cảm thấy không đủ độ chín. Lúc nhỏ, khi xem phim kiếm hiệp, tôi luôn hỏi cha mẹ người này là người tốt hay người xấu, nếu không sẽ chẳng xem tiếp nữa, nhưng càng lớn lên thì tôi nhìn vấn đề không đơn giản thư vậy nữa.

Hỏi: Những nhân vật và địa danh trong "Vương Quốc Ảo" để lại cho người ta ấn tượng rất sâu sắc, vậy chúng có ngụ ý gì đặc biệt không?

Đáp: Một số có, một số thì không. Thực ra chỉ cần dùng một số từ ngữ có thể mang lại cho người ta cảm giác đẹp là được rồi, chứ không cần chú ý quá nhiều. Duy chỉ có hai cái tên là Anh Không Thích và Li Thiên Tần là tôi phải nghĩ rất lâu, còn về việc nó mang ý nghĩa gì thì người đọc hãy tự suy nghĩ.

Hỏi: Việc bố trí các giấc mơ trong "Vương Quốc Ảo" rất đặc biệt, nó dẫn người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, đây có phải là sự sáng tạo độc đáo của anh không?

Đáp: Về mặt từ ngữ tôi không biết có đúng vậy hay không, nhưng trên bức tranh, những giấc mơ đó cần phải là phần ở ngoài truyện. Chúng tôi thường cười mà bảo rằng đó là cách kiếm tiền của các họa sĩ vẽ tranh. Lúc đó, A Lượng cười và nói với tôi cần phải viết kiểu như vậy mới kiếm được nhiều tiền, tôi cũng cười, sau đó đột nhiên cảm thấy, đó cũng là một phương thức rất tốt để bù đắp những khiếm khuyết trong tiểu thuyết của tôi. Bởi lúc đó, khi tôi chưa viết tiểu thuyết thì "Vương Quốc Ảo" mới là truyện ngắn, cho nên dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để viết thì chẳng có vấn đề gì, nhưng khi

chuyển sang viết truyện dài, nhất là khi đăng một phần đầu thì viết như vậy sẽ tương đối khó khăn. Cho nên, tôi nghĩ ra là dùng các giấc mơ để kể lại nhằm vạch ra những bí mật hoặc dẫn dắt các nút thắt.

Hỏi: Vì sao rất nhiều người đều cảm thấy Vương Quốc Ảo rất giống như một bức tranh châm biếm?

Đáp: Trong "Vương Quốc Ảo" tôi rất chú ý tới cảm giác hình ảnh, cho nên nhiều người cảm thấy rất giống tranh châm biếm. Tôi vốn dùng kiểu phân cảnh trong điện ảnh hoặc trong tranh châm biếm để viết, bởi như vậy cảm giác tiết tấu sẽ rất mạnh. Trước kia, khi viết tản văn, tôi có thể viết kéo dài, nhưng tiểu thuyết thì không được, dứt khoát phải có tình tiết hoàn chỉnh. Bởi tôi luôn suy nghĩ phải dùng từ ngữ như thế nào để đập ngay vào mắt người đọc, cho nên rất nhiều khi, tôi phải làm những việc như của một học sinh tiểu

học là xem hình để viết lời, chỉ khác là hình đó ở ngay trong tâm của tôi mà thôi.

Hỏi: Anh có mong xuất bản truyện tranh "Vương Quốc Ảo" không?

Đáp: Điều này còn phải xem tình hình cụ thể ra sao đã, nếu phong cách vẽ không thích hợp thì tốt nhất là thôi đi, bởi chữ nghĩa mang lại sức tưởng tượng cho con người còn mạnh hơn mọi loại tranh vẽ. Trong lòng của một trăm người sẽ có một trăm Anh Không Thích, thực ra tôi cũng không yên tâm lắm với tranh minh họa trong sách, đó là vì sợ nó phá hoại không gian tưởng tượng của người đọc.

Hỏi: Mọi người đều cảm thấy hiện nay tranh minh họa trong sách rất đẹp, lẽ nào anh không thấy vậy sao? Trong những bức tranh minh họa đẹp đó cũng có tâm huyết của anh đúng không?

Đáp: Thực ra trong giới vẽ tranh châm biếm Nhật và cả Trung Quốc nữa, rất nhiều người vẽ tranh minh họa đẹp hơn chúng tôi, vì suy cho cùng chúngtôi là loại nghiệp dư thôi.

N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Chỉ bởi trong giới xuất bản truyền thống, những tranh minh họa có phong cách đó lại tương đối ít, cho nên mọi người mới có cảm giác "loè loẹt". Tôi và A Lượng đã từng tự phê bình mình, nếu ức độ cao nhất của tranh minh họa trong nước là một trăm, thì chúng tôi mới ở mức 50 thôi. Tham gia đội ngũ vẽ tranh minh họa, bản thân tôi chỉ là tạo hình nhân vật, cấu hình và một phần của hiệu quả bối cảnh, còn các đường nét vẽ là do

Dương Thi Nhan, xử lý màu sắc là Ngô Lượng, công việc của tôi không nhiều lắm.

Hỏi: Trên trang web của "Manh Nha" rất nhiều bạn đọc đang tranh cãi xem ai sẽ đóng vai chính nếu "Vương Quốc Ảo", được dựng thành phim. Anh cảm thấy nó có thể chuyển thể thành phim được không? Hay chuyển thành kịch hoặc phim hoạt hình?

Đáp: Tôi chẳng có ý kiến gì, chỉ đột nhiên nghĩ tới việc liệu trong nước có muốn thưởng thức không, cho nên tôi thấy chuyển thành phim sẽ rất khó khăn. Còn về phim hoạt hình và kịch thì tính khả thi có lẽ lớn hơn, nhưng còn phải xem tình hình cụ thể ra sao đã.

Hỏi: Rất nhiều nhà xuất bản tranh giành quyền xuất bản "Vương Quốc Ảo", vì sao anh lại đưa cho Xuân Phong? Anh nên biết rằng điều kiện mà Xuân Phong đưa ra không cao lắm.

Đáp: Vì tôi cảm thấy nhà xuất bản văn nghệ Xuân Phong là một nhà xuất bản rất tốt. Nếu nói hoàn toàn không vụ lợi thì không đúng, quá là lập dị, chỉ có điều với tôi lợi ích không quan trọng đến thế. Cái quan trọng nhất là tác phẩm được mọi người coi trọng, mà Xuân Phong làm rất tốt điều này.

Hỏi: Buồn đau là tiết tấu chính trong tác phẩm của anh, nó có phải là sự phản ánh tâm tưởng của anh không? Vì sao anh lại đau buồn? Là do cảm thấy số phận bất công hay những điều không như ý trong cuộc sống quá nhiều? Thực ra, chỉ cần thay đổi ánh sáng và góc nhìn sẽ có những giải thích khác nhau, anh hoàn toàn có lý do để cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, đúng không?

Đáp: Đúng. Rất nhiều người nói tôi được những thứ mà người khác không thể có được. Việc tôi thấy đau buồn có vẻ như khác người. Tôi cũng nhận thấy nhiều khi đột nhiên cảm thấy không vui. Tôi chưa bao giờ cảm thấy số phận bất công cả, có lẽ chỉ là những chỗ mềm yếu trong tính cách của mình mà thôi. Nhưng nói chung, tôi vẫn luôn ở phía ánh sáng rực rỡ, giống như tôi đã viết trong cuốn sách đầu tay của mình rằng, tính cách một nửa là trong sáng, một nửa là đau buồn.

Hỏi: Anh là người trọng tình cảm, trong tác phẩm, anh luôn viết về bạn bè mình, tràn đầy lòng biết ơn. Thực ra, cái anh viết và không biết là còn rấtnhiều bạn bè đọc tác phẩm của anh, họ đều rất thích anh, chúc mừng anh, anh có muốn nói điều gì với họ không?

Đáp: Thực ra trong cuộc đời tôi có rất nhiều người quan tâm tới tôi, nhiều tới mức tôi cảm thấy rất lạ, một đứa trẻ ngỗ nghịch như tôi làm sao lại luôn có người bao dung. Vì vậy tôi luôn cảm ơn bạn bè của tôi. Trong phần kết tôi đã viết khá nhiều những thời khắc đã qua của tôi. Tôi muốn nói, chính đoạn kết này mới là những từ ngữ mà tôi hài lòng nhất trong cuốn sách này (cười). Còn rất nhiều người mà trong này tôi chưa nhắc tới được, ví dụ như cha mẹ, thầy giáo của tôi, còn có cả Hoắc Hoắc đang ở Bắc Kinh xa xôi, người thường xuyên gọi điện cho tôi nhắc tôi ăn cơm và uống thuốc đúng giờ, và nói cho tôi tất cả mọi chuyện vui và không vui. Hay như Trương Duyệt Nhiên, tôi đã nhờ Nhiên

viết lời tựa và Nhiên đồng ý ngay. Tôi rất cảm ơn mọi người. Còn có những người bạn thích tác phẩm của tôi; cả những người bạn truy cập trên mạng, tôi rất biết ơn và cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy những bức thư bạn bè gửi tới, những gói quà, những tấm thiệp chúc mừng và cả những lời nhắn tin trong máy điện thoại cầm tay. Tuy tôi không thể trả lời tất cả mọi người được, nhưng tôi luôn vô cùng cảm kích. Tôi chẳng phải là người kiêu ngạo gì cả, tôi rất thích cảm giác được cùng bạn bè cùng cười ha hả. Thật ấm áp biết bao!

"Nhà văn triệu phú" Trung Quốc: Quách Kính Minh nhận phán quyết "đạo văn"

Hinh 1: Quách Kính Minh (phải) và đạo diễn Trần Khải Ca (giữa) hôm công bố quyền viết tiểu thuyết Vô cực

Vụ án "Quách Kính Minh đạo văn" vừa qua đã được Tòa án tối cao TP Bắc Kinh (Trung Quốc - TQ) phán quyết sau hơn hai năm ồn ào.

Tòa buộc anh phải bồi thường cho nhà văn trẻ Trang Dương 200.000 nhân dân tệ và ngưng phát hành tiểu thuyết Hoa rơi trong mộng. Quách Kính Minh gần đây cũng được nhiều tờ báo nhắc đến như một điển hình thành công của giới trẻ TQ.

Quách Kính Minh: thành công đến sớm



Sinh năm 1983, Quách Kính Minh thuộc lớp nhà văn thế hệ 8X mang sắc thái hiện đại và năng động của văn đàn TQ. Anh nổi lên từ năm 19 tuổi với tiểu thuyết đầu tay Vương quốc ảo.

Liên tiếp ba năm 2003, 2004 và 2005, Quách Kính Minh đều có tên trong bảng xếp hạng 100 nhân vật quyền lực nhất trong làng giải trí TQ. Riêng năm 2005, anh đã xếp vị trí thứ 92 với thu nhập lên đến 1,6 triệu nhân dân tệ, đứng trên cả Lưu Chấn Văn - tác giả tiểu thuyết Điện thoại di động. Vượt qua chín nhà văn trẻ đang được yêu thích nhất tại TQ, anh cũng chính là người giành được quyền chuyển thể bộ phim Vô cực của đạo diễn Trần Khải Ca sang tiểu thuyết.

Báo chí TQ gọi Quách Kính Minh là "nhà văn triệu phú" vì hầu hết những tác phẩm của anh đều ăn khách, với số lượng phát hành rất cao. Ngay đến tiểu thuyết gây dư luận ồn ào Hoa rơi trong mộng, tính đến nay đã bán được hơn 2 triệu bản.

Xôn xao vụ án "Quách Kính Minh đạo văn"

Tháng 11-2003, sau khi phát hành Hoa rơi trong mộng, Quách Kính Minh đã bị nhà văn nữ Trang Dương kiện vì tác phẩm này đã "đạo văn" tiểu thuyết Vòng trong vòng ngoài của cô xuất bản hồi tháng 3-2003. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận, bởi trước đó không lâu, có người cho rằng Quách Kính Minh đã "ăn cắp" khá nhiều ý tưởng trong truyện tranh Nhật Bản Thánh truyện để viết nên tiểu thuyết Vương quốc ảo.

Theo nhận định của báo Thanh Niên Bắc Kinh, đúng là trong Hoa rơi trong mộng có nhiều đoạn, ý, ngôn từ, văn phong và nhất là tính cách nhân vật rất giống Vòng trong vòng ngoài. Có thể xem đó là "hiệu ứng soi gương" khi sự giống nhau nhiều đến mức gần như là... sao chép nguyên xi.

Sau khi thẩm định, Tòa án sơ thẩm TP Bắc Kinh nhận định có đến 12 tình tiết trong Hoa rơi trong mộng giống hoặc gần giống với Vòng trong vòng ngoài và đưa ra phán quyết: Hoa rơi trong mộng đã có sự "đạo văn" của Vòng trong vòng ngoài. Ngày 22-5-2006, Tòa án tối cao TP Bắc Kinh đã công nhận phán quyết của tòa sơ thẩm, buộc Quách Kính Minh cùng nhà xuất bản Gió Xuân bồi thường kinh tế 200.000 nhân dân tệ và bồi thường tinh thần 10.000 nhân dân tệ cho nhà văn Trang Dương, đồng thời ngưng phát hành Hoa rơi trong mộng.

Ngoài ra, tòa yêu cầu Quách Kính Minh và nhà xuất bản Gió Xuân trong vòng 15 ngày phải đăng thông cáo xin lỗi chính thức trên báo Thanh Niên Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cho đến nay Quách Kính Minh và nhà xuất bản Gió Xuân mới chỉ đồng ý bồi thường chứ không chấp nhận xin lỗi và cũng chưa có thái độ gì trước công luận. Trên blog của mình ngày 5-6-2006, hai giờ trước sinh nhật lần thứ 23, Quách Kính Minh lần đầu tiên đưa lên bài viết xung quanh vụ án đạo văn. Anh viết: "Trong từ điển của tôi không có hai chữ "xin lỗi"...".

Trang Dương tiếp tục đeo đuổi vụ án

Đeo đuổi vụ án ba năm ròng, nhà văn Trang Dương cho biết điều cô cần ở Quách Kính Minh là ngưng phát hành tác phẩm Hoa rơi trong mộng và công khai xin lỗi, sau đó mới là vấn đề bồi thường. Song cho đến nay cô chỉ mới nhận được tiền bồi thường của Quách Kính Minh gửi qua tài khoản ngân hàng.

Tuy nhà xuất bản Gió Xuân tuyên bố đã thu hồi sách nhưng chính Trang Dương vẫn mua được một cuốn qua mạng. Bạn bè mách với cô trong một số nhà sách ở Bắc Kinh, người ta vẫn thấy Hoa rơi trong mộng bày bán công khai. Riêng chuyện xin lỗi, khi biết Quách Kính Minh vẫn kiên quyết nói không, ngày 16-6-2006 vừa rồi Trang Dương đã phải dùng đến biện pháp mạnh nhất: đề nghị Tòa án tối cao Bắc Kinh bắt buộc Quách Kính Minh xin lỗi như phán quyết tại phiên tòa phúc thẩm.

Tâm sự với báo chí TQ, Trang Dương cho biết: "Tôi không còn lựa chọn nào khác hơn. Thái độ của cậu ta không chỉ khiến tôi cảm thấy bất mãn mà đó còn là sự coi thường pháp luật".

Trong khi đó, Quách Kính Minh tỏ ra "không hề ân hận". Anh nói: "Tôi đã hao tốn rất nhiều thời gian, tâm trí và sức lực để theo vụ án này suốt ba năm qua. Tôi đã trải qua những ngày mệt mỏi nhất. Chính điều đó đã giúp tôi trưởng thành hơn. Bồi thường và ngưng phát hành Hoa rơi trong mộng vì tôi tôn trọng luật pháp, chứ tôi tuyệt nhiên không bao giờ xin lỗi".

Không xin lỗi, nghĩa là Quách Kính Minh vẫn chưa thừa nhận mình sai và như thế vụ án sẽ tiếp tục gay cấn hơn. Còn độc giả của Quách Kính Minh thì lên tiếng bênh vực "thần tượng", đưa ra những tuyên ngôn bảo rằng văn chương của Trang Dương "không bằng một góc" văn chương Quách Kính Minh, dù cho "đạo văn" thì Quách Kính Minh vẫn thể hiện rõ tài năng của mình (!)... "Sự sùng bái ngu muội rất tai hại, chính điều đó sẽ làm hư một tay viết triển vọng"- mạng Tân Hoa đã kết luận như thế.

ĐƠN DƯƠNG

(Tổng hợp từ Thanh Niên Bắc Kinh và mạng Tân Hoa, Trung Quốc)

tovanhung

Dành sự độc đáo cho hội sách lần 4

Gian hàng Phương Nam luôn được thiết kế riêng các lần hội sách. Ảnh: L.Đ

TTO - Với chủ đề "Sách - tri thức hội nhập và phát triển", Hội sách TP.HCM lần thứ tư quy tụ các đơn vị xuất bản, phát hành từ bắc vào nam góp về những bản sách mới.

Đặc biệt là những chương trình hoạt động nhân tuần lễ hội sách cũng nhằm tôn vinh văn văn hoá đọc....

Nhiều sách mới

Trong hoảng 10 triệu bản sách tại hội sách lần này, các đơn vị tham gia hội sách đều có những chương trình sách đặc biệt.

Nổi bật lần này là công ty văn hóa Phương Nam với loạt sách mới gồm nhiều thể loại: các tựa sách của dòng văn học Ling Lei (Trung Quốc) vừa mua tác quyền và dịch in gồm các tựa: Kẹo (của Miên Miên); Hoa bên bờ và Đảo Tường vy (của An Ni Bảo Bối); Vương quốc ảo (của Quách Kính Minh), Người đàn bà quậy (Trương Kháng Kháng)... Ngoài ra các tác phẩm như Điên cuồng như Vệ Tuệ, Thiếu nữ đánh cờ cây, Búp bê Bắc Kinh.... cũng đang được các NXB tái bản nhân dịp hội sách này.

Tác giả các bài báo và sách y học Nguyễn Ý Đức cũng ra mắt tại hội chợ sách lần này với 5 tập sách Câu chuyện thầy lang bàn sâu sắc cặn kẽ về các vấn đề sức khoẻ trong thời hiện đại. Phương Nam dịp này cũng giới thiệu phần 2 của tập hồi ký Phạm Duy là "Tân nhạc Việt Nam - thuở ban đầu".

Nhà xuất bản Trẻ hướng tới loạt sách vừa mua tác quyền như tập tiểu thuyết Cô đơn trên mạng của tác giả Janusz Leon Wisniewski - nhà văn Ba Lan. Loạt sách NXB Trẻ hợp tác xuất bản với Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng sẽ ra mắt: Để nông dân giàu lên - tập sách của GS. TS Võ Tòng Xuân với những bài viết, nghiên cứu về nông nghiệp và nông dân Việt Nam trong cái nhìn so sánh tương cận với nông nghiệp các nước trong khu vực.

Bạn đọc dự lễ chấm giả sách vàng năm nay. Ảnh: Thuỳ Dung

Các tập sách Góp vào đổi mới, Doanh nhân doanh nghiệp và cải cách kinh tế, Doanh nhân viết là những tựa sách thuộc tủ sách Kinh tế & Phát triển của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, phù hợp với chủ đề của hội sách lần này.

Công ty Phát hành sách TP.HCM góp vào hội sách một loạt 16 tác phẩm sử thi Tây Nguyên đồ sộ, đồng thời đơn vị này sẽ tổ chức giới thiệu nhiều tựa sách mới của các đơn vị xuất bản nước ngoài.

Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách độc đáo của nền văn học hiện đại Anh có tên Biên niên sử về Narnia. Đây là bộ sách được tạp chí Big Reader bình chọn là 1 trong 21 bộ sách được độc giả Anh quốc yêu thích nhất (trong 100 tiểu thuyết thế giới). Một tựa sách gây chú ý của NXB Kim Đồng là Văn Quyến - ngôi sao lầm lạc trong tủ sách thể thao của NXB này. Tập sách giới thiệu Văn Quyến với những thông tin từ một cậu bé chơi bóng bước vào làng thể thao chuyên nghiệp và những sai lầm dẫn đến trượt dài đến chỗ sa vào tội lỗi.

Khối các doanh nghiệp sách tư nhân cũng ráo riết chuẩn bị các tựa sách đặc biệt cho hội sách. Nhà sách Văn Lang sẽ giới thiệu tập sách Các trường phái triết học trên thế giới của David E. Cooper và bộ sách Việt Nam văn minh sử của Lê Văn Siêu viết cách đây 30 năm cũng vừa được in lại có sự chỉnh lý bổ sung. Trong khi đó, nhà sách Quang Minh vừa kịp in một loạt sách kiếm hiệp đường rừng của Hoàng Ly là Một thời ngang dọc và Nữ chú hồ Ba Bể.

Gian hàng của nhà sách Khai Trí trong lần hội sách trước. Ảnh: L.Đ

Và các chương trình đặc biệt

Tinh thần hướng đến bạn đọc được NXB Trẻ thể hiện bằng việc lần đầu tiên bố trí 3 phòng đọc sách miễn phí tại lầu 1 trong suốt các ngày diễn ra hội sách.

Và mỗi đơn vị tham gia hội sách đều muốn xuất hiện trước công chúng TP.HCM bằng các chương trình riêng, theo hướng kết nối bạn đọc với những người làm sách, với cả các nhân vật trong sách.

Cố gắng đáng kể của Phương Nam Corp là mời được ông Kenneth J. Herrmann, JR tham dự một buổi giao lưu vào lúc 15g ngày 21-3. Người cựu binh Mỹ bao năm nay quen thuộc với bạn đọc Việt Nam khi xuất hiện trên các diễn đàn quan hệ Việt - Mỹ với những vận động tư thiện nhân đạo, hỗ trợ vụ kiện chất độc da cam... nay lần đầu tiên giao lưu với công chúng tại hội sách TP.HCM.

Nhạc sĩ Phạm Duy và giáo sư Trần Văn Khê cũng được mời giao lưu với chủ đề âm nhạc truyền thống Việt Nam và tân nhạc Việt Nam - thở ban đầu.

Bên cạnh đó, NXB Tổng hợp TP.HCM tổ chức giao lưu với anh hùng tình báo Nguyễn Văn Thương - người từng bị CIA cưa chân 6 lần.

Cuộc thi Những quyển sách vàng đã có kết quả và sẽ ra mắt bạn đọc như những tập sách độc đáo của người chơi sách tại phòng 211; đồng thời những hình ảnh và kết quả của cuộc thi tủ sách Gia đình cũng được trưng bày tại sảnh lầu 2.

Hội sách còn là dịp để các công ty, các NXB nước ngoài làm quen với thị trường Việt Nam. Dịp này nhà xuất bản Macmillan tổ chức hội thảo chủ đề "Tự điển và truyện đọc", NXB Peason tổ chức giới thiệu tác phẩm mới "Market Leader", NXB Oxford hội thảo 2 buổi về "Giáo trình Anh ngữ", và NXB Tri Thức tổ chức buổi tọa đàm về tủ sách tinh hoa và quỹ dịch thuật Việt Nam.

NXB Trẻ tổ chức lễ ký kết hợp đồng tác quyền "sử dụng tác phẩm có thời hạn" với các tác giả: nhà thơ Lê Giang, nhà văn Mạc can và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.

Các nhà văn cũng xuất hiện trước công chúng trong những chương trình giao lưu: nhà văn Nguyễn Đông Thức sẽ giới thiệu loạt sách mới tái bản của mình trong chương trình giao lưu chiều 22-3 và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ lại kể chuyện xung quanh bộ sách và bộ phim Kính Vạn Hoa trong chương trình do NXB Kim Đồng tổ chức vào đêm 25-3.

Hội sách lần này có thiết kế một chương trình hội sách thiếu nhi theo chỉ đạo của UBND TP tại nhà thiếu nhi với các chương trình thi vẽ tranh theo sách và kể chuyện theo sách, phục vụ sách và vui chơi vào ngày 25-3.

Ngoài ra, ban tổ chức có dành một gian hàng giới thiệu các sách và hoạt động của các lãnh sự quán Anh, Mỹ và Hiệp hội Xuất bản của các nước Đông Nam Á.

Tất cả các đơn vị tham gia trong ba ngày đều đồng loạt giảm giá 10% trên các sách, và 3 ngày sau thì mỗi đơn vị sẽ có các chương trình giảm giá riêng. Như công ty Phương Nam đưa ra chương trình giảm giá "Giờ vàng": khách hàng mua sách tại gian hàng Phương Nam trong khoảng thời gian từ 16g30 đến 18g30 mỗi ngày sẽ được giảm giá ở mức 30%.

LAM ĐIỀN

Nhà văn triệu phú trẻ dính nghi án đạo văn mới

TPCN - Theo website của Hội Nhà văn Trung Quốc ngày 25/6 thì nhà văn trẻ Quách Kính Minh - người đang là thần tượng của giới trẻ nước này lại dính vào vụ bê bối mới.

Quách Kính Minh

Trong khi sóng gió của vụ tiểu thuyết "Hoa rơi trong giấc mộng" bị kết án đã " " nhiều đoạn trong cuốn "Vòng trong vòng ngoài" của Trang Vũ hãy chưa yên, thì mấy ngày gần đây đã có dư luận tố giác Quách đã ăn cắp ý tưởng và sao chép một cuốn truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản để viết thành tiểu thuyết của mình.

Trên nhiều diễn đàn truyện tranh (Manga) của Trung Quốc đã xuất hiện ý kiến nêu rõ: Trong cuốn tiểu thuyết "1995 - 2005, Hạ chí chưa đến" của Quách Kính Minh xuất bản tháng 2/2005, bối cảnh, lai lịch xuất thân và tính cách của nhân vật chính Ngộ Kiến đã được sao chép từ Nana, nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng "NANA" của nhà văn Nhật Bản Thỉ-Trì-ái (tên âm Hán).

Trước sự nghi ngờ của các dân mạng, Quách Kính Minh vẫn giữ im lặng. Khi phóng viên liên lạc được với Quách qua điện thoại thì anh ta từ chối trả lời phỏng vấn, cũng từ chối trả lời câu hỏi "đã xem tác phẩm "NANA" hay chưa?".

Tuy nhiên, có dân mạng phân tích: Quách Kính Minh rất thích các tác phẩm của Lạc Lạc, mà Lạc Lạc thì lại thích nhất là truyện tranh của Thỉ-Trì-ái nên có lẽ anh ta đã xem "NANA" và cũng rất thích nên đã "mượn" tính cách của các nhân vật trong truyện.

Lan Hương

"Bi thương" - tiểu thuyết trưởng thành của Quách Kính Minh

Tác phẩm mới của Quách Kính Minh- tiểu thuyết Bi thương ngược dòng thành sông được Nhà xuất bản văn nghệ Trường Giang của Trung Quốc phát hành toàn quốc vào cuối tháng 4, đến nay đã đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu.

Quách Kính Minh

Một nhà xuất bản danh tiếng của Nhật Bản cũng quyết định xuất bản "Bi thương" tại Nhật.

Ngày 13-5 vừa qua, nhà xuất bản văn nghệ Trường Giang đã tổ chức hoạt động ký bán sách tại thành phố Bắc Kinh. Trong vòng 3 tiếng, Quách Kính Minh đã ký bán trên 4000 quyển tiểu thuyết này.

Tác giả trẻ này cho biết, đây là tác phẩm được viết sau ba năm im lặng, là bước thay đổi của anh từ văn học thanh xuân sang văn học trưởng thành.

Trong vòng 3 tiếng, Quách Kính Minh đã ký bán trên 4000 quyển tiểu thuyết

Tiểu thuyết mang tên Bi thương ngược dòng (trở) thành sông (tên tiếng Anh là Sorrow's reflux leading (or making) to a river ), bởi nó chính là một bi kịch. Dường như chính cái chết đã cắt đứt dòng chảy của dòng sông. Rất nhiều dòng sông bỗng chốc chảy ngược dòng. Lấy ý tưởng từ đó, Quách Kính Minh đã kể về bi kịch tình yêu của bốn học sinh trung học.

Câu chuyện tình quá bi kịch, nên có độc giả cho rằng Quách Kính Minh đã khuyếch đại mâu thuẫn giữa các học sinh trung học. Quách Kính Minh giải thích: "Bi kịch đấy tuyệt nhiên không diễn ra trong thời trung học của tôi, nhưng một vấn đề không thể bỏ qua là, học sinh ngày nay càng ngày càng trở nên thành thục, già dặn; học sinh cấp 2 ngang bằng với học sinh cấp 3 trước đây, học sinh cấp 3 lại ngang bằng với sinh viên ngày trước. Trong quan hệ giao tế lạnh nhạt, họ chỉ biết nghĩ đến mình, tấm lòng cảm kích trong họ ngày càng suy giảm, hận thù và hành động nổi loạn lại ngày càng gia tăng. Khi sự tình phát triển đến cực điểm, thì việc phát sinh bi cực cũng là điều tất yếu, giống như nước chảy tất sẽ thành mương".

Một tiểu thuyết thanh xuân tàn khốc

Bìa tiểu thuyết Bi thương ngược dòng thành sông

Như lời giới thiệu của Quách Kính Minh, Bi thương ngược dòng thành sông không chỉ thể hiện câu chuyện tình tàn khốc, mà còn chạm đến những vấn đề sâu xa khác, "có phần nội dung nói về quan hệ giữa sự tín nhiệm và được tín nhiệm, về cách biểu hiện thân tình và sự mưu tính hại nhau giữa các nữ sinh trung học, cũng như căn nguyên của sự mâu thuẫn...Tình yêu là chủ đề xuyên suốt, nhưng tất cả những gì tác phẩm muốn nói không chỉ là tình yêu. Tôi cảm thấy có thể xem đây là cuốn tiểu thuyết trưởng thành, hoặc là một tiểu thuyết thanh xuân tàn khốc".

Quách Kính Minh cho rằng, mỗi cuốn tiểu thuyết đều biểu hiện tâm trạng và suy nghĩ hiện tại của anh. Mỗi độ tuổi một lối tư duy. Trước đây, anh viết về đề tài trường học và đặt bản thân mình vào trong đấy; nay anh đã trở thành người "ngoài cuộc", nên anh có cái nhìn khách quan hơn, phóng khoáng hơn. Anh nói: "Tôi hy vọng thông qua cuốn tiểu thuyết này, học sinh trung học hiểu được thế nào là nuôi dưỡng tuổi thanh xuân và quý trọng sinh mệnh của chính mình. Thời gian đi học tôi cũng thường cảm thấy buồn, thấy mình rất bất hạnh, nhưng nếu đã xem qua câu chuyện bi kịch này, bạn sẽ biết thực ra mình vẫn còn may mắn, bởi có rất nhiều người thật sự bất hạnh hơn".

Giống như những tác phẩm trước đây của Quách Kính Minh, Bi thương ngược dòng thành sông sử dụng ngôn ngữ tinh tế, cảm tính và uyển chuyển. Nhưng khác ở chỗ, nó là một tiểu thuyết đúng nghĩa, vận dụng ngôn ngữ thi hóa với ngữ điệu lúc cao trào lúc ôn hòa, ngữ cảm giàu tiết tấu và có tính đột phá mạnh.

Dao và kim trong tiểu thuyết của Quách Kính Minh

Có độc giả cho rằng, các tác phẩm trước đây của Quách Kính Minh như Vương quốc ảo, Tay trái bóng hình, tay phải tháng năm... phần lớn tràn ngập bầu không khí tối tăm, mềm mại, ủy mị, thỉnh thoảng chen vào những tình tiết trong sáng. Tiểu thuyết mới Bi thương ngược dòng thành sông bỗng chốc kéo người ta vào sự u buồn, ngột ngạt và đầy thương cảm đến không lối thoát. Sự thay đổi phong cách này khiến những ai đã quen với những tác phẩm trước đây của anh khó tiếp nhận ngay.

Về sự thay đổi phong cách, Quách Kính Minh giải thích: "Tiểu thuyết này tập trung tất cả những gì tôi sở hữu, tâm trạng và lối suy nghĩ tiêu cực đều được phơi bày. Cảm giác mà nó mang lại cho bạn không hẳn sẽ làm bạn khóc, nhưng chắc chắn rằng bạn thấy tâm trạng mình bị kìm nén, không sao giải tỏa. Đó cũng chính là tâm trạng của tôi khi sáng tác".

Sau ba năm im lặng, anh hy vọng độc giả có thể nhận ra sự thay đổi của anh trong cuốn tiểu thuyết mới này. "Những tiểu thuyết trước đây mang lại cho bạn cảm giác như bị dao cứa mạnh vào da, nỗi đau đến thật đột nhiên. Nhưng Bi thương ngược dòng thành sông mang lại nỗi đau như cây kim không ngừng xoáy vào da, cho đến khi cắm sâu vào thần kinh của bạn".

24ThoiSu (Theo Tuổi Trẻ/ wenxue.tom )



Nhà văn 8X Trung Quốc - thế hệ vàng xỉn màu

Tưởng Phương Chu sinh năm 1989 và xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay "Rainbow Rider" (Người cưỡi cầu vồng) từ năm ngoái. Trong một cuộc phỏng vấn, tác giả trẻ này cho biết, cô không thích bị gọi là nhà văn 8X bởi đó là một "cái mác đáng hổ thẹn".

Ảnh: Thế hệ nhà văn 8X Trung Quốc: Hàn Hàn, Teddy Carey, An Ý Như và Quách Kính Minh (trái - phải, trên - dưới).

Khái niệm "nhà văn thế hệ 80" - 8X là một cụm từ được sử dụng thường xuyên trong tiếng Trung, dùng để chỉ một thế hệ nhà văn tân binh sinh ra trong những năm 1980 - tác giả của khá nhiều tác phẩm có giá trị trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thế hệ này đang phải gánh chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhà văn tiền bối, một phần vì thành công đến với họ quá nhanh chóng, chỉ sau một đêm tỉnh giấc, họ đã có cả tiền tài lẫn danh vọng. Kịch liệt phản đối mọi nghi ngờ cho rằng, nguyên nhân của các đợt công kích này xuất phát từ sự ghen tỵ, các bậc lão làng buộc tội thế hệ trẻ đang sản sinh ra những tác phẩm văn chương kém chất lượng để kiếm chác. Tình hình ngày càng trở nên xấu đi khi trên thị trường xuất hiện không ít tác giả ăn theo.

Quách Kính Minh là một ví dụ điển hình. Năm ngoái, anh bị phát hiện đạo văn tác phẩm của người khác và vi phạm bản quyền. Nhưng sau khi bị yêu cầu bồi thường 200.000 NDT, Quách vẫn cứng đầu không chịu xin lỗi và công khai thừa nhận hành vi "ăn cắp" của mình. Điều này khiến cho dư luận vô cùng bất bình. Nhưng không vì tiếng xấu ấy mà Quách vĩnh viễn không ngóc đầu lên được, tác giả 24 tuổi này tiếp tục ra mắt Top Novel (Tiểu thuyết hàng đầu) - tạp chí văn học hàng tháng - từ tháng 11 năm ngoái.

Năm 2006, An Ý Như - một tác giả 8X khác cũng dính vào sự cố đạo văn. Vụ việc được một tờ báo ở Bắc Kinh phát giác. An từng xuất bản 3 cuốn sách phân tích thơ cổ Trung Quốc. Nhưng cô bị phát hiện ăn cắp tác phẩm của một giáo viên ở tỉnh Sơn Đông - người đã tung lên mạng và blog rất nhiều bài tiểu luận về thơ ca Trung Quốc cổ.

Hàn Hàn, một trong những nhà văn hàng đầu Trung Quốc đã tiêu thụ được hàng triệu bản sách cũng không muốn bị dán nhãn "nhà văn 8X". Cùng quan điểm như Trương Duyệt Nhiên, Hàn Hàn cho rằng, thật lố bịch khi đi xếp loại nhà văn dựa vào ngày tháng năm sinh của họ.

Năm 2004, Trung Quốc có khoảng 1.000 nhà văn 8X xuất bản tác phẩm, 100 người trong số họ ít nhiều giành được những thành công nhất định. Đến nay, chỉ 10 nhà văn còn trụ lại.

Nguyên nhân của sự thoái trào này là gì?

Năm ngoái, nhật báo Nam Kinh đã tiến hành khảo sát về hiện tượng này. Kết quả cho thấy, 90% số nhà văn bỏ nghề viết. 70% viết ít đi để cộng tác với các nhà xuất bản hoặc đi viết thuê với thu nhập 1.000-2.000 tệ mỗi tháng (130-250 USD). Một nhân viên Nhà xuất bản Văn học và Nghệ thuật Hồ Nam thừa nhận, nếu thị trường không o bế các tác giả 8X, giới xuất bản sẽ chẳng để mắt đến họ làm gì.

Và cái vòng luẩn quẩn khởi phát từ đó. Thiếu sự hậu thuẫn và tung hô của các nhà xuất bản, độc giả không còn mấy quan tâm tới các nhà văn trẻ, ngay cả với những người đã vô cùng nổi danh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Hội nhà văn Trung Quốc diễn ra vào tháng 11/2006, không một nhà văn 8X nào được mời.

"Tôi không quan tâm đến những hội đoàn chính thức của các nhà văn. Tôi cũng chẳng để tâm xem các bậc tiền bối có chấp nhận mình hay không. Thói hình thức chủ nghĩa của họ không khiến tôi e ngại. Tôi chỉ dùng ngôn ngữ để ghi lại cuộc đời mình và tìm đến những độc giả có thể hiểu và sẻ chia. Mỗi loại hình văn học có một đối tượng độc giả riêng", Teddy Carey, một nhà văn mới 24, nói.

Anh xuất bản cuốn tiếu thuyết đầu tay Những chàng trai cừ khôi năm 2005 và sắp sửa ra mắt cuốn thứ hai.

Thái độ bất cần này không chỉ có ở Teddy Carey. Hàn Hàn là một ví dụ điển hình khác. Khi nhà phê bình nổi tiếng Trung Quốc Bách Hoa viết lên blog những bài phê bình không mấy thiện chí về Hàn Hàn và những nhà văn cùng thế hệ với anh, Hàn đã lập tức phản đòn. Hàn Hàn tung ra một loạt bài viết gay gắt và có phần tục tĩu, gọi nền văn học cũ Trung Quốc là "vô nghĩa và thối nát". Anh còn khẳng định, các nhà văn lớn tuổi đang cản đường thế hệ trẻ. Cuộc tranh luận tiếp diễn và nổ ra ngày càng lớn khi có thêm nhiều thủ lĩnh trẻ nổi tiếng từ các lĩnh vực khác như điện ảnh, âm nhạc nhảy vào cuộc. Và sự kiện gây chấn động đó từng được coi là một hiện tượng nổi bật trong đời sống văn hóa Trung Quốc năm qua.

Cuối cùng, Bách Hoa phải đóng cửa blog vĩnh viễn. Hàn Hàn thắng và được coi là một anh hùng vì đã dám đứng lên chống lại cái cũ, cái truyền thống và những quyền lực đã ổn định. Nhưng mỉa mai thay, sau khi được "xưng hùng", Hàn cũng lạnh lùng luôn với văn chương. Anh trở thành một tay đua xe bán chuyên nghiệp. Anh còn tập tọng làm ca sĩ và thiết kế blog ngoài giờ.

Nguyên nhân dẫn đến những lộn xộn liên quan đến văn đàn 8X có phần trách nhiệm của các nhà xuất bản. Họ đã tung hô rầm rộ các nhà văn trẻ, khiến họ ảo tưởng về sự nghiệp, phóng đại giá trị của một trào lưu văn học dù thực tế, những tác phẩm có giá trị xuất hiện không nhiều.

Lưu An, nhà phê bình văn học, biên tập viên New Star (Ngôi sao mới) tỏ ra bi quan về tương lai của nền văn học: "Hiện nay, thị trường sách chỉ quan tâm đến những hiệu quả trước mắt chứ không coi trọng hiệu quả dài lâu. Các nhà xuất bản "xun xoe" độc giả bằng cách chạy theo thị hiếu tầm thường còn chất lượng sách, nhìn chung, đang suy giảm. Ngày trước, một cuốn sách cần mất đến 1 năm để biên tập, in, nhưng bây giờ, nhiều cuốn được "đẻ non" sau chỉ một hoặc hai tháng. Đó là một việc làm ngu ngốc".

"Trong số 200.000 đầu sách xuất bản mỗi năm, chỉ có khoảng 1-5% có chất lượng tốt. Độc giả phải tự mình tìm ra những tác phẩm có giá trị", cô nói thêm.

Trương Duyệt Nhiên là nhà văn đầu tiên thuộc thế hệ 8X tự phản tỉnh chính mình: "Trước khi hiểu ra mọi chuyện, tôi đã được coi là một 'ngôi sao'. Tất cả những tác phẩm trước đây của tôi được dẫn dắt bởi những lời giới thiệu phô trương và ồn ã. Rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ tôi đã lên sẵn kế hoạch lăng xê, quảng bá mà không thèm quan tâm đến hậu quả... Liệu có ai trong số chúng tôi nhận ra rằng, con đường này sẽ chẳng bao giờ dẫn chúng tôi đến với văn học đích thực. Chúng tôi là công cụ thương mại ột số người khai thác để kiếm tiền. Chúng tôi đang trở thành vật giải trí để báo chí và các nhà phê bình chọc ngoáy. Cuối cùng, chắc chắn chúng tôi tự dẫn mình đến chỗ tự sát: tiếp tục đẻ ra những thứ vô nghĩa được vinh danh; tham dự rất nhiều trò chơi, nhưng không có trò nào liên quan đến văn chương đích thực".

Còn An Ý Như, dù đã tan nát trong tai tiếng, vẫn tiếp tục bảo vệ các nhà văn 8X. Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, cô nói: "Báo chí không nói tốt về thế hệ 8X, nhưng nói chung, họ cũng không làm gì quá xúc phạm. Những gì các nhà văn trẻ viết ra có thể không mẫu mực nhưng độc giả trẻ yêu thích. Thế thì còn tốt hơn là để bọn trẻ hút thuốc, uống rượu và la cà quanh các quán bar".

Đâu là tương lai của các nhà văn thế hệ 8X?

Một số ý kiến cho rằng, đội ngũ này sẽ vẫn tiếp tục lớn mạnh, nếu không, họ sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi một vụ mùa mới thế hệ 9X. Bằng chứng là cậu bé 13 tuổi người Thành Đô, Tang Chao, đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm ngoái, trở thành hội viên trẻ nhất của Hội nhà văn Tứ Xuyên.

Trong quan niệm của phương Tây, cụm từ 8X không có mấy ý nghĩa. Khác với ở Trung Quốc, văn nghệ sĩ phương Tây được đánh giá bởi tài năng và tầm ảnh hưởng chứ không bởi tuổi tác hay thế hệ.

Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, những nhà văn trẻ như Zadie Smith và Christopher Paolini cũng dành được sự chú ý của dư luận nhưng với những nguyên nhân khác.

Paolini, 23 tuổi, đang viết cuốn cuối cùng trong bộ ba Inheritance. Cuốn đầu tiên, Eragon đã được dựng thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của Edward Speelers và Jeremy Irons. Paolini xuất bản cuốn Eragon khi mới 19 tuổi. Tuy thành công này đến khi Paolini còn rất trẻ nhưng các nhà phê bình và độc giả phương Tây không lăm lăm cầm một ngọn roi trong quá trình thưởng thức tác phẩm của anh. Và giới xuất bản cũng không tung hô một cách thái quá.

Còn tại Anh, Zadie Smith lần lượt ẵm hết giải thưởng này đến giải thưởng khác. Sinh năm 1975, cô đã được coi là một đại diện không thể thiếu của thế hệ các nhà văn trẻ ở nước này.

Mang trong mình dòng máu Jamaica và Anh, Smith mang đến những trang viết thể hiện một nước Anh đa văn hoá và đầy sức sống mới. Cô được nhiều nhà phê bình đánh giá là một cây bút quan trọng của văn đàn Anh hiện nay.

So sánh vị thế của các nhà văn trẻ Trung Quốc và những đồng nghiệp của họ ở phương Tây, có thể rút ra vài điểm cơ bản. Rõ ràng là lượng sách phát hành ồ ạt tại Trung Quốc khiến việc đãi gạo từ đống trấu càng đặc biệt khó khăn.

Vì vậy, những nhà văn 8X chỉ có chút tài mọn ở Trung Quốc hoặc phải cố gắng gấp đôi để tự lăng xê, quảng cáo mình, hoặc trông chờ vào vận may tìm được một nhà xuất bản bao thầu cho tất cả những công việc bếp núc đó. Trong khi, với các nhà văn chưa nổi ở phương Tây, để bản thảo của mình lọt vào kế hoạch in ấn của một nhà xuất bản nào đó, họ phải chứng mình được tác phẩm của mình ưu tú hơn vô số những sản phẩm khác.

Kết luận thích hợp nhất cho bài viết này có lẽ là câu nói của nhà văn Jules Renard: "Viết văn là một nghề mà ở đó, bạn phải liên tục chứng minh được tài năng thiên bẩm của mình trước những kẻ không sở hữu được tài năng đó".

Nguồn: china / eVăn

Văn học Trung Quốc hiện "là một đống rác"(?)

Gần đây, sau khi trên các trang web lớn của Trung Quốc (TQ) đăng tải dòng tin "Giáo sư Hán học người Đức gọi văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi", ngay lập tức có một trận mưa bão những bài đáp trả... Điều này giáo sư Hán học Đại học Bonn, Đức Wolfgang Kubin không thể ngờ đến. Kubin là một trong những nhà Hán học nổi tiếng nhất nước Đức, và đặc biệt có uy tín trong lĩnh vực giới thiệu và nghiên cứu văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc. Ông có rất nhiều bạn bè ở TQ, và họ đều nói "Lão Cố" là một đại sư Hán học cẩn trọng, uyên bác và nghiêm túc. Vậy ông có thể nói những lời gây "sốc" như báo chí đưa tin hay không? Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn giáo sư này của báo "Tiếng nói nước Đức".

Xin chào giáo sư Kubin. Gần đây, tại Bắc Kinh đã diễn ra Đại hội Hội nhà văn (HNV) Trung Quốc và nhà văn Thiết Ngưng đã được bầu làm Chủ tịch Hội, đây là vị Chủ tịch Hội Nhà văn TQ thứ ba, sau Mao Thuẫn và Ba Kim. Nghe nói khi ấy ông cũng đang ở TQ. Ông nghĩ thế nào về chuyện này?

Khi đó đúng là tôi ở TQ. Tôi không rõ lắm về chuyện này, có thể nói rằng, tất cả những nhà văn TQ mà tôi quen biết đều không coi trọng HNV. Đối với những nhà Hán học như chúng tôi, HNV có thêm một Chủ tịch mới không thành vấn đề.

Nói như vậy có nghĩa là, chủ tịch mới của HNV không cần thiết phải nổi tiếng nhất giống như Mao Thuẫn hay Ba Kim, nói cách khác là không phải người danh tiếng nhất, phải vậy không?

Cái HNV này không hề có chút hữu ích hay điểm tốt nào. Ở TQ đại lục, bạn có thể hỏi tất cả mọi nhà văn, sẽ không có ai chủ động nói về HNV, không có ai, một người cũng không có. Nếu là một nhà văn TQ chân chính, anh ta chắc chắn không cần vào HNV. Nếu như sau khi anh ta vào mới trở thành một nhà văn vĩ đại, anh ta quả là có vấn đề. Thông thường mà nói, một nhà văn hay không thể duy trì được bất cứ quan hệ nào với HNV.

Nghe nói gần đây ông có viết một báo cáo, về những vấn đề tồn tại của văn học Trung Quốc thế kỷ 21. Ông có thể quy nạp về đại thể những nội dung trong báo cáo của ông hay không, nói cách khác, mấy năm nay, văn học TQ đang tồn tại những vấn đề gì?

Tôi chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề còn tồn tại của văn học TQ thế kỷ 20 mà bản thân tôi cảm thấy. Ví dụ, nếu như chúng ta có thể lấy mốc 1949 để phân giới nhà văn TQ, thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, những nhà văn TQ trước năm 49 đều giỏi ngoại ngữ. Trương Ái Linh, Lâm Ngữ Đường, Hồ Thích... đều có thể viết văn bằng ngoại ngữ. Một số nhà văn giỏi nhiều ngoại ngữ, ví như Lỗ Tấn. Sau 1949, về cơ bản, bạn không thể tìm được một nhà văn TQ nào biết ngoại ngữ cả. Bởi vậy anh ta không thể nhìn lại tác phẩm của mình từ một hệ thống ngôn ngữ khác. Ngoài ra anh ta cũng không thể đọc được các tác phẩm ngoại văn. Anh ta chỉ có thể tiếp cận với những tác phẩm nước ngoài đã được dịch sang tiếng Trung. Bởi vậy, sự tìm hiểu và hiểu biết của nhà văn TQ về văn học nước ngoài cực kỳ kém, kém vô cùng. Trước năm 1949, không ít nhà văn cho rằng, học ngoại ngữ là cách để làm phong phú ngòi bút của mình. Nhưng nếu bạn hỏi một nhà văn TQ (hiện nay) vì sao không học ngoại ngữ, anh ta sẽ nói, ngoại ngữ chỉ có thể phá hoại tiếng mẹ đẻ của tôi. Tại sao sau năm 1949, TQ lại không có một nhà văn vĩ đại nào, tại sao những nhà văn này chắc chắn không thể sánh được với các nhà văn trước năm 1949? Vấn đề là ở đây, và đây thực sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Theo ông thì đó là vấn đề duy nhất hay đó là vấn đề chủ yếu?

Đó là vấn đề lớn nhất. Các nhà văn TQ khi ra nước ngoài phải hoàn toàn dựa vào những nhà Hán học chúng tôi, họ không thể nói được dù chỉ một câu tiếng nước ngoài. Hoàn toàn ỷ lại chúng tôi...

Ông có tìm hiểu về những tác phẩm mới xuất bản gần đây của TQ, ví dụ như "Lang đồ đằng" (Totem sói)?

Đối với người Đức chúng tôi, "Lang đồ đằng" thuộc chủ nghĩa phát-xít. Cuốn sách này làm TQ bẽ mặt.

Còn một số tác phẩm của các tác giả khác, ví dụ như của các "nhà văn mỹ nữ", như Miên Miên, Vệ Tuệ?

Nực cười. Đó không phải văn học, đó là rác.

Vậy thì theo ông, ở TQ những năm gần đây có còn văn học tương đối đúng với ý nghĩa của nó?

Về thơ thì vẫn còn. TQ có một số nhà thơ đáng nể. Ví dụ như Âu Dương Giang Hà, Tây Xuyên và Địch Vĩnh Minh... Vẫn còn nhiều người khác nữa. Điều này là chắc chắn.

Nhưng hiện nay TQ đang thảo luận vấn đề "phải chăng thơ ca đã chết?". Ông thấy thế nào?

Thơ ca làm sao có thể chết được? Nếu ở TQ chết, thì cũng được, cứ để cho nó chết ở TQ đi, ở Đức, nó vẫn "sống". Nếu như có một nhà thơ TQ đến Đức, chúng tôi sẽ giúp anh ta tổ chức hội thơ, đọc thơ, chắc chắn sẽ có 50, 100 người đến, chúng tôi khẳng định sẽ ra tập thơ cho họ. Nhà văn đương đại TQ xuất bản thi tập ở Đức rất nhiều. Thơ ca TQ ở Đức không thể chết được.

Thơ ca TQ hiện nay, so với thời kỳ những năm 1980 với Bắc Đảo, Dương Luyện thì sao, theo ông?

Rất khó để so sánh, nhưng tôi thấy rằng bất luận là nhà thơ của những năm 1980 hay 1990 đều không tồi, họ đều có tầm nhìn riêng, có ngôn ngữ riêng... Cá nhân tôi cũng đặc biệt yêu thích thế hệ của Bắc Đảo. Nhưng tôi khá già rồi, vì thế, tôi cũng phải nghĩ tới những độc giả trẻ. Độc giả trẻ có lẽ thích đọc những đại biểu của thập niên 90. Ví dụ như Vương Gia Tân, Âu Dương Giang Hà, Địch Vĩnh Minh...

Hiện nay ở TQ, HNV đưa ra một kế hoạch, trong đó nói rằng phải dịch 100 tác phẩm TQ ra tiếng nước ngoài, để văn học TQ bước một bước dài ra với thế giới. Ông thấy kế hoạch này thế nào, có ý nghĩa không?

Kế hoạch này có lẽ có ý nghĩa đối với nước Mỹ, với Đức thì cơ bản là không. Vì chúng tôi đã dịch hầu như tất cả các tác phẩm văn học TQ ra tiếng Đức rồi. Về cơ bản, nhà văn TQ, bất kể thời đại nào, tác giả nào cũng có bản dịch tác phẩm của mình ở Đức. Bởi vậy, chúng tôi không cần sự giúp đỡ này. Nhưng Mỹ thì khác, họ chắc chắn rất cần, vì họ dịch khá ít.

Hiện nay kinh tế TQ phát triển rất nhanh, nhiều người nói rằng, trong vòng 30-40 năm nữa, về kinh tế, TQ sẽ thay thế địa vị của Mỹ. Thế kỷ vừa qua, nước Mỹ phồn vinh, phát đạt và có ảnh hưởng lớn tới thế giới không chỉ riêng kinh tế, mà cả về văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc đại chúng... rất nhiều phương diện khác nhau. Theo ông, văn học TQ cũng sẽ phát triển nhanh chóng để phù hợp với địa vị kinh tế của họ chứ?

Điều này phải xem người TQ, bởi vì, coi thường văn học TQ, văn hóa TQ nhất không phải là người nước ngoài chúng tôi, mà chính là bản thân người TQ. Vấn đề nằm ở chính bản thân họ, người TQ căn bản không dành cho văn học và văn hóa của mình một địa vị nào.

Điều này nên lý giải thế nào? Tại sao người TQ không cho văn học của họ một địa vị?

Tôi sẽ cho bạn một ví dụ rất đơn giản được chứ? Năm ngoái tôi có phát biểu ở Đức về lịch sử văn học TQ thế kỷ 20. Các trí thức TQ, bạn bè của tôi, trong đó có cả những nhà văn, khi biết tôi đang viết về văn học sử, tất thảy đều nói, anh đừng viết, chả có gì hay ho đâu, toàn rác rưởi cả.

Nói cách khác thì họ tự coi thường bản thân, hoặc giả, coi thường lẫn nhau?

Đúng, bạn nói rất đúng, coi thường lẫn nhau.

Khi Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel văn học, phản ứng không tốt ở TQ khá nhiều. Có phải chính là ý này? Theo ông, TQ còn có thể đoạt giải Nobel văn học nữa không?

Giải Nobel văn học là thứ yếu. Ai viết không hay thì mới mong có thể nhận giải. Nếu viết được thì cả đời chẳng cần hy vọng (giải) gì. Vì vậy, cái giải Nobel văn học cũng chỉ là rác rưởi mà thôi.

Nếu như được nói với các nhà văn TQ vài câu, ông sẽ nói gì?

Trước tiên họ nên nắm vững tiếng mẹ đẻ của họ. Tiếng Trung của đại bộ phận nhà văn TQ là không giỏi. Ngoài ra, họ nên học cho tốt trước, và lựa chọn cho tốt phương pháp viết. Về phương diện này, vấn đề của các nhà văn TQ rất lớn. Nhưng, cũng có thể, vấn đề cơ bản nhất là ý thức của họ rất có vấn đề, tầm mắt của họ rất có vấn đề, giống như họ đang bị mắc kẹt trong một căn phòng nhỏ, không dám mở mắt ra nhìn thế giới. Vì vậy cho tới giờ, TQ vẫn chưa có tiếng nói riêng của mình, nhìn từ góc độ văn học, không có. Nước Đức đi tới đâu cũng có nhà văn, họ đại biểu cho nước Đức, đại biểu cho người Đức để trò chuyện. Vì thế chúng tôi có giọng của nước Đức. Nhưng giọng của TQ thì ở đâu? Không có. Không tồn tại. Gan của nhà văn TQ quá nhỏ, hầu như không có.

Nói cách khác, người như Lỗ Tấn bây giờ không có?

Đúng vậy. Lỗ Tấn vốn có những đặc tính tiêu biểu. Bây giờ bạn nhìn hộ tôi xem có nhà văn TQ nào như thế không? Không có.

Tình trạng này có quan hệ gì với hoàn cảnh của TQ không? Nói cách khác, có hay không sự khống chế hình thái ý thức?

Cũng có thể. Nhưng không nên kêu rằng điều kiện khách quan không cho phép. Tôi nghĩ rằng một nhà văn TQ không nên cứ nói điều kiện lịch sử không cho phép tôi thế này thế kia, tôi thấy nực cười. Bởi, nếu như anh ta là một nhà văn chân chính, anh ta không cần nghĩ đến tương lai anh sẽ vấp phải khó khăn gì, anh ta nên trò chuyện, nói bằng giọng riêng của mình như Lỗ Tấn và Lâm Ngữ Đường trước kia từng làm.

Từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, ông cho rằng những ai trong số các nhà văn TQ có thể coi là vĩ đại?

Nói cái này bây giờ e rằng quá sớm. Bạn cần phải có một khoảng cách ít nhất 50 năm, mới có thể nhìn lại, để xem ai tương đối vĩ đại, nếu như thật sự có. Lỗ Tấn chắc chắn là một nhà văn vĩ đại. Trước năm 1949 còn có những người khác. Sau năm 1949 đến nay chắc chắn không có.

Bắc Đảo, Cao Hành Kiện cũng không phải?

Cao Hành Kiện? Nực cười! Bắc Đảo thì có thể suy nghĩ. Vì anh ta là người dũng cảm. Nhưng bạn đừng quên, anh ta mới 50 tuổi.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Tia sáng

Quách Kính Minh: Thiên tài hay "Vua đạo văn"

N

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Vương Quốc Ảo

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook