Thiền Của Tôi

Chương 28

Vệ Tuệ

25/11/2018

Pháp sư nói: mỉm cười, mỉm cười Hỏi: "Làm thế nào để giải thoát?"

Thiền sư đáp: "Ai trói buộc con?"

Sau một trận mưa mùa thu, thời tiết trên núi Phổ Đà đột nhiên lạnh không chịu nổi. Hoa lá cỏ cây thi nhau tàn rữa. Trong sắc màu xanh ngắt vốn có không hề thay đổi trong năm qua, màu của núi rừng giờ bỗng nhuốm thêm màu đỏ sậm và màu nâu sậm. Nhìn từ xa nom sinh động vô cùng.

Thế mà đã ở trên đảo được hai tuần. Sắp gần ngày về, pháp sư Tính Không sai Tuệ Quang tới nhắn tôi hãy tới thăm tệ xá ông trước khi quay về.

Pháp sư Tính Không sống trong một trai phòng nhỏ phía Tây Bắc trong chùa. Căn phòng được bày trí rất đơn giản sạch sẽ, chỉ có một cái ghế cũ, một cái bàn cũ. Cạnh bàn đặt một khám thờ trên có tượng Quan Âm. Một chiếc giường gỗ thấp, trên phủ một lớp chăn mỏng. Nếu so với cuộc sống thường ngày của người thường, quả là lạc hậu tới cả một thế kỷ.

Nhưng trong căn phòng hầu như không một tí bụi này lại ngập tràn một mùi thơm không tên và hơi ấm lãng đãng. Nhưng thứ khiến tôi phải chú ý nhất lại là một bức lụa trắng treo bên cạnh giường pháp sư, bên trên viết chứ "Tử" bằng mực tàu đen. Mỗi lần nhìn thấ chữ này, tim tôi lại đập đánh thót một cái. Lần đầu tiên bước vào căn phòng này, tôi đã giật mình bởi cái chữ được viết bằng nét bút lông đậm và thô bằng mực tàu đen này.

Hỏi pháp sư Tính Không tại sao lại treo chữ "Tử" lên tường. Ông vuốt râu, nói rất sâu xa rằng: "Rất nhiều người chỉ bận rộn lo sống mà quên mất một số chuẩn bị tất yếu cho cái chết trong tương lai. Hãy quên đi cái chết trước mắt, tranh thủ lúc nó vẫn chưa đến, phải sống một cuộc đời có ý nghĩa". Một lần khác, ông cũng nói: "Chúng ta đều sợ chết, nhưng lại không biết gì về cái chết. Vậy làm sao hiểu được về cuộc sống?".

Tình cảm kính trọng của tôi đối với pháp sư càng tăng dần theo ngày tháng. Trong mắt tôi, con người từ bi này vừa tượng trưng cho trí tuệ, vừa giống như một ông già vô tư bảo vệ cho lớp trẻ. Có ông ở bên mình, mọi phiền nhiễu như được giải quyết hết. Những nỗi hoảng hốt, bất an, bi thương cũng tự tan biến. Ông như một nơi tránh nạn hùng vĩ. Trong cái xã hội mê loạn bởi tình dục và quyến lực này, ông là một ông già vĩ đại có sức mạnh phi thường mà người trần mắt thịt không thể nhìn thấy được.

Vào buổi chiều tôi mua vé tàu quay trở về Thượng Hải, tôi lại tới thăm trai phòng của pháp sư Tính Không.

Từ xa đã nhìn thấy Tuệ Quang vén tay áo đang lau cửa sổ bên ngoài trai phòng. Dưới chân là một thùng gỗ đầy nước.

Tôi chào chú. Chú quay đầu lại. Gương mặt tròn ửng đỏ do làm việc. Chú ta mỉm cười với tôi, "Pháp sư đang đợi cô đấy", chú nói rồi lại quay đầu lại, tiếp tục lau cửa sổ.

Pháp sư đang ngồi xếp bằng tròn trên giường, mặc một bộ áo cà sa màu xám rộng thùng thình. Chữ "Tử" treo trên tường sau lưng ông vẫn khiến người ta phải giật mình. Nhìn về chữ đúng vào tầm đỉnh đầu của pháp sư, giống như một thứ thần bí có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào. Nom pháp sư có vẻ hơi mệt. Hầu như không thấy nổi tấm thân gày gò dưới lớp cà sa rộng.

Tôi chắp tay làm lễ với ông.



"Con sắp đi phải không?", ông hỏi và chỉ cho tôi chỗ ngồi xuống chiếc ghế cũ kĩ.

"Vâng ạ, sẽ đi tàu vào ngày mai", tôi đáp, giọng hơi khàn khàn. "Con cũng không rõ nữa. Chỉ thấy cũng không muốn về lắm, nhưng..."

"Con có thể lại đến bất kỳ lúc nào", pháp sư cười. "Khi ta ở tuổi con, chạy nhảy suốt ngày, không bao giờ ở yên được một nơi".

Nụ cười của pháp sư có tác dụng chữa trị. Trong chớp mắt, tôi không thấy đau đớn gì nữa. Bất giác, tôi cũng cười. "Có hợp ắt có tan. Tan rồi vẫn còn cơ hội hợp", pháp sư nói.

"Con sẽ quay về thăm pháp sư và mọi người. Lần sau nhất định con sẽ mang bánh kem tới. Thượng Hải có một tiệm cơm chay rất ngon có tên Công Đức Lâm. Họ cũng làm bánh kem bơ cho các hòa thượng".

Pháp sư gật đầu, mỉm cười nhìn tôi một lượt, "Nom con mạnh khỏe hơn lúc vừa tới đây".

"Ở đây, con ngủ được ngon giấc, không mộng mị. Vả lại, nếu có mơ thì cũng không phải là ác mộng", tôi nói.

"Thử kể một vài giấc mộng của con xem nào".

"Dạ, có một số giấc mộng thường lặp đi lặp lại. Chẳng hanh như con trôi trên biển, cố tìm một hòn đảo nhỏ. Con đoán đó là núi Phổ Đà nhưng mãi không tìm ra. Đôi khi ảo ảnh lại xuất hiện. Rồi trên trời như có một giọng nói văng vẳng xuống như nói với con điều gì đó, nhưng con không bao giờ nghe rõ được. Còn nữa, có lần con mơ biến thành một đứa trẻ ra sức trèo qua cái bậc cửa. Rồi hai lần con mơ thấy cảnh New York, mơ thấy bạn con", tôi ngừng lại, "Nhưng cũng không có cảm giác khiếp sợ".

Pháp sư không nói năng gì, gương mặt mơ màng như ngậm cười. Lúc đó, Tuệ Quang bước vào, bưng lại hai tách trà xanh, rồi rón rén khép cửa lại.

Sau khi làm động tác "mời dùng trà" với tôi, pháp sư liền bê tách trà tới đặt cạnh giường, khẽ thổi lá trà trên mặt nước, uống một ngụm. Tôi cũng bắt chước ông, uống một ngụm. Trà rất ngon, do các hòa thượng trong chùa tự hái và sao tẩm.

"Con học tiếng Anh mất bao lâu?", đột nhiên pháp sư đổi đề tài.

"Cộng tất cả trước, sau cũng phải năm sáu năm. Tới giờ, con vẫn đang học ạ".

"Như vậy cần phải kiên nhẫn", pháp sư nói, "Tu tâm dưỡng tính càng đòi hỏi kiên nhẫn... Có lẽ cũng phải mất cả đời". Tôi chăm chú ngắm gương mặt từ bi của pháp sư. Một tình cảm vô cùng sâu sắc và rất đỗi thân thương dù khó có thể miêu tả được thành lời từ từ dâng lên.



"Ta có cái này cho con", pháp sư chỉ xuống gầm giường. Tôi vội bước lại, kéo từ dưới gầm giường ra một hộp gỗ. Mở ra, bên trong toàn là kinh Phật. Pháp sư nhấc một cuốn mỏng có ghi "Đại bi chú", đưa cho tôi, "Rảnh rỗi đọc lấy một ít. Có tác dụng ổn định tâm trí".

Tôi vội vã chắp tay, xúc động vô cùng, nhưng không biết cảm tạ ra sao, nhất thời cứ đờ đãn như súc gỗ. "Cuốn kinh này do một hòa thượng tình cơ giữa đường tặng lại khi ta còn trẻ đang du ngoạn bốn bể. Giờ đây tặng lại cho con. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho con được ít nhiều". Lúc nãy tôi không chỉ thấy cảm động, mà còn kinh ngạc. Món quà này thực đáng giá.

Lúc tôi đứng dậy giã từ, pháp sư dùng sức dậm mạnh cây phương trượng, nói như thể đọc kinh: "Mỉm cười, mỉm cười".

Tôi không cầm được nước mắt khi chia tay, cố gắng mỉm cười. "Con ơi, bí mật của cuộc sống chính là trong nụ cười. Con còn trẻ như vậy mà lúc nào mặt mũi cũng rầu rĩ. Cần phải cười, có lúc cũng cần phải có một trái tim hài hước". Pháp sư nói, vẫy tay với tôi. Tôi cúi khom người chào.

Tuệ Quang tiễn tôi ra khỏi trai phòng của pháp sư và tiễn mãi tận ra ngoài chùa.

Đứng con đường mòn nhỏ phủ đầy rêu ngoài cửa chùa, tôi nói với chú tiểu: "Tôi sẽ nhớ chú lắm". Tuệ Quang cúi đầu, đá một viên sỏi ra xa. Tôi lại ngửi thấy mùi mới mẻ và hơi cay đắng trên người chú, như thể mùi của cỏ ngải bị thiêu trụi. Đó là mùi chỉ có trên người các tăng lữ niên thiếu khổ hạnh. Mãi sau, chú mới mở miệng: "Cô nhớ giữ gìn sức khỏe".

Tôi mỉm cười vui sướng, "Chăm sóc pháp sư Tính Không cẩn thận nhé. Khi ngồi thiền, đừng có ngủ gật đấy". Chú tiểu bật cười, "Sáng nay lúc ngồi học, suýt nữa tôi ngủ thiếp đi".

"Tại sao?", tôi cười, hỏi lại.

"Vì đêm qua hơn ba giờ sáng vẫn không ngủ được, tôi trốn ra khỏi trai phòng, đi ra trạm điện thoại công cộng trước cổng chùa gọi điên cho mẹ". Chú cắn chặt môi, mặt bừng sáng, "Mẹ tôi còn tưởng đang nằm mơ cơ đấy". Chú mỉm cười, chìm đắm trong niềm hạnh phúc mà mẹ mang tới.

Lúc đó cây phong gần chỗ chúng tôi đứng bị gió thổi ào, trút xuống một đám lá đỏ ối. Những chiếc lá lượn vòng trong không trung đỏ như thế, bắt mắt như thế, thật đẹp khác thường.

Tôi giơ tay vẫy chú, quay người đi xuyên qua chiếc cổng vòm của chùa Pháp Vũ. Ngồi một lúc trên bờ biển, tôi mới quay về nhà nghỉ ăn tối.

Sáng hôm sau, tôi trở dậy, đánh răng rửa mặt, ăn sáng rồi gửi hành lý ở quầy tiếp tân. Tôi quay lại chùa Pháp Vũ thắp hương bái phật trước các chư vị phật thánh.

Đúng lúc du khách tới thăm chùa rất đông. Họ bước qua bước lại bậc cửa chùa, nhìn từ xa như một đàn cá di cư từ xa tới.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thiền Của Tôi

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook