Thượng Cổ Dị Bút Kí

Chương 1: NHIẾP HỒN TẠO PHÁCH

Thiên Bồng Nguyên Soái

03/02/2017

MỞ ĐẦU

“Cái có thực mà không xác định được nơi chốn thì gọi là Vũ, cái lâu dài mà không truy được nguồn gốc thì gọi là Trụ”

(Đạo Đức Kinh)

‘B.A.N.G’

Tiếng nổ lớn đột ngột vang lên trong bóng tối khôn cùng. Thứ sinh mệnh được thai nghén suốt mười tám ngàn năm kia giờ đây đã thức tỉnh. Và từ một điểm duy nhất ấy, vũ trụ vô tận được hình thành.

Lấy sinh mệnh ấy làm trung tâm, mây mờ mạnh mẽ khuếch tán trong khoảng không bất tận này, làm rực rỡ bóng tối sâu thẳm nơi đây bằng thứ ánh sáng huy hoàng nhất, hoàn mỹ nhất.

Và rồi giữa những chùm sáng chói loà kia, sinh mệnh ấy dần dần hiện hữu: Linh Chân Bàn Cổ.

Bàn Cổ vừa sinh ra, hai tay tả hữu phân biệt liền cầm hai mảnh âm dương. Y hô lớn một tiếng, hai tay ra sức chụm lại với nhau, sấm sét ầm ầm nổi lên, không gian vặn vẹo quay cuồng.

Một lúc lâu sau, thứ vật chất nhẹ và trong không ngừng bay lên, biến thành trời, một số vật chất nặng và đục thì từ từ lắng xuống, biến thành Đất.

Thiên khai địa lập, Bàn Cổ vui mừng khôn siết, nhưng sợ Trời Đất lại hợp vào nhau, y liền lấy đầu đội Trời, chân đạp Đất, hiển thần thông, một ngày chín biến hoá.

Bàn Cổ mỗi ngày cao lên một trượng, Trời cũng mỗi ngày cao lên một trượng, Đất cũng mỗi ngày dày thêm một trượng. Từng ngày rồi lại từng ngày, thoắt cái đã qua mười tám nghìn năm, cuối cùng Trời Đất cũng trở nên vững chắc, sẽ không hợp lại với nhau nữa.

Lúc này, Bàn Cổ mới yên tâm, nhưng cũng lúc này, vị anh hùng khai thiên lập địa đã kiệt sức.

Bàn Cổ sắp chết, toàn thân liền xảy ra biến hoá lớn.

Bàn Cổ chớp mắt, mắt trái liền biến thành Mặt Trời đỏ chói, mắt phải biến thành Mặt trăng trắng ngần.

Y trút hơi thở cuối cùng liền trở thành mây và gió.

Tiếng nói y phát ra, liền trở thành tiếng sấm.

Đầu y trở thành ngọn núi cao nhất thế gian, sau này gọi là núi Côn Lôn.

Máu y trở thành biển, nước mắt chảy thành sông.

Xương cốt y trở thành vàng bạc đá quý.



Bàn Cổ chết đi, tất cả của y liền gửi lại Thiên Địa, duy nhất cột sống còn sót lại, trở thành cột chống trời, tục gọi Bất Chu Sơn.

….

Bàn Cổ chết đi huy hoàng và xuất sắc hệt như cách y sinh ra, biến khoảng không vô tận này trở nên tràn trề sức sống hơn bao giờ hết.

---o0o---

Từ một khắc kia khi thứ sinh mệnh ấy được thai nghén, ta liền biết mình sẽ chẳng còn đơn độc. Ta đã chịu đựng nỗi cô đơn này quá lâu rồi, thật lâu, lâu tới mức, ta tưởng chừng như mình không còn tồn tại.

Cô đơn cùng tịch mịch như một chất độc ăn mòn lấy tâm trí ta. Hỡi ôi nỗi đau này có kẻ nào hiểu được!

Ta đợi chờ

Ta hy vọng

Sau đó, Bàn Cổ, ngươi rốt cuộc cũng được sinh ra. Ngươi làm bừng lên thế giới tăm tối này, rọi sáng tâm hồn u uất của ta.

Nhưng tại sao, tại sao ngươi lại chết đi, tại sao ngươi không sống mãi, tại sao ngươi để lại một mình ta đơn độc, dập tắt đi ngọn lửa đang hừng hực cháy nơi trái tim ta!

---o0o---

Này đây là sứ mệnh của ta, sứ mệnh ‘Khai Thiên Lập Địa’.

Duyên - hữu, phận - vô! Ta rồi sẽ chết đi, nhưng ta nhất quyết không tan biến như chưa từng tồn tại.

Đây Thiên Địa do ta tạo nên, đây tất cả của ta đều gửi lại Đất Trời

Này đây đôi mắt ta sẽ rực sáng cả ban đêm và ban ngày, lặng lẽ ngắm nhìn cuộc hành trình của ngươi.

Này đây máu thịt ta trở thành biển cả cho ngươi tự do vẫy vùng.

Này đây hơi thở của ta trở thành mây và gió bảo bọc lấy bóng hình đơn độc của ngươi.



Và đây, trái tim chân thành này, ta gửi lại cho ngươi! Ta dùng cả cuộc đời để hoàn thành sứ mệnh, cũng dùng trọn tâm trí để yêu ngươi.

--------------



CHƯƠNG 1: NHIẾP HỒN TẠO PHÁCH

(1)

Thiên Lịch năm thứ 18.001, lấy mốc từ khi Bàn Cổ được sinh ra.

Bàn Cổ chết đi, tứ chi biến thành vô số sinh mệnh.

Chân trái sinh ra người con trai, gọi là Phục Hy.

Chân phải sinh ra hai người con gái, tên gọi Nữ Oa và Hoa Tư.

Còn lại hai cánh tay, phân biệt âm dương liền biến thành vô số giống loài đực cái khác nhau. Thượng Cổ ghi chép lại bốn giống loài mạnh mẽ nhất gồm có: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.

---o0o---

Mấy ngàn năm sau.

Ta lười biếng nằm dài trên đám mây ngũ sắc mềm mại, híp híp con mắt duy nhất nhìn xuống phía dưới mặt đất náo nhiệt kia.

Nơi đó, Phục Hy vì tạo ra một thứ gọi là ‘Dao Cầm’ mà mài kiếm chặt đi đoạn giữa của cây gỗ Ngô Đồng mà Phượng Hoàng yêu thích nhất, cũng tiện tay huỷ luôn cái tổ ấm áp nó vừa mới vun đắp trên thân cây, hại nó đến mức không có nhà để về, chim sinh bất hạnh a. (thay vì ‘nhân sinh bất hạnh’)

Phượng Hoàng kháng nghị ô ô kêu lên vài tiếng, liền bị Nữ Oa bên cạnh dùng bạo lực bịt mồm tống đi nơi khác, thế giới này lại yên tĩnh rồi.

Cùng lúc đó, Hoa Tư lại mang về năm sợi Long Tu (râu rồng) chắc chắn nhất Đông Hải trở về, đưa cho Phục Hy tiếp tục chế tác.

Vậy này dùng tay mà gảy liền có thể tạo thành âm sắc nên liền gọi là ‘Dao Cầm’.

Dao Cầm dài 3 xích 6 thốn 1 phân (khoảng 1m2), phân ứng với 361 độ chu thiên trong năm. Mặt trước rộng 8 tấc ứng với 8 tiết, mặt sau rộng 4 tấc ứng theo bốn mùa, bề dày 2 tấc ứng theo lưỡng nghi. Gồm 13 chuỷ (phím đàn) ứng với 13 tháng trong năm (tính cả tháng nhuận)

Trên Dao Cầm mắc 5 sợi Long Tu tạo thành dây đàn, ngoài ứng theo ngũ hành, trong ứng với ngũ âm: Cung – Thương – Dốc – Chuỷ – Vũ nên còn gọi là ‘Ngũ Huyền Cầm’

Hậu thế sau này có Chu Văn Vương Cơ Xương (trước là Tây Bá Hầu) vì tưởng niệm con trai Bá Ấp Khảo vốn tinh tường thuật đánh đàn mà thêm một dây nữa gọi là ‘Văn Huyền’. Tiếp đến con trai hắn là Võ Vương Cơ Phát lúc lật đổ vua Trụ vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây nữa gọi là ‘Võ Huyền’. Thiên hạ gọi tên là ‘Văn Võ Thất Huyền Cầm’

Dao Cầm hoàn thành, Phục Hy liền dùng nó gảy lên những âm sắc tuyệt diệu nhất trong thiên địa này. Tiếng đàn chứa đựng âm dương ngũ hành, vang vọng đến tận nơi ta trú ngụ ở chin tầng mây, khiến vạn vật si mê không dứt. Nữ Oa bên cạnh vung tay tạo nên điệu múa hoa mỹ nhất thế gian. Hoa Tư ngồi đó lặng lẽ cất lên tiếng hát quyến rũ nhất vũ trụ này.

Từ trên chín tầng trời nhìn xuống, ta ước chi thời gian dừng lại mãi ở một khắc này.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện sắc
tuyết ưng lĩnh chủ
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thượng Cổ Dị Bút Kí

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook