Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá

Chương 9: Những Bài Học Vỡ Lòng

dm.xangtang

05/07/2013

Ánh đèn bảo vệ lia qua chỗ tôi và thằng Trung, cũng may hai thằng tôi đã đề phòng cảnh giác nên thụt đầu xuống. Nín thở chờ bảo vệ ca đêm khuất dạng sang khu khác, mới dám thở phào nhẹ nhõm.

Thằng Trung lại rung đùi ngồi gác chân châm thêm điếu thuốc nữa, nó rít một cách khoái trá.

- Mày có chuyện gì mà hút thuốc.!

- Ý mà là hồi trước..!

- Ừ..!

Thằng Trung mắt đau đáu nhìn lên bầu trời, có vẻ đó là nỗi niềm nó chôn cất rất lâu rồi, giờ nó đang kiếm tìm lại, đương đầu lại. Tôi lỡ lời vì không kìm được cái tính tò mò như lúc nãy, cũng cúi xuống đất vỗ nhẹ hai tay, cho qua câu trả lời. Thằng Trung thở nhẹ, làn khói mỏng trắng lại chiếm lấy khoảng không. Tôi khoát tay cho khói tản ra.

- Chuyện mà chẳng gia đình nào muốn có cả...!

Không biết có phải do tôi cảm tính, hay đó là ảo giác, hình như vai thằng Trung khẽ rung lên. Tôi chẳng biết làm gì ngoài vỗ vai thằng bạn cảm thông, dù hành động đó chẳng thể xoá mờ được thực tế.

Một hồi lâu, điếu thuốc vẫn còn nguyên trên tay, gợi lên một cột khói nhỏ. Điếu thuốc tàn dần, tàn dần trên tay thằng nghệ sĩ. Nó dụi xuống đất, rồi ngả người ra sau ghế.

- Còn mày thì sao?

- Tao hả, chẳng sao cả! - Tôi chẳn gmuốn phải đối diện quá nhiều chuyện buồn một lúc, vì mỗi khi như thế, nó buộc tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Cuộc sống có quá nhiều chọn lựa, đương đầu cũng tốt, trốn chạy nỗi đau cũng tốt.

Nó không gặng hỏi như thằng Tuấn, phong cách lãng tử nghệ sĩ của nó không cho phép nó như vậy. Nó thở dài lại ngước lên nhìn bầu trời xa xăm.

- Cũng không có gì, chỉ là không hợp!

- Giống tao hả?

- Giống cũng có, mà không cũng có! - Tôi cay đắng nhìn nó thừa nhận.

- ...!

- Nói chung không đủ lớn để vượt qua, thế thôi!

Thằng Trung nhìn tôi cảm thông, nó rút điếu thuốc rồi đưa cho tôi. Lần này tôi ngậm điếu thuốc lên miệng, châm lửa, dù sao tôi cũng là kẻ nhập môn nên cứ thấy nó làm như thế nào thì làm theo. Chí ít lần này cũng không còn ho sặc sụa như lúc nãy nữa.

- Ba tao mà thấy cảnh này, chắc ông giết... tao mất! - Tôi há miệng thật nhanh, cố nuốt càng nhiều không khí càng tốt, mắt cay xè, chực trào ra.

- Mày nói thế là tao hại mày à?

- Vớ vẩn, tao hút là việc của tao,mày ép được tao à!

Thằng bạn mỉm cười, rồi nó lấy điếu thuốc của tôi mồi lửa, hai thằng thi nhau nhả khói, đến khi mệt và chán vì hết chủ đề thì mới kéo nhau vào phòng. Lúc đó thì trời cũng đã hừng đông.

- Mày đâu rồi, có biết là mười lăm phút nữa là vào trận không? - Tiếng thằng đội trưởng rít lên trong điện thoại, không khác gì tiếng mấy chiếc răng cưa đang cà vào nhau, nghe đến nỗi da gà.

Có lẽ đi muộn đang trở thành thương hiệu độc quyền của tôi. Xác balo, mặc vội cái áo, tôi vớ đôi giày ở góc phòng trên kệ để. Thằng Trung tối hôm qua buồn rầu đến là vậy, chí ít không phải là cái mặt nạ giả tạo mà nó đeo, thì lúc này ngủ say trông thật bình yên.

“Mày báo hại tao rồi! ”.

Tôi chạy như bay, con đường bình thường nó quen thuộc nay trải dài một cách lạ lùng. Lên đến sân thì trận đấu đã bắt đầu được ít lâu.

Vội vã ngồi ngoài thay đồ thi đấy, xiết chặt giây giày, tôi đứng khởi động. Tất cả hành động trên đều không lọt qua được đôi mắt của Bông Xù, cô nàng lại định hỏi thăm, nhưng bị cái vẻ mặt lạnh như băng của tôi cản lại. Cứ đứng đó nhìn, chỉ nhìn mà thôi.

Phải đứng ở ngoài đến hết hiệp một, tôi mới được vào sân coi như là hình phạt. Thế trận đang cân bằng khi hai đội đều có một bàn thắng riêng làm vốn. Chỉ cần qua ải này thôi, trận chung kết toàn khoa mà đội tôi chờ đợi cũng phải tới.

Bất kì một cuộc chơi nào cũng có thắng và thua. Người thắng thì hân hoan trong niềm vui sướng tột độ, người thua thì cảm giác trống rỗng, buồn vô tận.

- “Hoét”! - Tiếng còi trọng tài vang lên, tỉ số 2- 1. Đội A lớp tôi dừng chân ở bán kết.

Tôi ngồi phịch xuống sân, cảm giác như mình mất đi sự phân biệt màu sắc. Tất cả không còn rực rỡ như trước nữa, tối, sẫm,xám xịt. Gió thốc qua cuốn bụi bay thẳng vào người, tôi cũng không né tránh.Cũng chẳng biết có phải do cơn gió lúc nãy không mà khoé mắt tôi cay cay. Nước mắt chực trào ra.

Tôi cố đẩy ngược nó vào trong, đứng dậy vực mấy thằng bạn đang khóc tỉ tê. Thằng đội trưởng bình thường cứng rắn là thế, giờ nó cũng không dám đối diện với ai, dựa cột gôn nhìn đội bạn ăn mừng mà không phải nó.

Mắt tôi đỏ hoe, đi lại tháo giày, cởi áo đá banh là lầm lũi đi về, không ai ngăn cản, không ai hỏi han. Tôi đã hiểu cái tinh thần của anh trai tôi ngày xưa, khi bị chính lớp tôi đánh bại. Những sự tin tưởng, những cái động viên an ủi chỉ thông qua những hành động rất bình thường: xốc đứng dậy, vỗ vai, bắt tay. Tôi đã hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội, hiểu rõ hơn về sự tin tưởng lẫn nhau trong cuộc chơi. Rất tiếc là trước đây, tôi quá háo thắng, quá hi vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến vì có phần tự tin thái quá về năng lực, để đến khi thất bại, tôi không nhận ra những điều kì diệu ấy, tôi đổ lỗi hoặc cố kiếm một lí do để trốn tránh thất bại. Tôi mỉm cười thật nhẹ, một trận thua được chấp nhận nhẹ nhàng, ngước lên nhìn bầu trời buổi trưa. Vươn vai một hơi dài, có lẽ ngay cả bản thân tôi, cũng cảm thấy mình lớn thêm được chút nữa.

- Tín...!

- ...! - Thương chạy hối hả theo tôi, tóc búi cao có những gọn vuột ra, thả xuống, trông cô nàng cũng xù không kém gì Bông Xù cả.

Tôi nhún vai, chứng minh mình vẫn bình thường trước mặt cô bạn phòng đối diện, rồi quay đi. Thương đi sau tôi vài bước chân.Chẳng hiểu có phải sau tối qua, cái cảm giác đáng ghét ấy có phần giảm bớt, với lại cô nàng cũng chỉ muốn đến động viên tôi thôi, chí ít cũng phải tỏ ra mình là kẻ biết điều.

- Chuyện với Trung...! - Tôi bỗng nhiên lại đi lo chuyện người khác.

- Ừ.! - Thương thừa nhận.

- Ừ! - Tôi không nói gì nữa, vẫn bước đi trước, nhưng cố tình bước thật chậm để Thương đuổi kịp.

- Có cảm thấy Thương ác quá không.?

- Hơi hơi! - Tôi lại nhún vai thừa nhận.

- Nhưng mà...! - Thương lại ấp úng,rồi quyết định thôi.

- Không phải như thế là hơi quá với thằng Trung hay sao? - Tôi dừng lại, nhìn thẳng vào đôi mắt trong veo của cô nàng.

- Thế Tín làm gì với một người mình không có tình cảm?

- Ơ...Ơ..! - Tôi đứng họng, chẳng thể nói thêm được chút gì nữa.

- Chẳng phải lúc trước, Thương cũng chỉ nói là làm bạn với Trung thôi sao! - Thương thản nhiên đi tiếp, vượt qua tôi.

Tôi đứng đút tay vào túi quần, nhìn sau cái dáng người nhỏ bé ấy mà phì cười. Lại thêm một bài học cho bản thân chính mình, khi tôi luôn theo đuổi cái phương châm:

“Bóp nát tình cảm của kẻ mà mình không thích ngay từ trứng nước! ”.

Tôi đã làm theo như thế, không những đúng mà còn là rất tốt. Và trong lòng, tôi vẫn tự phong cho mình là kẻ xấu hiện tại, tốt cho tương lại. Thế nhưng tôi không có tính đồng cảm với những người giống như tôi, những kẻ làm theo cái phương châm ấy. Thương cũng không sai, có sai gì khi xử sự như thế với người mình không thích.

“Tình yêu hoá ra chẳng có ai sai hay đúng, mà chỉ là hợp hay không! ”.

Vậy thì tôi và Yên thế nào nhỉ, chắc là ngoại lệ. Nó quá sâu sắc để có thể phán xét, hoặc có thể Yên đối với tôi quá sâu đậm nên khiến tôi không thể nghĩ đến Yên và tôi không hợp. Rắc rối, đúng là rắc rối.



- Đi với Thương! - Cô nàng rẽ vào con đường dẫn lên kí túc trên, tôi ngu ngơ đi theo. Có lẽ hôm nay tôi thấy cảm kích trước kẻ dạy tôi bài học về sự đồng cảm.

Con đường kí túc xá buổi trưa yên tĩnh, mặt đường in hằng những tán cây mát rượi. Vài tia nắng cố gắng xuyên qua tạo thành những vệt sáng trong khoảng râm. Thương đi trước, tôi đi sau, chẳng có ý kiến là sẽ đi đâu cả.

- Cô ơi, cho con hai ly nhé! - Thương vẫy tay chị chủ quán, có lẽ là khách hàng thân thiện chứ chẳng phải đùa. Gọi xong, cô nàng quay lại nhìn tôi ra ý mời ngồi, không cần phải khách sáo.

Tôi thả balo sang một bên ngồi xuống, đưa tay vuốt dòng mồ hôi đang chảy dài bên má.

Kịch bản cũ lặp lại, Thương ăn kem đúng thật là khiến tôi kinh hãi. Cô nàng ăn hết những ba ly, còn tôi thì chậm rãi mới chạm đến ly thứ hai. Vẻ mặt cô nàng sung sướng, thoải mái lạ kỳ. Đúng là con gái, có ăn kem thôi cũng mừng đến vậy.

- Nè! - Thương đưa cuốn vở cho tôi!

- Gì đây, cái này đâu phải của Tín đâu!

- Chép bài đi, ăn rồi toàn ngủ không, lỡ hổng kiến thức thì sao!

- Có sao đâu, dù sao cũng nghe giảng mà!

Lời bào chữa của tôi không thuyết phục được Thương, cô nàng nhất quyết bắt tôi phải nhận cuốn vở để về xem lại bài giảng. Đã thế, còn dặn dò thêm:

- Đầu tháng Một là thi rồi!

- Lo gì còn một năm nữa mà! - Tôi tộng muỗng kem vào miệng mà ngậm, ú ớ trả lời.

- Còn một tháng hơn nữa thôi!

Tôi để ý trong cái chồng sách vở cô nàng lôi ra, phải có đến hàng tá cuốn sách ăn văn chứ chẳng chơi. Đa phần là Anh Văn giao tiếp, môn học mà theo nhiều người càng giỏi thì càng tốt cho tương lai sau này. Còn với đám thiểu số như tôi, nó chẳng khác gì một con quái vật khó xơi.

- Nhiều sách vậy chắc là giỏi lắm nhỉ? - Tôi lấy muỗng kem chỉ mấy cuốn sách của Thương.

- Cũng chẳng thích thú gì, giá như mình không biết tí gì về nó thì tốt! - Thương thở dài.

- Nhiều người muốn điều ngược lại đấy! - Tôi lại ngậm muỗng kem thưởng thức.

Thương nhìn đống sách Anh Văn trước mặt, mà tôi cảm thấy cô nàng có chút ác ý. Hình như cô nàng cũng như tôi, ghét nó vì nó khó xơi, nhưng có lẽ trình độ thì không giống được.

- Tín có bao giờ nghĩ mình ra nước ngoài chưa?

- Chưa...cũng chẳng muốn! - Tôi nhún vai.

- Sao thế?

- Ở Việt Nam tốt hơn!

- Nhiều người bảo ra nước ngoài có điều kiện học và làm việc tốt hơn mà!

- Đó là với họ! - Tôi cộc lốc trả lời

Có thể ra nước ngoài, một môi trường học tập và làm việc tốt hơn như Thương nói, nhưng ở Việt Nam còn gia đình, còn bạn bè..còn những người để còn nói chuyện. Đến nghĩ tôi còn chưa nghĩ đến thì huống hồ gì nói đến thích.

- Ừ! - Thương gật đầu.

- Định học lấy học bổng à? - Trước giờ trường tôi có chương trình liên kết, nên thường những sinh viên ưu tú sẽ được trao học bổng, và được cho ra nước ngoài học tập. Tôi nghĩ đó là mục tiêu của Thương.

- Tín không muốn lấy học bổng à?

- Học bổng thì chả ai không muốn lấy, chỉ có điều không đủ điều kiện! - Tôi phà hơi lạnh, sảng khoái vì giải quyết xong li kem thứ hai.

- Điều kiện...? - Thương ngạc nhiên.

Buộc lòng tôi phải hắng giọng giải thích choThương hiểu, muốn đạt được một cái gì, thì cũng phải trả giá. Học bổng cũng như thế, với tôi, muốn đạt được nó tôi phải toàn lực học tập, toàn lực lo bài vở,hi sinh thời gian giải lao vui chơi. Mà chắc gì sự hi sinh ấy đã đạt được kết quả.

- Thế á?

- Chứ sao nữa, tuỳ người chứ!

- Không có chí phấn đấu!

- Tuỳ người chứ, mỗi người một phong cách sống mà.

Thương nhìn tôi cười, buông ra một câu chua chát:

- Ừ, cũng phải, mỗi người mỗi chọn lựa mà, cũng như mỗi người một số mạng vậy.

Tôi nhún vai, cho nó là đúng.

Hai đứa tôi về kí túc xá dưới sau khi giành trả tiền kịch liệt. Cô nàng thì nhất thiết muốn an ủi tôi, còn tôi thì phải cảm ơn về bài học lúc nãy, cộng thêm tính ga- lăng nên không chịu. Cuối cùng, chị chủ quán phải phân xử bằng cách đứa nào trả tiền đứa đấy.

- Ương không chịu được!

- Cậu lì cũng kém ai! - Thương đi trước về phòng, mái tóc búi cao càng tăng thêm tính khí con nít của cô nàng.

Cứ như thế, chuyện Thương với Trung cũng dần dần được tôi chấp nhận, coi như đó là một chuyện bình thường. Thằng nghệ sĩ cólẽ nó còn thông suốt nhanh hơn cả tôi, chấp nhận từ trước. Có điều buồn thì nóvẫn buồn thôi. Tôi và thằng Tuấn lôi nó đi lên kí túc xá trên uống nước nóichuyện giải sầu.

Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Bởi thế, chúng ta có nhiều cách để nhìn nhận một sự việc xảy ra. Việc Thương và Trung không thành có lẽ là điều đáng tiếc, nhưng thằng Trung cũng có vẻ thân thiết hơn với tôi và thằng Tuấn, đặc biệt là tôi. Nếu nhìn vào mặt có lợi, thì điều đó là vô cùng tốt.

Buổi sáng đầu tuần, cũng chẳng có gì là mới đối với cả. Cuộc sống trên giảng đường được rập khuôn theo một mô típ có sẵn. Ban đầu là hùng hổ quyết tâm nghe giảng, sau đó là giai đoạn gồng mình và chịu trận. Và khi gần về cuối tiết, tôi thường nằm gục lên bàn lúc nào không hay.

Có lẽ lên quãng đời sinh viên, giấc ngủ luôn là điều thiếu thốn nhiều nhất cho dù bất cứ lí do gì.

- Nè Tín..? - Thằng Phong vỗ vai tôi.

Tôi quệt ngang mắt, vươn vai vặn mình sảng khoái:

- Gì á?

- Có đi không?

- Đi đâu?

- Cắm trại Khoa!



- Ờ..chưa biết nữa! - Tôi lấy tay che miệng, ngáp ngắn ngáp dài.

Bông Xù lần này không còn sợ cái vẻ mặt của tôi nữa, nhất quyết nhõng nhẽo:

- Đi đi, vui lắm mà, dưới Vũng Tàu đấy!

Cái kiểu muốn xưng tôi bằng Anh thì bị tôi từchối, mà xưng bằng tên thì cô nàng không thích, thành ra cô nàng để trống không, chẳng biết đang nhõng nhẽo ai nữa.

- Chưa biết, suy nghĩ sau...! - Tôi ngáp dài thu dọn đồ đạc tống vào balo.

Mới ra đến cầu thang, Bông Xù đã chạy theo:

- Tín, đi đi!

- Không...lần này là không đi! - Tôi không cho Bông Xù một cơ hội nào cả.

- Ơ...có cả lớp mà! - Bông Xù đem sốl ượng lớp ra uy hiếp tôi.

Nhưng có lẽ cô nàng nhầm, bởi vì trước giờ tôi luôn đơn độc một cách có chủ ý, bởi thế, số đông ấy chả có ý nghĩa gì cả. Tôi chẳng thèm trả lời, đi thẳng xuống cầu thang. Cảm thấy có chút gì đó không phải, nhưng là cần thiết.

Tôi đưa chiếc điện thoại lên, định nhắn một tin cho Yên. Nhưng cũng như bao lần trước, chẳng có tin nhắn nào được gửi. Chí ít tôi cũng có một cơ sở, hoặc một chút gì đó mong manh để bám vào, để cảm thấy mình bớt lỗi lầm vì từ chối những người con gái khác. Chỉ cần như thế thôi, cho dù nó là vô hình, cho dù Yên chẳng bao giờ biết.

Trời mưa không báo trước, xối xả giáng xuống ầm ĩ làm cho con người ta không kịp trở tay. Chui ngược về dãy nhà của trường, vuốt mấy hạt mưa nghịch ngợm còn dính trên áo xuống. Tôi lơ đãng nhìn cơn mưa.

Tôi đưa tay ra hứng mưa, mặc cho quần áo bắt đầu dính vào nhau vì bị ướt. Tay tôi chụm lại hứng nước, ở góc dãy hành lang. Chẳng phải Yên cũng rất thích mưa sao?

Giờ mưa ở đây? Còn người nơi nao! .

Tôi cứ như đứa con nít ngô nghê, hứng những giọt mưa một cách vô thức. Giá như những giọt mưa là những thứ có thể gột rửa được kí ức, thì tôi sẵn sàng hứng tất cả. Nắm gọn chúng trong lòng bàn tay, cảm nhận được những nỗi nhớ nhung theo những giọt mưa trôi khỏi tâm hồn. Nhưng ước mơ chỉ là ước mơ.

Cơn mưa đi cũng như cách nó đi, một cách bất chợt, không báo trước. Cơn mưa mang theo chút hình bóng của Yên ra đi phương trời khác. Tôi khẽ cười mình ngốc nghếch, và bước xuống con đường ướt.

“Chuyện tình cảm, không hợp hãy như mây để gió cuốn đi”.

Bất chợt điện thoại tôi reo lên, số máy thằng Phong hiện lên:

- Gì á Phong?

- Ghi cho Tín đi hội trại rồi nhé! - Nó thản nhiên.

- Gì...tôi không đi mà!

- Đi đi, có chuyện cần nói đấy!

- Chuyện gì, không nói được ở đây lúc này à?

- Để đến hội trại rồi nói! - Nó nhất quyết mặc cả.

Tôi mường tượng đến cái cảnh Bông Xù đang nì nèo nhờ thằng Phong thuyết phục tôi đi cho bằng được. Nhiều khi muốn nói rõ tình cảm, thì cũng cần dịp nào đó đặc biệt, và trong một khung cảnh. Cắm trại khoa ở bãi biển dưới Vũng Tàu là một cơ hội tốt. Tuy có thể tôi suy diễn, nhưng không phải không có khả năng đó xảy ra.

- Vậy thôi, cứ đăng kí đi...!

- Vậy là đi hả? - Nó mừng húm trong điện thoại.

- Không, đâu phải tôi muốn đi, ông đăng kí, tôi cứ ở nhà!

Tôi đang định cúp máy, thì thằng Phong đã hoảng hốt nói bên kia đầu dây:

- Thôi được, mai lên lớp tôi với ông nói chuyện!

- Ừ! - Lần này tôi cúp máy không chờ đối phương kì kèo.

Chí ít, cái bản chất lì lợm của thằng Tín ngày nào, thằng Tín thời còn mặc áo trắng trên ghế nhà trường vẫn còn sót lại.

Gió khẽ lay qua hàng cây trên con đường rời khỏi trường. Vài hạt mưa tinh nghịch vẫn còn nép mình trên lá rũ xuống, tạo thành một cơn mưa nhỏ. Mấy đứa con gái khép vào nhau, giơ tay che ngang tầm mắt. Tôi chỉ khẽ cười, và lại đút tay vào túi áo khoác, lầm lũi bước tới, thưởng thức những cú va đập mát rượi vào người.

Lần cuối, tôi cảm thấy bóng hình Yên mờ mờ,không rõ mặt, mái tóc bay phất phơ trong gió, giơ tay vẫy tôi tạm biệt. Tôi lại mỉm cười thật khẽ, mỉm cười chấp nhận. Hít một hơi thật dài.

“Có lẽ đã đến lúc mình quên đi người không hợp”.

- Này...! - Thương chạy ngay sau tôi.

Cô nàng lại mặc mỗi cái sơ mi mỏng manh, chẳng hiểu thế nào nữa. Con gái gì mà đểnh đoảng, đã mùa mưa rồi đi học chẳng bao giờ chịu mang theo ô dù hoặc áo khoác gì cả. Lại còn ôm hai cánh tay mà xuýt xoa nữa.

- Này...sao không...? - Cô nàng hổn hển.

- Đi cắm trại đúng không? - Tôi nói giúp cô nàng, cô bạn gật đầu.

Tôi cởi cái áo khoác, ném vào vòng tay cô nàng, không quên cảnh báo:

- Cái áo khoác thứ hai nhé, cái cuối cùng đấy, con gái gì mà không chu đáo gì cả!

Thương nghệt mặt nhìn tôi, cũng chẳng phản ứng, khoác cái áo quá khổ với cô nàng vào người, chẳng có gì gọi là ngại ngùng cả, cứ như đó là một điều tất nhiên vậy.

- Này, tính không đi thật à?

- Không, có gì vui cơ chứ!

- Bạn bè cùng lớp mà không vui à?

Tôi im lặng tránh câu hỏi, vì thực chất lí do tôi không muốn đi cắm trại chung là vì tôi muốn yên tĩnh, muốn tránh mặt Bôn gXù, muốn tránh mặt phải đối diện với những thứ tình cảm rắc rối. Đơn giản chỉ có thế.

- Này đi ăn kem đi!

- Điên, đang lạnh...!

- Đang lạnh ăn kem mới ngon.! - Thương nhất mực kéo tay tôi đi.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy ngại ngùng giữa đám đông, mặc cho chẳng có ai chú ý tới hai chúng tôi cả, vì cái chuyện này trong mắt họ quá chi là bình thường. Tôi cũng không đủ tàn bạo để gạt cánh tay nhỏ nhắn ấy ra. Cứ thế Thương kéo tôi đi, tôi cũng chẳng có chút hành động nào phản đối.

Cứ như Thương và tôi đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào rồi vậy! Con gái, đúng là khó hiểu, giờ còn biến tôi thành một thằng mà ngay cả bản thân cũng chẳng thể hiểu nổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook