Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 7: Thủy tinh

Tran Tuan

14/11/2019

- Ê Sóc, chân mày còn nhiều cát quá kìa. – Một đứa nhóc lên tiếng

Sóc nghe thế liền dụi chân cho cát rơi xuống. Hãn trong đầu lóe lên một ý. Hắn tiến lại nhặt một vài hạt cát rơi từ dưới chân Sóc lên. Chợt mắt hắn mở to rồi chạy một mạch ra biển. Đám Sóc thấy thì không hiểu chuyện gì liền gọi

-Mày đi đâu đấy?

Hãn không trả lời mà cứ chạy. Đám nhóc thấy tò mò lên chạy theo. Chúng đến bãi biển thì thấy Hãn đang quỳ trên cát cười ha hả.

-Ê, mày lên cơn đấy à?

-Tao tìm ra rồi

-Mày tìm thấy gì?

-Thịt, Lúa gạo, đồ ăn ngon, quần áo. Tất cả đều ở đây, hahahaha.

Hãn cười ngoạc cả mồm nhưng cả đám phía sau ngơ ngẩn nhìn nhau không hiểu gì.

-Có khi nào nó điên thật rồi không?- Một đứa nói thầm

-Hãn, mày nói rõ xem nào.

Hắn bốc một nắm cát giơ lên.

-Tất cả chúng đều ở đây

Trong tay hắn lúc này là một nắm cát trắng. Chính là cát trắng. Thứ gì có thể làm được từ cát. Người hiện đại ai cũng biết, chính là thủy tinh. Hắn đã nhìn kĩ, cát trắng này chứa chủ yếu là vụn thạch anh và đá vôi. Đây là nguyên liệu hoàn hảo để tạo ra thủy tinh- thứ đã lót đường cho khoa học, tạo nên văn minh cho loài người. Thủy tinh được sử dụng ở trong lĩnh vực xã hội và khoa học. Trong khoa học, nó là dụng cụ đựng các loại chất hóa học khi mà các dụng cụ bằng gốm không phù hợp, thủy tinh nói thẳng đã tạo ra bước tiến lớn cho công nghiệp hóa chất loài người khi nó có thể chứa hầu như toàn bộ cách loại hóa chất cũng như tính chất nhẹ và bền, chính vì thế các dụng cụ thí nghiệm hoàn toàn được làm từ thủy tinh… Trong các lĩnh vực xã hội, nó được chế tạo cho mục đích sinh hoạt, các đồ vật như kính mắt, đồ trang trí…, trong mỗi gia đình hiện đại ít nhất đến chiếc chén uống trà cũng làm bằng thủy ting, mĩ thuật, màu sắc của thủy tinh được ứng dụng tại các bước tranh trên cửa sổ của nhà thờ, tạo nên những tuyệt tác thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, . Nói tóm lại nó là một trong những tiền đề cho bước tiến của nhân loại. Nhưng cái quan tâm lúc này là giá trị của thủy tinh thời đại này kìa.Thời cổ đại này, nó sánh ngang với vàng

-Tao chẳng hiểu gì cả - Sóc nói

-Chúng ta sẽ tạo ra “đá quý” từ thứ này.

Nghe đến đây cả đám đều trợn tròn mắt. Đá quý có thể tạo ra từ đống cát này sao?. Thấy càng nói thì mặt cái đám này càng trở nên ngu hơn thì Hãn nói.

-Chúng mày cứ làm theo những gì tao nói là được.



------------------------------------------------

Ngay ngày hôm sau, hắn đã bắt tay vào công việc của mình. Hắn tập hợp hết đám trẻ con trong làng nhưng chỉ chọn được 5-6 đứa, chủ yếu là những đứa bằng tuổi Hãn, đám còn lại còn quá nhỏ nên Hãn không chọn. Với số nhân lực này thì quá ít, nếu thành công thì Hãn cần cần nhiều nhân lực hơn. Trước mắt, cứ làm quy mô cực nhỏ xem thế nào đã. Đầu tiên, hắn cần than củi và lò. Than củi cần càng nhiều càng tốt nên được ưu tiên làm trước. Cách làm than củi thì đơn giản. Chỉ cần đốt củi và cho chúng cháy mà không cần hoặc hạn chế tiếp xúc với không khí là được. Hãn cùng đám nhóc đi vào rừng tìm củi khô hay thậm chí là hốt luôn một cây đổ, cắt khúc rồi đốt. Có cả một khu rừng lớn ở phía Tây làng nên không lo thiếu. Sau khi đã có được một lượng tham củi ưng ý, công đoạn tiếp theo là xây lò đất. Lò này tuy không phức tạp gì nhưng cần chắc chắn và rộng. Hãn đã thiết kế đỉnh là một chiếc phễu úp ngược để nhiệt không thất thoát quá nhanh, qua đó tận dụng nhiệt bị hắt lạiđể tăng nhiệt độ. Thân lò có một lỗ hổng để đưa cát nấu thủy tinh vào. Đường kính lò khoảng 4 gang tay. Hắn chỉ xây cao chưa tới 1m, khoảng đến hông của hắn, rất lùn. Dụng cụ thổi khí thì về mượn trong làng cũng được. Lần trước Hãn thấy có người dùng để đúc đồng, tuy lực thổi hơi yếu nhưng lấy số lượng mà bù vào. Hãn còn chế thêm một số dụng cụ thổi hơi dạng cánh quạt để tăng lượng không khí đi vào (https://www.youtube.com/watch?v=32rBtba61TM). Như thế hắn không lo lò không đạt được nhiệt độ hắn yêu cầu

Nói vể thủy tinh thì cát, đặc biệt là cát trắng, là nguồn silic tạo thủy tinh sẵn có. Thủy tinh trong cát sẽ được hình thành ở 1700 độ C. Silic trong cát là dạng tinh khiết nếu để nấu hắn cần nhiệt độ đủ để nấu chảy cả sắt. Nhiệt đó thì hắn chịu vì trừ khi hắn có lò cao nhưng với chiếc lò làm từ đất thế này mà muốn biến thành lò cao thì khác gì tự sát, lò đất không chịu nổi sức nóng đến 2000o C đâu, với chúng, đạt đến cỡ 1200oC đã là cực hạn rồi, nếu cao quá sẽ gây ra vỡ lò, lúc đó không đùa được đâu. Nhưng thứ thủy tinh hắn tạo lại có điểm nóng chảy thấp hơn, 970 độ C là đủ nấu chảy thành nước rồi, nhiệt độ này hơn đồng một chút. Mà nói đúng hơn hắn không cần thủy tinh nóng chảy, vì lúc đó thủy tinh rất dính, lỏng và khó chế tác. Hắn chỉ cần ở khoảng 700-800 độ C, lúc đó, độ dính của thủy tinh giảm cũng như độ dai của thủy tinh đạt ở mức hoàn hảo để vào việc rồi. Thứ thành phẩm hắn muốn là thủy tinh La Mã, tiếng anh là lime-soda glass.

Đây là thủy tinh được sản xuất tại La Mã và rất phổ biến lúc này,với nhà giàu, đặc điểm của chúng là rất trong khi ở một độ mỏng nhất định, càng dày thì càng đục. Nói về thủy tinh thì loài người phát hiện ra khá là tình cờ, tại Ai Cập, khoảng 2500 TCN, người Ai Cập đã tìm ra thủy tinh. Chuyện kể rằng một đoàn thương gia Ai Cập, do thời tiết xấu đã trú tạm vào một hang động ven biển đốt lửa và sưởi ấm cũng như nấu nướng. Mưa tan gió tạnh, họ rời hang và khi dọn hành lý, họ nhận ra chỗ nấu ăn có nhiều hạt nhỏ trắng lấp lánh. Họ thấy làm lạ và đem những “vảy lấp lánh” này mang về. Nhưng để tạo ra thì phải đến ngàn năm sau họ mới biết cách làm đúng cách. Thời kì đầu, họ nấu chảy cát trong lò lớn, công việc này rất vất vả vì Ai Cập lúc này mới bước vào đồ sắt, để tạo được nhiệt độ cao nấu chảy Silic họ cần nhiều công sức hơn, cũng như việc chế tác cũng rất tốn kém, đổi lại họ có thể tạo các màu sắc khác nhau bằng cách cho thêm kim loại, phụ gia khác để tạo màu, các sản phẩm thời đó chủ yếu là hạt cườm, các dạng trang sức như thẻ bài, mặt dây chuyền,…Do mất nhiều công sức lao động cũng như nguyên liệu hạn chế, vì không phải cát nào cũng dùng để nấu thủy tinh được, ví dụ các loại cát màu vàng nâu thường có chủ yếu là mảnh vỡ vỏ động vật, đất cát,…, rất ít có silic, thậm chí là không có, đến cát trắng cũng phải xem xét kĩ mới biết có dùng được không nên thời đó thủy tinh quý như vàng, trở thành đồ trang sức của quý tộc Ai Cập. Theo chân các thương nhân, thủy tinh đặt chân đến Hi Lạp, Ấn Độ thậm chí đến tận miền Nam nước ta từ 2000 năm trước. Đến thời của Hãn, thủy tinh vẫn chỉ dừng lại ở mức làm các sản phẩm trên. Phải đến giữa thế kỉ 1TCN, người La Mã mới bắt đầu nghĩ ra cách thổi thủy tinh, do một thợ thủy tinh người Syria nhập cư nghĩ ra, lúc này sản phẩm thủy tinh mới đa dạng hơn, đồng thời cách làm đã có thay đổi khiến thủy tinh rẻ hơn nhưng đó là chuyện của nhiều năm sau.

Tại Trung Hoa, thủy tinh đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (năm 500 TCN), phần lớn là nhập khẩu từ Mesopotamia. Thông qua các lăng mộ thì có thể xác định, thời cổ đại thủy tinh rất quý do chỉ có thể tìm thấy ở các lăng mộ của đế vương (Lăng mộ Hoàng đế Nam Việt cũng có), hay của quý tộc, nhà giàu, nhưng cũng có thể thấy người Trung Hoa cũng đã có riêng một loại thủy tinh cho mình, họ cũng dùng để làm hạt cườm, đĩa Bi (Đồ tuẫn táng người chết hoặc trang trí trong cung điện, nhà chính,…), đồ trang trí như bình, cốc nước,… Thủy tinh của người Hán làm từ chì, Bari và Silic. Vì sự hạn chế về nguyên liệu cũng như cách làm nên đến cuối thời Hán, thủy tinh vẫn được coi là một loại trang sức hay đồ trang trí đắt tiền không dành cho đám bình dân. Đến thế kỷ thứ 5, Trung Hoa mới có thể tạo được thủy tinh với giá rẻ hơn. Nói thế cũng đủ hiểu giá trị của thủy tinh lúc này. Dù thủy tinh Hãn định làm không cạnh tranh được với Trung Hoa thì tại đất Việt chẳng lẽ thiếu người mua. Người Việt cũng đam mê trang sức lắm đó.

Quay lại với việc nấu thủy tinh. Phải mất hì hục 2 tuần chúng mới có thể làm xong tất cả. Cũng may đám nhóc này đã quá quen với cách làm gốm, mà làm gốm cũng chẳng khó khăn gì cho cam. Chúng từ nhỏ đến giờ đã nhìn người làng làm gốm không biết bao nhiêu lần, thậm chí là bắt trước thuần thục là khác, bảo chúng làm một chiếc bình còn được, huống hồ đây chỉ là nung đất bình thường.

Ngoài ra Hãn cần có nguyên liệu đã. Cát thì có rồi, bây giờ thì còn thiếu đá vôi và Soda (Na2CO3). Đá vôi thì đơn giản, lấy vỏ ngao, sò, hay các động vật có vỏ rửa sạch giã thành bột mịn là được. Còn soda thì cũng đơn gian. Soda có vai trò làm giảm độ nhiệt độ nóng chảy của silic và có rất nhiều trong tro rong biển, người Ai Cập phải hì hục thổi lò để nấu chảy cát cũng vì không biết các nguyên liệu thêm vào này. Còn hắn, tại sao hắn lại biết những thứ như vậy, đơn giản vì trường hắn học từ tiểu học đến cao học đều là nơi rất đáng “đồng tiền bát gạo”. Học phí một năm ở trung học hay THPT cũng đủ mua 1 căn nhà mặt tiền rộng rãi tại trung tâm thành phố. Thầy cô đều là giáo sư, tiến sĩ đầu ngành được mời về giảng dạy, cơ sở vật chất thì miễn chê, dụng cụ hỗ trợ đầy đủ, hầu như các tiết học về hóa, lý, sinh đều có dụng cụ trực quan để giúp học sinh hiểu rõ, tránh các phần lý thuyết hại não, học sinh muốn sử dụng dụng cụ ngoài giờ học còn được, miễn không làm hỏng, mà hỏng thì mua mới, con nhà giàu như hắn thì tiền chỉ là giấy thôi. Hắn cũng đã nhìn thấy các thí nghiệm giáo viên làm và thực hành nên hắn thừa hiểu cách làm. Ngoài biển xác rong biển dạt vào bờ không thiếu, Hãn lần trước còn thấy một đống vướng vào bẫy cá của hắn. Cách triết xuất Na2CO3 cũng tương đối đơn giản. Đầu tiên là phơi khô, rồi đốt lấy tro, lọc qua nước rồi nấu sôi lên và đảo đều đến khi bay hơi hết là được bụi soda Na2CO3. Việc phơi khô thì Hãn đã làm lâu rồi. Từ lúc xác định làm thủy tinh thì hắn đã gom toàn bộ rong biển trên cả bãi rồi hong khô trên các cành cây. Đến giờ chắc cũng đã được rồi. Tuy nói bụi soda có nhiều trong rong biển nhưng cả đống tảo biển khô hắn gom lại trên cả bãi biển mấy hôm nay cũng chỉ thu được một xô nhỏ, vì chưa được lọc kĩ nên phần lớn là tro cặn. Như vậy là tốt rồi, cái hắn cần là tính kiềm mạnh của đống tro này là chủ yếu chứ không cần Na2CO3 nguyên chất. Nhưng cái gì cũng cần thời gian mà thời gian hiện tại không còn nhiều. Số lương trong làng không con trụ lâu được nữa. Chính lũ trẻ, Hãn cũng thấy có phần gầy đi một chút.

Đến ngày mọi thứ hoàn tất, Hãn đang định ra bãi đất trống thì có đi qua nhà của già làng. Lão lúc này có vẻ tiều tụy quá. Không ngờ số lương thực thiếu quá nhiều, lão tính chỉ vài tháng nữa là hết, trong khi lúc này mới trong quá trình cày đất, số trâu không đủ lại già yếu khiến công việc chậm chạp vô cùng, đáng lẽ lúc này có thể thấy trồi non nảy mầm từ lâu rồi, nhưng hiện tại một nửa số ruộng vẫn đang trong quá trình cày cấy, số còn lại thì đã được gieo hạt. Thấy lão có vẻ buồn, Hãn liền tiến đến hỏi thăm.

-Cháu chào ông

-Hãn đấy à? – Lão chào xã giao rồi lại cúi mặt xuống

-Có chuyện gì khiến ông phiền lòng vậy ạ?

-Haizz, có nói cháu cũng không giải quyết được đâu.

Hãn thừa biết lão đang buồn chuyện gì, nhớ đến công việc, hắn liền thưa lại.

-Ông ơi, ông có muốn đi với cháu không? Cháu có một thứ biết đâu giải quyết được vấn đề của ông đó?

-Thứ gì vậy?

-Ông cứ đi rồi biết

Hãn liền leo lên thềm cửa, đỡ già làng dậy. Lão có hơi bất ngờ, thấy Hãn bí mật vậy cũng muốn đến xem thế nào. Cả hai người đều đến khu đất trống. Lão Núi Đen bất ngờ thấy đám trẻ trong làng đều tụ tập tại quanh một cái lò lớn. Chiếc lò đã được đốt sẵn. Còn thấy Sóc đang vừa đốt vừa hì hục đảo cát trên một chiếc nồi gốm. Thấy Hãn và già làng đến. Đám trẻ đều lễ phép chào già làng.

-Cháu định cho ta xem thứ gì đây?

-Ông chờ chút… Chúng mày sẵn sàng chưa- Hãn nói lớn



-Xong hết rồi – Cả đám nói

-Bắt đầu thôi

Hãn nói xong thì than củi được cho vào lò. Đám nhóc thì liên tục thổi khí vào lò thông qua các dụng cụ. Còn đám Sóc thì đem chiếc nồi cát đó đỏ vào một xô nước. Cát nóng khiến những tiếng xèo xèo cùng khói bốc lên. Sau khi nước trong xô trở màu trắng đục, chúng bèn dùng một tấm vải tơ chuối lọc cặn ra. Rồi cặn đó chúng lại cho vào chiếc nồi rồi lại đảo đều trên lửa. Quy trình này lặp lại đến 3 lần cho đến khi Hãn nói được rồi. Còn Hãn trước thì đang loay hoay trộn các thứ bột lại với nhau. Hắn vẫn nhớ công thức, cát 7 phần, đá vôi 1 phần, soda 2 phần, rồi đổ vào một chiếc cốc gốm, đậy nắp kín lại. Sau khi cho các nguyên liệu cần theo công thức và cho chiếc cốc cố định vào lò, Hãn liền đóng cửa lò lại để giữ nhiệt. Bên ngoài lũ trẻ hì hục thổi khí vào trong. Dụng cụ lúc này khiến Hãn nhiều lúc muốn lắc đầu nhưng lấy số lượng bù chất lượng nên cũng tạm ổn

-Cháu định làm gì vậy?- Lão nhìn nãy giờ nhưng cũng không đoán ra đám nhóc này đang làm gì mới hỏi

-Thủy tinh ạ

-Thủy tinh à?

Chờ khoảng 30p, bọn trẻ thay nhau liên tục thổi khí vào lò khiến nhiệt độ trong lò, theo Hãn là đã đạt yêu cầu, đủ để nóng chảy thủy tinh rồi. Lúc này, hắn dùng dùng một que củi hất cửa lò ra. Hơi nóng tỏa ra khiến Hãn dù đứng khá xa cũng có thể cảm nhận được sức nóng. Hãn dùng 2 thanh tre tươi, nhanh chóng nhấc chiếc cốc gốm ra khỏi lò. Mọi người đều nín thở chờ đợi. Sau khi tách nắp ra. Hãn dùng 2 cành cây kẹp vào chiếc cốc rồi ghé vào những chiếc khuôn gốm nhỏ gần đó. Từ bên trong chiếc cốc, một dòng dung nham nóng đỏ dính nhớt từ từ chảy ra, chạm vào khuôn gốm rồi tỏa ra, chẳng mấy chốc đã đầy các khuôn. Lão Núi Đen và bọn trẻ đều trố mắt nhìn, chúng đã nấu chảy cả cát ra rồi.

Thủy tinh lỏng cũng cần ít nhất 15p mới có thể cứng lại. Ngay khí chúng cứng lại, một màu hổ phách đã hiện ra ngay trước mặt họ khiến họ không khỏi tò mò. Đợi một lúc, Hãn liền tách khuôn, lúc này trên tay hắn là một miếng thủy tinh có màu óng ánh của hổ phách, dù còn nóng nhưng màu sắc khiến cả đám trầm trồ. Tuy không trong suốt như hắn tưởng, ngược lại là rất đục, theo hắn biết thủy tinh La Mã rất trong, nhưng có có miếng kim loại này quá dày, ngoài ra có rất nhiều tạp chất nên mới thế. Màu sắc không đều nhưng thứ này cũng tương đối đẹp.

-Thứ này chính là thủy tinh sao? Đẹp quá – Lão Núi Đen trầm trồ

Lão sống đến ngần này chưa từng thấy thứ gì như vật, nó có màu sắc tự nhiên như đá quý. Nếu không phải lúc nãy thấy Hãn làm thì lão còn tưởng đây là đá quý thật. Bề mặt và rìa ngoài thì trơn láng theo định dạng của chiếc khuôn. Hãn cũng nói qua về giá trị của thủy tinh hiện tại, nói rằng thứ này rất có giá trị ở Đại Hán, chỉ nhà giàu mới mua. Lão nghe xong liền phấn chấn hơn hẳn. Nếu đúng như Hãn nói vậy thì làng được cứu rồi. Bán một miếng như thế này chẳng lẽ không được một con trâu.

-Tuy miếng thủy tinh này có đẹp nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu

-Tại sao vậy?

-Chúng quá đục, có nhiều tạp chất, ngoài ra còn quá đơn giản, chúng ta cần thêm hoa văn, cũng như hình thù mới thì mới có thể bán được giá. Nhưng trước mắt cứ bán tạm xem thế nào.

Ngày hôm đó, Hãn giao lại cho già làng 3 miếng thủy tinh. 3 miếng này tuy tuy Hãn có thất vọng nhưng như vậy đã là tốt rồi. Trước khi giao lại cho già làng, Hãn cũng không quên hơ lại chúng trên lửa một lúc rồi để chúng nguội trong không khí. Đây được coi là quá trình thường hóa thủy tinh để chúng bền hơn, không dễ rơi vỡ. Lão già làng cầm chúng chúng mừng rỡ. Về nhà, lão cất chúng như cất vàng. Trong đầu lão lúc này cũng đã hướng được khách hàng rồi. Ở phía Tây và phía Nam không thiếu những tộc trưởng giàu có, trâu bò cả ngàn con. Hi vọng thứ đẹp đẽ này có thể bán được giá tốt. Nếu được thì vụ năm nay không phải lo cái ăn nữa rồi

Ngay ngày hôm sau, Hãn đã thấy già làng tập trung khoảng mười người đàn ông chuẩn bị đến đất của một vị tộc trưởng họ Liễu. Người này theo như già làng nói có thể coi là một trong những lạc tướng giàu có nhất Giao Chỉ. Đất đai màu mỡ, lúa thóc ê hề, gia súc chỉ riêng tài sản tư của riêng tộc trưởng cũng đã lên đến 3000 con, trâu bò các loại. Các làng phụ thuộc chưa bao giờ chịu nạn đói. Hơn nữa theo lão, người này cũng là một người có tinh thần dân tộc, cũng vì tộc nhân mà phải cúi mình chịu thuần phục nhà Hán. Chính quyền Hán tại Giao Chỉ vì thế lực của vị tộc trưởng này khá mạnh nên không dám nhũng nhiễu làm quá.

Từ làng Tiềm đến chỗ của vị tộc trưởng này cũng mất cả ngày. Sau chào từ biệt, nhóm của già làng bắt đầu lên đường, dự kiến sau 2 ngày thì già làng sẽ trở về. Hãn hi vọng chuyến đi này của già làng sẽ thành công bằng không thì Hãn có lẽ cũng không thể cứu được làng nữa vì đó là cách duy nhất Hãn nghĩ được lúc này.

Sau hơn 2 ngày già làng cũng người làng vẫn chưa quay lại khiến mọi người bắt đầu suốt ruột. Hãn trong những ngày đó không biết làm gì, không ngồi chờ đợi thì hắn cũng ra bãi đất trống, nghĩ cách tạo thêm thứ mới cho thủy tinh đề phòng chuyến đi của trưởng làng vô ích, làm thứ mới biết đâu có thể kiêm được ít tiền.

Nhưng Hãn không cần phải đợi lâu. Buối tối ngày thứ hai, trong làng đã có tiếng ồn ào. Trưởng làng đã về, không phải về tay không mà còn thêm 3 xe chở đầy gạo nữa. Hãn lúc đó đang ăn tối cùng mẹ. Nghe được tiếng ồn ào định chạy ra nhưng vừa bước đến cửa nhà, một bóng đen đã ôm chầm lấy hắn. Trưởng làng đã đến nhà từ lúc nào. Lão lúc này đang ôm hắn, miệng nở nụ cười sung sướng. Làng được cứu rồi, thứ thủy tinh đó bán được rồi. Quả là đúng như Hãn nói, thủy tinh quả là được giá. Hãn còn chưa hiểu chuyện gì thì đã bị lão lôi ra ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Về Thời Bắc Thuộc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook