Sao Đen

Quyển 2 - Chương 6: CƯƠNG LĨNH CALI

Triệu Huấn

22/04/2014

Mùa hè là mùa của du lịch.

Hàng triệu du khách tràn về các thành phố miền Tây và miền Nam chan hòa ánh nắng. "Ngựa xe như nước áo quần như nêm". Các khách sạn lớn đều hết chỗ. Bãi tắm rừng cây chen chúc những người. Lều bạt, ôtô bên nhau san sát.

Nhưng có một số người từ châu Âu, châu Á, châu Đại Dương đến đây không phải để thưởng thức những ngày hè tươi đẹp, những phong cảnh kỳ thú... Họ tụ tập đến đây để ôn lại những thất bại đau đớn, để tìm hướng đi cho tương lai. Đó là những "đại biểu" của một số cộng đồng người Việt lưu vong, phần lớn chạy khỏi Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Gọi là đại biểu thì cũng chưa thật trọn nghĩa bởi vì có người thay mặt cho một nhóm, một tổ chức, một đảng, có người chỉ "đại biểu" cho cá nhân mình. Họ nhận được giấy mời từ mùa thu năm ngoái của ban trù bị. Một số được mời không đến, bù vào đó là một số không mời cũng xin đến. Tổng cộng khoảng hai trăm người. Nhìn ra thì không thấy vị tai to mặt lớn nào của chính quyền cũ. Những người này dại gì đem bộ mặt thất trận đến đây cho những người tranh ăn trước kia xỉ vả. Ông Thiệu thì không rõ địa chỉ ở đâu mà mời. Ông Kỳ còn bận kinh doanh. Ông Đôn đang bận viết hồi ký, ông Lắm cáo bịnh... Tóm lại các vị này nhờ những năm cầm quyền đã kiếm ăn to. Họ đã chuẩn bị cho mình một gia sản kếch xù để đủ sống phè phỡn dăm ba thế hệ, họ cần gì phải bận tâm đến thời cuộc nữa. Một số khác như Nguyễn Ngọc, Trần Kim... thực chất là tội phạm chiến tranh, họ phạm tội giết chóc, đánh đập, tra tấn quá nhiều người, họ cũng không muốn xuất đầu lộ diện. Giống như những tên Quốc xã sau chiến tranh, họ muốn mai danh ẩn tích. Biết đâu chẳng có một viên đạn nằm sẵn trong nòng súng chờ đợi họ. Điểm mặt thì phần lớn đại biểu là những kẻ đối lập trước đây, những kẻ mất ăn, còn cay cú, những kẻ ngu ngốc đầy ảo vọng, những kẻ háo danh và nhẹ dạ, những tay ma cô và phù thủy chính trị... Tuy tuổi họ cũng chẳng trẻ gì nhưng cứ tạm gọi là đội hình mới của mặt trận phản quốc.

Đã là liên minh, là mặt trận thì phải có tiếng nói, có công cụ tuyên truyền thông tin, trao đổi, giáo dục, v.v... Vì vậy phải ra một tờ báo. Ban trù bị đã đề cử luật sư Bùi Hạnh lo cho việc này. Nhờ có anh tôi giới thiệu, tôi đã xin được chân phóng viên cho tờ "Chim Việt". Ban trù bị quyết định phải ra số đầu vào dịp cuộc hội thảo khai mạc. Vì vậy tôi được phép tìm gặp phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh các đại biểu. Họ được ban trù bị đón tiếp long trọng ở khách sạn Hilton.

Ở đây tôi được gặp lại tướng Tùng Lâm. Anh ôm chầm lấy tôi và tôi cảm thấy ngay cái mùi phấn son quen thuộc.

- Rất vui miệng được gặp lại anh! Bây giờ anh ở đâu?

- Ở Westland , ở tiền tuyến?

- Ôi thật kỳ. Anh đã nhập cư vào Mỹ rồi kia mà?

Anh kéo tôi ra chỗ vắng thì thầm.

- Mình đã nhập cư vào Mỹ. Nhưng sau đó mình hỏi tin tức gia đình thì được biết vợ con vẫn kẹt trong trại tị nạn ở Westland. Mình phải nhờ mấy tay có thế lực giúp đỡ để đưa sang đây. Hôm mình bay sang Voca City để lo công chuyện này thì gặp lại Bảy Dĩ ở khách sạn. Anh ta hỏi mình "Có muốn làm việc với Warrens không?". Mình hỏi "việc gì?". Dĩ bảo "huấn luyện quân sự cho lính". "Ô việc huấn luyện là nghề nghiệp của tôi" - "Thế thì tướng quân ở lại đây luôn. Trời, ở đây đã lắm. Sang Mỹ chắc gì đã kiếm nổi việc". Đúng vậy mình chẳng biết làm gì ngoài nghề đánh nhau. Nhưng mình cẩn thận hỏi lại "chỉ huấn luyện thôi chứ?" - "Hợp đồng này chỉ có huấn luyện. Muốn chiến đấu ký hợp đồng sau".

"Lương tháng bao nhiêu?" - "Năm trám đô-la" - "Đồng ý. Năm trăm đô-la một tháng là mình yên tâm rồi". Ở đây nhiều gái làng chơi lắm. Thế là mình ký luôn với Dĩ, người đại diện của Warrens , một hợp đồng mười tám tháng. Mình được đưa về chỉ huy mật cứ Béta ở Pandon.

- Mật cứ Béta?

- Nói cho quan trọng chứ thực ra chí là một trại lính nhỏ trong một cánh rừng cách thị trấn Pandon bốn kilômét về phía Đông. Hết giờ làm việc có thể về Pandon giải trí xả láng. Il y a beancoup de files pour le soir1 (Đấy có rất nhiều gái làng chơi). Hiền đệ có muốn sang đó với mình không? Nói chơi vậy thôi chứ đây đâu có thiếu. Với bọn gái da trắng giá cả có lẽ mắc hơn! - Tùng Lâm cười nói rất cởi mở.

- Hiện nay tôi làm cho báo Chim Việt. Thế nào tôi cũng bay sang bên ấy để viết về các trại tị nạn. Tôi sẽ đến thăm anh.

- Thiệt chứ! Mình mong đó - Tùng Lâm bá chặt vai tôi rất nhiệt tình - Đúng là tình bạn sanh tử suốt từ năm 60 nhỉ. Mình vẫn nhớ cuộc hành quân Khủng Long chó đẻ. Dù sao thì vẫn là những năm tháng không thể quên được.

- Anh có gặp bạn bè nào bên ấy không?

- Mình ở vùng hẻo lánh, ít về thành phố nên không gặp ai. A có Trương Tấn Hào, anh bạn lái thuyền vượt biển cho bọn ta đó. Hào cũng ký một hợp đồng huấn luyện hải thuyền với Warrens. Thằng cha hiền khô, chẳng bồ bịch chi, mặt lúc nào cũng "đưa ma", thương vợ, nhớ con suốt. Hào ở cách bọn mình có hai chục kilômét, gần ợt. Hôm nào toa sang, chúng mình sẽ đến chơi.

- Dạ, - Tôi chuyển sang đề tài khác - Anh là đại biểu của kiều bào ở Westland à?

- Đại biểu mẹ gì! Có ai bầu mình đâu mà kêu là đại biểu. Ha ha! Bảy Dĩ bảo mình đi đến diễn đàn này chửi cho mấy ông giàu có một trận về cái tội bỏ bạn bè sống no béo ở Mỹ... Mình cứ đi đại thôi chứ từ xưa có đăng đàn diễn thuyết bao giờ. Chỉ có uýnh và uýnh hoài thôi! Quan trọng là Warrens tài trợ cho chuyến đi, nên mình có dịp về thăm má con nó vài bữa.

Tôi mời Tùng Lâm đến nhà chơi. Anh hẹn sau hội thảo sẽ đến.

Anh Ân tôi cũng có may mắn gặp lại Mlle Eugénie Mộng Vân, người tình, người bạn chính trị thời xa xưa.

Khi Pháp ra đi, chị Mộng Vân bị chính quyền Diệm trục xuất vì coi chị là phần tử thân Pháp, là mật vụ của tướng Hình, là nhân viên của 2B của DGSE, của MI.51 (Phòng Nhì, cơ quan An ninh đối ngoại Pháp, cơ quan tình báo Anh) là người phụ nữ nguy hiểm. Thế là chị phải sống lưu vong. Từ đó anh tôi không có một liên hệ nào với người đàn bà vang bóng một thời này nữa. Hôm nay gặp nhau ở đây, hai mái đầu đã điểm bạc. Họ bắt tay nhau xúc động. Anh tôi mời chị về nhà chơi, chị nhận lời ngay. Qua Mlle Mộng Vân, anh tôi làm quen với giáo sư Vũ Quốc Anh đại biểu của Cộng đồng tị nạn ở Canberra, với nhà kinh doanh Hoàng Đình Thân đại biểu của một nhóm chính khách lưu vong ở Anh quốc. Rồi từ ông Thân, anh tôi biết luật sư Huỳnh Bá Kiên đại biểu Việt kiều ở Tây Đức. Cứ như thế, bà Claudine Phương Mai đại biểu nhóm Brucxelle, thương gia Đinh Xuân Lễ thay mặt cho làng Việt kiều ở Toulon, bà Diễm Châu ở Toronto kéo đến tay bắt mặt mừng như những người thân lâu ngày gặp lại. Họ từ khắp nơi trên mặt đất hội tụ đến đây nhân danh những người vong quốc!

Đúng tám giờ sáng ngày 20 tháng 7 năm 1977 cuộc hội thảo bắt đầu. Cụ Hoàng Cơ Bảo long trọng đọc lời khai mạc. Một trám sáu mươi chín đại biểu. Ba trăm mười lăm người dự thính gồm phần lớn những kẻ vô công rồi nghề, một số nhà báo người Việt và ngoại quốc. Tiếng vỗ tay ào ào khi giới thiệu các đoàn đại biểu từ khắp các châu lục về Cali để dự "Hội nghị Diên Hồng" của thời đại mưu cầu nghiệp lớn.

Các bản tham luận đều có xu hướng đổ lỗi cho các chế độ độc tài từ Diệm đến Thiệu luôn luôn chia rẽ khối cộng đồng dân tộc, làm suy yếu tinh thần và sức mạnh chống Cộng. Họ chửi bới Thiệu đã lì lợm độc tài, rẻ rúng người hiền, khinh khi nghĩa sĩ để phút chốc tan tành nghiệp lớn! Họ cũng oán Mỹ mang con bỏ chợ, phản bội bạn bè. Một số chê Mỹ là không biết điều khiển chiến tranh, vừa đánh vừa run, bộc lộ quá rõ vai trò xâm lược để cho Cộng sản cao rao chính nghĩa dân tộc, đánh lừa dân chúng, mê hoặc dư luận năm châu...

Hội nghị bỗng xôn xao khi thấy cụ Bảo dắt tay một người to lớn lên diễn đàn. Ông chủ tịch trang trọng giới thiệu:

- "... Tướng Tùng Lâm, người anh hùng trên phòng tuyến sông Đan Li, người chiến đần đến viên đạn cuối cùng mới chịu để Cộng sản bắt sống. Người vượt ngục, cướp xe của Cộng sản rồi vượt biển ra đi, đã đến được diễn đàn này với chúng ta!...".

Hội nghị vỗ tay như pháo. Tùng Lâm giơ tay chào kiểu nhà binh rồi lại cúi rạp như vái về ba phía. Đợi mọi người im lặng anh mới bắt đầu đọc bài diễn văn.

- Thưa quý bà, thưa quý ông, thưa quý anh em. Lời giới thiệu của ngài Chủ tịch làm tôi vô cùng xúc động. Là một quân nhân, tôi đến đây với tư cách đại diện cho các chiến hữu của tôi, từ các tướng lĩnh đến người lính vừa nhập cuộc ở chiến trường. Đồng thời cũng thay mặt cho hàng vạn sĩ quan hiện đang bị giam giữ trong ngục tù Cộng sản. Cuộc chiến tưởng như đã chấm dứt cách đây ba năm, thực ra nó vẫn đang tiếp diễn. Hàng ngàn chiến hữu chúng tôi vẫn hàng ngày đổ máu cho đại nghĩa dân tộc. Vừa rồi nhiều đại biểu tham luận đã đổ lỗi cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa quá hèn nhát nên nhanh chóng tan rã trước áp lực chưa có gì là mạnh lắm của Cộng quân. Sự thất bại cuối cùng là cái cớ để quý vị tha hồ giễu cợt tha hồ bêu xấu hàng triệt sinh linh đã bỏ mình cho sự giàu có của quý vị. Nói cho cùng thì chúng tôi cũng chỉ như con tốt trên bàn cờ chiến lược. Thảm bại cuối cùng chính là do sự tan rã của kiến trúc thượng tầng. Các chính khách phải chịu trách nhiệm. Họ đã tranh giành quyền lực, xâu xé nội tình đất nước. Đến khi tiền tuyến gặp khó khăn thì quý vị chuồn trước, quý vị ra đi trong trật tự vì quý vị đã đầy túi đã chuyển hết tiền bạc qua các ngân hàng châu Âu và Bắc Mỹ, để mặc chúng tôi sống chết với Cộng sản (có tiếng xì xào kinh ngạc, tiếng huýt sáo và cả tiếng vỗ tay lộp bộp). Cộng sản đã chiếm được Nam Việt, nhưng chúng tôi đâu có tuyệt vọng. Hàng ngàn chiến hữu của chúng tôi văn chưa buông tay súng. Hàng ngàn người khác còn nằm gai nếm mật, mưu kế phục thù. Hàng vạn sĩ quan tài năng kiêu hùng vẫn còn bị giam trong các trại cải tạo. Các vị oán trách nước Mỹ đã đem con bỏ chợ, nhưng thử hỏi có ai trong quý vị chịu bỏ ra một đồng xu nhỏ để cứu vớt gia đình họ trong các trại tị nạn?... Chuyện cũ chẳng nên nói nhiều. Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu. Ở cuộc hội thảo này, chúng ta cần phải tìm ra một tiếng nói chung giữa những người tiến hành cuộc tranh đấu đến cùng nơi quốc nội với những người có may mắn hơn được sống tự do nơi quốc ngoại. Chúng ta phải quên đi những thảm bại đau thương để lo tính cho tương lai quốc gia, dân tộc. Khi ai đó chỉ còn biết khóc thương cho quá khứ xa xưa thì ở đây ta phải mưu tính cho tương lai sắp tới. Sự liên minh giữa các cộng đồng người Việt tự do sẽ cho phép ta có đủ sức mạnh để xoay chuyển tình thế. Cộng sản đã chiếm được Nam Việt nhưng họ đâu có mạnh. Họ chưa có kinh nghiệm quản lý một đất nước trên năm mươi triệu dân. Những khó khăn về kinh tế hiện nay đang biến thành những phân hóa chánh trị gay gắt làm thay đổi lòng dân. Những người quá tin Cộng sản trước đây đang vỡ mộng. Họ phải đi tìm một niềm tin mới. Thay mặt những người quốc nội, những người ngoài tiền tuyến, tôi kêu gọi sự đóng góp tài lực của quý vị, của đồng bào hải ngoại. Chúng tôi sẽ tạo nên một cao trào vũ trang tranh đấu mới ngay trên đất nước thân yêu của chúng ta.

(Tiếng vỗ tay vang lên dữ dội làm cho Tùng Lâm phải ngừng lại chắp tay vái bốn phương để tỏ lòng biết ơn)

- Là người lính tôi không quen nói nhiều. Chúng ta sẽ tận tâm tận lực phục vụ cho sự nghiệp cao thượng của chúng ta!

Đám cử tọa được kích thích mạnh mẽ, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo sôi sục. Tướng Tùng Lâm bước khỏi diễn đàn đã có hàng chục người ùa lên bắt tay, công kênh anh ta lên. Đám thanh niên thau tháu ngồi dự thính hò hét inh ỏi "Tùng Lâm! Tùng Lâm!" y như trò cổ vũ ngoài sân banh. Trong khi mọi người ồn ào nhu vỡ chợ thì nữ sĩ Mộng Vân len lên diễn đàn. Chị rung chuông lấy lại trật tự, cướp cả quyền điều khiển của Chủ tịch. Bị phấn khích mạnh mẽ, Mộng Vân không thèm chờ theo thứ tự của chương trình đã xếp đặt. Chị diễn thuyết luôn. Cụ Bảo và anh Ân tôi trố mắt ngạc nhiên nhưng cũng không dám ngán cản. Dù sao cũng phải giữ cái tình bạn bè, đồng đảng cũ.

- Thưa quý vị, thưa quý anh chị em! - Người đàn bà xinh đẹp đã luống tuổi nhưng biết che giấu cái lỡ thời bằng son phấn mỉm cười duyên dáng với thính giả - Tôi vô cùng cảm kích trước lời kêu gọi của tướng Tùng Lâm. Nhưng tôi cũng vẫn thấy cần phải nói đến quá khứ, đến nỗi nhục thua trận. Suốt ba mươi năm chiến tranh với Cộng sản, chúng ta cứ thua liên tiếp hết trận này đến trận khác, hết năm này đến năm khác. Chúng ta đâu có thua kém về binh khí tối tân, về quân đông, tướng đủ. Chúng ta lại được những cường quốc tự do hùng mạnh nhất giúp đỡ tiền bạc, vũ khí, xương máu, thế mà thua vẫn hoàn thua? Tại sao vậy? Nếu ta chưa trả lời được câu hỏi này thì dù ta có tiếp tục hy sinh chiến đấu cũng trở thành dã tràng xe cát! Theo tôi nghĩ, các nhà lãnh đạo trước đây của chúng ta đã quá dựa vào ngoại bang. Đã biến chủ thể quốc gia thành tay sai đế quốc. Biến cuộc nội chiến ý thức hệ thành chiến tranh xâm lược. Biến các chiến sĩ "thập tự chinh" của thế giới tự do thành những tên thực dân giết người man rợ. Thế là ngay từ đầu chúng ta đã để mất lá cờ chánh nghĩa vào tay cộng sản. Họ đã nắm được cái bửu bối thiêng liêng nhất của lịch sử để đánh bại chúng ta. Tôi nhớ có lần tướng Kỳ mơ ước có được một Điện Biên Phủ đảo ngược. Tất cả chúng ta đều thèm khát một chiến thắng vĩ đại như vậy. Nhưng mưốn có một Điện Biên Phủ đảo ngược thì trước hết chúng ta cần có một tướng Giáp đảo ngược, một Che Guevara đảo ngược, một con tàu Grânm đảo ngược. Trong đội ngũ chúng ta ở đây liệu có ai dám tự chứng minh là mình đang muốn có được tầm cỡ ấy? Chỉ muốn thôi? (Có tiếng xì xào và tiếng cười rộ lên) Sao quý vị lại cười? Sao quý vị lại không nói gì? Chúng ta không thể chỉ hội thảo để than thở cho những bất hạnh. Chúng ta đi nửa vòng quả đất tới đây gặp nhau không phải để than thở mà là tìm ra cách thức hành động. Có nhiều vị nghĩ được ra cái từ thành lập chính phủ lưu vong? Riêng tôi, tôi chán ngấy cái trò ấy rồi. Ở Pháp hai mươi năm tôi đã từng thấy hàng tá chính phủ lưu vong nghỉ trọ ở đây. Họ thuê những căn phòng sang trọng trong các khách sạn. Họ tiệc tùng hội họp, nhưng cuối cùng họ cũng chỉ là những hội đồng chuột, suốt năm tháng gặm nhấm niềm hy vọng của những người nhẹ dạ mà sống. Không một ai trong lũ chuột ấy dám mang cái chuông đến buộc vào cổ mèo đâu. Tôi không muốn quý vị, những người đáng kính ngồi ở đây biến thành một đàn chuột! (tiếng cười ồ, tiếng xì xào và cả tiếng huýt gió). Tôi kêu gọi quý vị hãy trở về Tổ Quốc tham gia cuộc chiến đấu. Chúng ta căm ghét chủ thuyết Cộng sản, nhưng chúng ta phải học phương pháp cách mạng của Cộng sản. Chúng ta phải dám ngồi trên con tàn Granma! Vị Chủ tịch họ Mao nói "Ngọn lửa nhỏ đủ đốt cháy cánh đồng". Chúng ta không sợ lực lượng ban đầu nhỏ bé mà chỉ sợ ý chí của chúng ta thấp hèn không mang nổi hoài vọng cao cả!

Tiếng cười và tiếng vỗ tay vang lên. Cụ Hoàng Cơ Bảo có vẻ không thích thú gì chủ trương quá khích này. Cụ đang muốn thành lập chính phủ lưu vong để có cơ sở pháp lý đi xin viện trợ của các nước đế quốc. Cụ lắc chuông giữ lại trật tự cũng để kìm lại bầu nhiệt huyết cuồng loạn của đám trẻ.

- Thưa quý vị? - Mộng Vân nói tiếp - Chắc nhiều đại biểu đáng kính sẽ nghĩ "Nếu chúng tôi là chuột đực thì chị cũng chẳng hơn gì con chuột cái!" (Cả hội trường cuời vui vẻ). Không, thưa quý vị, tôi không muốn là con chuột cái. Tôi cũng không phải là phù thủy xui dại âm binh nhảy vào giàn lửa. Tôi sẽ trở về Tổ Quốc cùng chiến đấu với đạo quân của tướng Tùng Lâm? (Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò ầm ĩ. Tùng Lâm tiến lên diễn đàn bắt tay Mộng Vân và cúi xuống hôn tay người đàn bà này với một cử chỉ rất kính trọng). Có vị nào muốn đi với tôi không? (Một số hét lên "tôi", "tôi'" và tiếng reo hò cuồng nhiệt như đám Hồng Vệ binh trước Thiên An Môn! Cụ Bảo tái mặt vì xu thế hội thảo đi theo chiều hướng không kiểm soát nổi) - Không phải tất cả chúng ta đây đều trở về Tổ Quốc. Nhiều vị quá già rồi không thể ra mặt trận. Các vị không thể buộc chuông vào cổ mèo, nhưng các vị có đủ sức mở rộng cái miệng hầu bao ra ủng hộ cho những người chiến đấu. Các vị có thể keo kiệt từng giọt máu, nhưng xin quý vị vui lòng dốc những đồng đô-la lẻ vào Quỹ Cứu nguy dân tộc... Tôi muốn trở thành một chiến sĩ chống Cộng kiến mới có thể tôi sẽ không sống cho đến lúc niềm vui của tôi thành đạt. Nhưng tôi không một chút ân hận vì một trong những hoài vọng lớn lao của tôi là được gửi nắm xương tàn nơi cố quốc!

Tiếng vỗ tay vang lên hồi lâu. Đến lượt cụ Bảo lên diễn thuyết nhưng theo kinh nghiệm lâu năng ở nghị trường, cụ thấy lên diễn đàn lúc này bất lợi. Tùng Lâm và Mộng Vân vừa được hoan nghênh dữ dội như vậy mà bài tham luận của cụ phải thua kém thì sẽ ảnh hưởng tới vị trí của cụ trong việc bầu bán sau này. Cụ liền đẩy luật sư Phan Quang Ân lên diễn đàn trước. Anh tôi lên diễn đàn với một vẻ mặt bình thản:

- Thưa quý đại biểu! Theo thiển kiến của tôi, cuộc hội thảo hôm nay có một mục đích cao cả là hướng tất cả cộng đồng người Việt ở quốc ngoại về quê cha đất tổ. Nhưng cái quan niệm hướng về của chúng ta ở đây rõ ràng không đồng nhất. Dân tộc ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh liên miên ba chục năm. Những người Cộng sản thắng, còn chúng ta bại trận. Chúng ta là những người tự do, chúng ta đau lòng. Nhưng chúng ta là những người tôn thờ lý tưởng dân chủ, chúng ta phải chấp nhận thực tế đó. Chúng ta thừa nhận Cộng sản thắng vì họ nắm được ngọn cờ đại nghĩa, họ được đa số quốc dân ủng hộ, thế thì tại sao chúng ta lại không tôn trọng sự lựa chọn của đa số? Nếu chế độ hiện nay ngày càng mất lòng tin thì chỉ có những người theo nó mới có quyền phán quyết nó bằng lá phiếu của họ, chứ không phải chúng ta, những người tử thử của họ trước đây nói thay lời họ (có tiếng xì xào, tiếng la ó giận dữ, anh tôi phải ngừng lại vài phút mới tiếp tục được). Tôi và quý vị, chúng ta không yêu thích gì chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta đã ra đi, chúng ta đã bỏ phiếu bằng đôi chân rồi. Chúng ta phải tôn trọng ý chí của quốc dân, của đa số, của những người ở lại. Nếu chúng ta là người yêu nước, chúng ta còn nghĩ đến đồng bào ruột thịt của mình thì trên diễn đàn này chúng ta kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại thuộc mọi xu hướng chính trị hãy đóng góp công của của mình gửi về giúp đất nước khôi phục lại đời sống bình thường, ngõ hầu kiến tạo nên một nước Việt Nam hùng hậu ở vùng Đông Nam Á. Nếu quý vị không ưa chính quyền đương thời thì quý vị cứ để họ tự lo lấy công việc của họ. Tùng Lâmnói hiện nay cưộc chiến vẫn còn tiếp diễn, nhưng tôi nghĩ rằng đó chỉ là một vài cuộc manh động lẻ tẻ. Hòa bình là tuyệt đối. Hai mươi vạn quân Pháp, năm mươi vạn quân Mỹ đã không làm thay đổi được tình hình thì vài tiếng súng bắn lén đó có gì đáng khích lệ. Bất cứ một hành động nào muốn nhóm lại ngọn lửa chiến tranh đều là vô vọng, đều là tội ác đối với đất nước. (Tiếng la ó, huýt gió dữ dội. Có tiếng hét "im đi", "luận điệu Cộng sản". Nhưng anh tôi không rút lui. Chờ cho những giọng điệu khiêu khích giảm bớt, anh lại nói tiếp). Những lời tướng Tùng Lâm và chị Mộng Vân nói có gì mới mẻ đâu. Các chiến lược gia bại trận đều cũng đã nói mãi rồi. Bây giờ tôi nói ngược lại thì quý vị lạ tai, quý vị la ó, nhưng tiếc rằng đó lại là chân lý. Hiểu ra chân lý này tôi cũng đã trải qua biệt bao nhiêu sai lầm, thất bại bi thảm. Nếu quý vị coi những lời tôi nói là luận điệu Cộng sản, quý vị phản đối, thì làm sao quý vị có thể học tập nổi phương pháp cách mạng của họ để chống lại họ...

Anh tôi bước khỏi diễn đàn. Có vài chục người đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. Trong số đó tôi nhận ra bà Claudine Phương Mai, Việt kiều ở Bỉ. Tôi không ngờ anh tôi lại có thể nói được những lời như vậy. Tôi cảm động đến rơi nước mắt vì vui sướng. Đây là một bước ngoặt lớn trọng tâm hồn anh tôi. Nó hoàn toàn tự giác không cần đến một sự tuyên truyền lôi kéo nào. Cả chân lý và thực tiễn mạnh mẽ mới đủ sức lay động bộ óc ấy. Nhưng một khi đã lay động, nó sẽ chuyển biến một cách quyết liệt, không gì cưỡng nổi.

Một người trẻ tuổi trong nhóm những người tự nhận là đại biểu cho Việt kiều ở Australia nhảy lên diễn đàn. Y gào thét:

- Không thể như thế được. Không thể chấp nhận chủ thuyết đầu hàng Cộng sản. Một chế độ độc tài một chế độ ngục tù không thể tượng trưng cho Tổ Quốc của chúng ta được. Nếu anh em chúng tôi chưa có điều kiện về nước thì chúng tôi vẫn chiến đấu bên cạnh đội quân của tướng Tùng Lâm. Chúng tôi sẽ đánh bom vào các sứ quán của Việt cộng. Chúng tôi sẽ bắt cóc các nhân viên ngoại giao, các đoàn vàn hóa của chúng để đổi lấy những người bị giam. Chúng tôi sẽ kêu gọi tẩy chay Việt cộng ở các diễn đàn quốc tế. Và chúng tôi sẽ xử tội những kẻ nào có liên hệ chính thức với Hà Nội...

Tên khủng bố tuôn ra một tràng những biện pháp tội ác. Nó tưởng được mọi người hoan nghênh. Nó nói như gào thét, mép sùi bọt. Một người nào đó hét lên "im đi", "đủ rồi"... làm cho nó giận dữ, đảo mắt tìm kiếm. Nhưng một chuỗi cười chế giễu vang lên làm nó cụt hứng. Nó lùi lũi bỏ về chỗ ngồi.

Đến như cụ Bảo cũng không nuốt nổi cái luận điệu này. Vị chủ tịch đứng lên tuyên bố.

- Ở cuộc hội thảo hôm nay chúng ta không bàn tới phương sách khủng bố vì nó bị các nước văn minh lên án. Hành hung các nhân viên ngoại giao, phá phách các sứ quán là vi phạm luật pháp của nước chúng ta cư trú. Chúng ta không nhắc lại chủ trương đó ở đây...

Nhiều vị khác tham luận đã đồng ý kiến với anh tôi, nhưng những phần tử phục thù vẫn chiếm ưu thế. Cụ Hoàng Cơ Bảo đã cố gắng hàn gắn những bất đồng, dung hòa các ý kiến đối lập để có thể thông qua một cương lĩnh theo ý mình. Anh tôi đã bỏ cuộc hội thảo ra về. Anh không muốn dính vào một âm mưu nhơ bẩn.



Cương lĩnh Cali đã được thông qua với một đa số áp đảo.

Họ coi Liên minh Việt kiều Hải ngoại là một tổ chức độc tôn của những người Việt lưu vong. Là một nhân tố song song với Mặt trận tự do quốc nội đấu tranh nhằm đánh đổ ách thống trị cộng sản để xây dựng một quốc gia Việt Nam mới. Mục tiêu trước mắt là đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Đòi Hà Nội cho những người di tản ra đi trong trật tự. Đòi tự do cho tù chính trị, cho tù binh. Chúng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, ngoại giao với Hà Nội và hậu thuẫn cho Liên minh về tinh thần, vật chất nhằm thành đạt những mục tiêu trên. Chúng còn thông qua lời tâm quyết gửi đồng bào quốc nội bằng giọng điệu vừa đạo đức giả vừa khiêu khích. Chúng cử đại biểu đến trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York để trao yêu sách cho Uỷ ban Nhân quyền, cho cao ủy những người tị nạn... thúc đẩy sự can thiệp, gây rối và bôi nhọ tình hình nội bộ Việt Nam.

Ban lãnh đạo được bầu ra và cụ Hoàng Cơ Bảo hả hê kiếm được ghế chủ tịch của Liên minh.

Tôi đã viết các bài tường thuật cuộc hội thảo trên tờ Chim Việt. Là chiến sĩ tình báo, ngoài việc tìm biết những âm mưu của kẻ thù, tôi thấy mình cần phải hạn chế ngay trong trứng những nọc độc tư tưởng của bọn phục thù. Tuy phải giữ kín quan điểm tư tưởng của mình nhưng tôi vẫn phải phản ánh sao cho quần chúng thấy rõ tính chất phiêu lưu độc ác của bọn người này đang cố dẫn dắt những người Việt lưu vong vào một mê cung mới thông qua chính những lời nói của họ trên diễn đàn.

Sau khi hội thảo bế mạc, tôi mời Tùng Lâm đến nhà chơi. Tôi hỏi anh:

- Anh định tiến hành cuộc đổ bộ vào Việt Nam đó sao?

- Ai nói kỳ vậy! Ra thoát là may rồi đâu tính đến chuyện vô!

- Sao bài diễn văn của anh hùng hồn thế?

- Đâu phải của mình. Mình có viết mẹ gì đâu. Cha Bảy Dĩ viết sẵn, chi cho mình một ngàn đô-la. Mình chỉ là cái loa của ổng. Mình đâu ngờ được hoan nghênh dữ vậy!

- Anh đã tự hại mình rồi đấy. Có đánh nữa thì chúng lại xui bọn ta thôi, chứ chúng đâu có dám buộc chuông vào cổ mèo! Lần sau nó chi hai ngàn đô-la buộc anh chỉ huy một cuộc đổ bộ, anh chịu chứ?

- Xin xá ông nội cả nón thôi. Đủ rồi. Mình mới ký có một hợp đồng huấn luyện cho bốn mươi lính biệt kích thôi.

- Lính Westland?

- Không, lính Việt chớ. Chúng tuyển từ trong các trại tị nạn.

- Tư lệnh sư đoàn mà chỉ huấn luyện có bốn mươi lính thì ngon quá.

- Ớn lắm hiền đệ ơi. Mình đâu có dạy những giáo lịnh xưa. Toàn huấn luyện cách đánh du kích kiểu Trung Quốc. Mình chưa xài quen thứ này. Đại loại có các khoa: ám sát, bắt cóc, đầu độc, đốt nhà của kho tàng. Đặt mìn phá đường sắt, cầu cống, xe cộ. Cướp máy bay, tàu thủy... Thấy mình lo ngại, Bảy Dĩ khích lệ mình: - Tướng quân yên tâm. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc sẽ giúp ngài. Nhưng chưa thấy vị nào đến.

- Huấn luyện tác chiến ở địa hình nào?

- Tác chiến ở đồng bằng nông thôn và thành thị là chính. Nhưng cũng phải biết xây dựng mật cứ trong rừng.

Qua câu chuyện riêng tư tôi cũng hiểu Tùng Lâm thêm. Thực tình anh cũng chỉ vì sinh kế mà dấn thân thôi. Bằng những hợp đồng ngắn hạn anh cố giữ cho mình một khoảng cách an toàn, một đường rút lui khi cần thiết. Anh đâu phải là người "anh hùng mẫu mực" như bọn phục thù mong đợi. Nhưng liệu anh có đủ khôn ngoan để khỏi bị buộc chặt vào cái bộ máy quân sự do CIA điều khiển không thì tương lai mới có thể trả lời được.

...

Mlle Eugénie Mộng Vân lưu lại chơi ở nhà chúng tôi một tuần. Hai người bạn đối lập chính kiến trên diễn đàn lại vui vẻ nâng cốc lâm li chúc tụng nhau trên bàn tiệc. Anh tôi và Mộng Vân hoàn toàn không đả động gì đến chuyện chính trị nữa. Họ coi sự bất đồng ở cuộc hội thảo chỉ là một màn kịch. Trong cuộc sống họ vẫn giữ những kỷ niệm của tình bạn cũ. Tôi mới quen chị lần đầu nên chẳng tiện khêu gợi những vấn đề tế nhị đó. Ở người đàn bà này chắc còn nhiều chuyện ly kỳ cuốn hút tính tò mò của tôi.

Bạch Kim thì chẳng có gì phải giữ ý với chị. Kim quen chị từ ngày còn là cô học sinh bé nhỏ. Là khách, là bạn của anh nên cô phải tiếp chị rất thân tình. Những ngày lưu lại, hai chị em ở liền buồng có cửa thông nên suốt ngày họ chuyện trò.

- Em thích nước Pháp lắm. Năm ngoái em sang đấy có năm tháng để thu xếp chút việc với nhà băng thôi, thế mà em cứ muốn ở đấy mãi. Gía như anh chị Ân em không mua nhà ở đây thì có lẽ em đã xin nhập cư vĩnh viễn ở Dinan.

- Chị đã chán ngấy nước Pháp rồi. Chán đến buồn nôn?

- Trời ơi! - Bạch Kim kinh ngạc - Trước kia em thấy chị yêu Hugo, Verlaine, yêu anh Fournier lắm kia mà?

- Cả đến mấy vị ấy cũng làm cho chị chán ngắt. Ai mà chịu được cái ông thánh sống Hugo. Bây giờ người ta không buồn hiểu Verlaine. Còn tình yêu trong Grand Meaumes không tác động chút nào tới niềm hứng khởi của chị nữa rồi.

- Chị là con người của thi ca kia mà. Em đã đọc cuốn La commète de Médicis chị viết năm 1958, em nghĩ nếu cứ theo con đường ấy sẽ có lúc chị được nhận Prix Goncòrt1 (Một giải thưởng văn học lớn ở Pháp).

- Khi còn trẻ thì đúng là như vậy. Chị yêu quá sớm để rồi chết quá sớm đúng như người ta thường nói "Yêu là chết ở trong lòng một ít". Vào tuổi hai mươi cho tới nay chị chẳng còn yêu ai nữa.

- Chị kỳ dị thật. Chị sống độc thân mà không thấy buồn sao?

- Cái tên George Bernard đã dạy chị nhiều điều chị coi là thánh thi. Khi hiểu ra thằng ma cô đó nói láo thì mình đã già rồi. Tuổi trẻ ích kỷ, khi già cô đơn, lẽ thường là như vậy.

- Em nghĩ rằng dù sống độc thân mà tìm ra được một công việc để say mê thì cũng đỡ buồn chứ?

- Ồ, chị say mê nhiều lắm chứ. Yêu văn học, say đàn ông, rồi mê làm thám tử. Chị cộng tác với 2 ème Bureau sau đó là DGSE mấy chục năm. Chị bỗng ham mê kinh doanh và đã cóp nhặt được một tài sản khá lởn. Cách làu ăn của mafiaA kích thích tham vọng của chị mạnh mẽ. Chị quyết định đưa toàn bộ tài sản góp cổ phần cho một connection d'optium2 (Đường dây buôn lậu thuốc phiện) lừng danh ở châu Âu. Nhưng Rossino đã phản bội chị. Nước Pháp đã tước đoạt toàn bộ tài sản của chị vì món hàng bất hợp pháp này. May mà chị được miễn tố trước tòa. Chị toan tự tử nhưng Kim Dung đã cứu chị.

- Kim Dung là ai?

- Là tác giả của những truyện chưởng của Tàu. Chị bỗng tin vào sự màu nhiệm của một hành động phiêu lưu nào đó. Chị quyết định đến Mỹ để thay đổi cái môi trường già cỗi của châu Âu. Tình cờ chị gặp lại cụ Bảo. Cụ giúi cho chị một tờ giấy mời. Thế là nghiễm nhiên chị trở thành một đại biểu Việt kiều ở Pháp. Cụ Bảo khuyên chị nên quay lại nghề cũ, một cuộc kinh doanh không phải góp cổ phần, không cần một đồng xu vốn liếng. Đó là kinh doanh máu!

- Chị nói em khó hiểu quá.

- Nói khác đi là kinh doanh chính trị! Phần lớn các chính khách đều biết là đổ bộ vài trăm tên biệt kích vào Việt Nam lúc này là phiêu lưu và vô vọng. Nhưng nó vẫn cứ làm vì nó đang là một thực đơn cao giá cho chủ trương làm mất ổn định, làm suy yếu Việt Nam của một trục quân sự mới đang hình thành. Muốn sản xuất món hàng này họ phải mở tiệm, phải thành lập Liên minh, phải quảng cáo. Họ đâu có chịu chui đầu vào cái thòng lòng. Sẽ có hàng ngàn tên lưu vong thất nghiệp, hàng ngàn tên nhẹ dạ ngu ngốc tập hợp dưới cái gậy chỉ huy của họ để bán máu cho họ. Họ sẽ đứng rất xa để hò hét xúi giục, xui dại. Chị đâu phải là đứa ngu ngốc, nhưng lại là kẻ phá sản, nên chị phải tận dụng cái sémineire1 (Cuộc hội thảo) này. Chị phải đóng vai một người hùng, một kẻ cuồng chiến cho nó thích hợp với cái Kermesse des Revanchards2 (Hội của những kẻ phục thù). Chiến thuật của chị quả là hữu hiệu. Họ đã dồn cho chị một số phiếu gần như tuyệt đối. Nhưng tiếc là chị không nắm được cái chân ủy viên tài chính của Liên minh? Cụ Bảo đã khéo đẩy cho chị ghế ủy viên tuyên truyền thông tin để đưa con trai mình vào vị trí béo bở ấy. - Mlle Mộng Vân nhún vai mỉm cười - Nhưng chị đâu chịu để cho thằng cha này nuốt được nhẹ nhàng nếu không chịu chia phần?

- Liên minh có tiền đâu mà chia? Khi tổ chức cuộc hội thảo anh Ân em cùng với một số người trong ban trù bị phải bỏ vốn riêng ra chi phí mọi khoản đấy chứ.

- Bây giờ thì chưa, nhưng tương lai quỹ của nó rất lớn. Các chi hội của Liên minh ở khắp các nước phải đóng góp. Sau đó họ sẽ nhận tiền của các chính phủ thù địch với Việt Nam. Theo tướng Tùng Lâm cho biết thì Warrens sẵn sàng xin chi cho các hoạt động phá hoại ở Việt Nam năm triệu đô-la, nếu các tổ chức chống đối hoạt động hữu hiệu. Bây giờ chưa có tiền mà cụ Bảo đã dự kiến chi lương cho các ủy viên của Ban lãnh đạo rồi thì tương lai chắc sẽ rất tốt đẹp.

- Như thế là chị lại sắp giàu đến nơi rồi!

- Không thể làm giàu bằng tiền lương được đâu em ạ. Muốn giàu cần phải có những mánh khóe khác. Em có muốn kinh doanh chung với chị không?

- Em thích nhưng em ít vốn lắm.

- Bao nhiêu?

- Của riêng em chỉ có nửa triệu quan thôi.

- Kể cũng ít, nhưng mèo nhỏ bắt chuột con. Nếu trôi chảy chỉ một vụ em sẽ có gấp rưỡi số đó, và cứ thế...



- Nghe chị nói em thất hấp dẫn quá? Nhưng cái đó cũng làm cho em nhớ đến chuyện "cô Pê-rét bưng liễn sữa".

- Dĩ nhiên là có thể gặp điều không may, nhưng biết làm sao được. Em phải tập làm quen dần với những cuộc phiêu lưu thì mới có gan chung vốn với chị được.

- Sau đây chị lại về Paris chứ?

- Không, chị chán ghét Paris rồi. Cả Quatier Latin đến Ile de Côté, cả Théâtre du Palais de Chaillot đến Quảng trường Concorde... Tất cả cái mê cung lộng lẫy đó đã vắt kiệt tuổi thanh xuân của chị, biến chị thành cô gái già cô đơn với cái túi rỗng tuếch.

- Thế chị ở lại đây với chúng em vậy.

- Không. Ở đây êm đềm quá, thơ mộng quá chị sẽ chết mất, khi đã quen với những canh bạc đỏ đen, những chuyến hàng liều lĩnh, những hy vọng phi lý... Chị sẽ đi Hồng Kông. Con cừu non trong trắng của chị, em có thích đi theo chị không?

- Em cũng thích đi, nhưng em còn phải xin phép anh chị Ân em đã.

Mlle Mộng Vân nhún vai mỉm cười:

- Là bà quả phụ thì em cũng hoàn toàn tự do như chị thôi. Cần gì xin phép ai!

...

Ngày cuối cùng Antonio mới đến dự cuộc hội thảo Cali. Không biết tiếng Việt nên John chỉ chụp vài bức ảnh, xin mấy văn kiện dịch ra tiếng Anh rồi anh kéo tôi đi chơi để nghe tôi tường thuật lại không khí hội thảo và giải thích tinh thần "Cương lĩnh Cali". Nghe xong Antonio tỏ ra bực bội: - Họ đã chẳng rút ra được bài học lịch sử nào. Họ lại muốn lôi kéo dân tộc mình vào một cuộc đổ máu vô nghĩa. Xu thế gần đây cho thấy một số người có thế lực trong chính giới Mỹ vẫn tỏ ra thù địch với Việt Nam. Buộc phải ra đi nhưng họ chưa chịu buông tha cái đất nước vừa thoát khỏi ba mươi năm chiến tranh liên miên này. CIA đang cố gắng hình thành một đường dây vững chắc với những người Việt lưu vong giàu có ở Mỹ để phung phí tiền bạc của nhân dân Mỹ vào những mục đích riêng tư bí mật của họ. Đứng sau lưng Liên minh Việt kiều hải ngoại rất có thể là CIA. Có điều làm cho tôi ngạc nhiên là tại sao anh lại nhận cái việc truyền bá tư trang phục thù của họ.

- Tôi sẽ không bao giờ là cái loa cho những tư tưởng đó.

- Nhưng anh đã cộng tác với tờ báo của tổ chức này.

- Trước hết tôi muốn trở thành một nhà báo. Tôi muốn chân lý phải sáng tỏ, sự thật phải được phản ánh trung thực dể người đọc rút ra được nhưng kết luận có ích. Tiếc là anh không đọc được những bài báo đó qua tiếlig Việt.

Antonio nhìn tôi với vẻ mặt làm lành.

- Tôi luôn luôn muốn tranh luận với anh nhưng vấn đề về Việt Nam, về vùng Đông Nam Á. Tôi nghĩ rằng anh có nhiều hiểu biết về vùng này hơn tôi. Mùa xuân năm tới tôi sẽ đi Bangkok. Nếu có thể anh đi cùng với tôi thì thú vị lắm.

- Chưa dám hứa với anh, nhưng tôi rất vui sướng được đi với anh. Tôi sẽ đề đạt chuyện này với tổng biên tập báo "Chim Việt".

...

Chúng tôi tiễn Mlle Mộng Vân ra sân bay. Chị đi New York thu xếp một số công việc theo yêu cầu của cụ Bảo. Trước khi lên máy bay chị còn rủ Bạch Kinh đi Hồng Kông với chị một chuyến. Kim hẹn cuối tuần sẽ gọi điện trả lời để chị khỏi mong. Trên đường về, Bạch Kim nói với tôi:

- Em không thể hiểu nổi người đàn bà kỳ cục đó.

- Có năm ngày chuyện trò để hiểu cả một cuộc đời thì khó đấy. Mlle Eugénie đã là một nhà văn nên chị ta có thể bịa đặt ra những điều hệt như sự thật. Nhưng chị lại làm nghề tình báo lâu năm nên chị biết che giấu những điều bí mật. Nếu ta biết gạn đục khơi trong thì ta vẫn có thể rút ra những điều đáng tin.

- Tất nhiên là cũng có được một số chuyện vặt không biết có giúp gì cho chúng ta không?

Cả hai chúng tôi đều quan tâm tới chuyến đi Hồng Kông của chị. Chị ta đến với ai, có việc gì ở Hồng Kông? Đi buôn chăng? Chị ta làm gì còn vốn mà tính chuyện buôn bán. Một chuyến đi chơi đối với chị ta lúc này là không thích hợp. Hay cụ Bảo cử chị ta đi về vấn đề Việt kiều? Nhưng ở Hồng Kông rất ít người Việt tị nạn. Họ bị xua đuổi ngay ra khỏi mảnh đất chật hẹp này, trừ một số rất ít người đã định cư lâu năm. Chúng tôi chưa đưa ra được một giả thuyết đáng tin cậy nào vào cuộc đi này.

- Em nhận lời đi Hồng Kông với chị ấy đi.

- Em sẽ chấp hành ý kiến của đồng chí chỉ huy!

- Thứ nhất, nhân dịp này em bắt liên lạc với cậu Đức qua ngả Hồng Kông. Thứ hai, em làm quen với phương thức hoạt động độc lập ở một mũi. Mục tiêu của em là tìm hiểu hoạt động của Mộng Vân ở đấy. Còn anh, anh sẽ đi với John Aantonio. Anh cũng muốn đến Wesland với Tùng Lâm để biết thêm cái hình hài "Mặt trận tự do" ra làm sao. Với danh nghĩa nhà báo, anh có lý do để tò mò những điều bí mật. Cón em, cũng cần chọn một mục tiêu công khai cho chuyến đi của mình.

Đơn giản là đi tìm hiểu thị trường đầu tư với chị Mộng Vân.

- Dù sao cũng phải thận trọng với chị ta cả trong những chuyện buôn bán.

- Dạ.

Buổi tối hôm đó, "lợi dụng" chuyện sắp phải đi xa một thời gian dài nên tôi sang thăm Kim để tạm biệt nhau.

- Bao giờ thì anh trở về? - Kim hỏi tôi.

- Anh không hẹn trước, nhưng không lâu hơn hai tháng.

- Anh có nhớ em không?

- Anh nhớ lắm. Ngay như ở đây, cách nhau có một khuôn cửa thôi mà nỗi nhớ vẫn dày vò anh.

Bạch Kim cười.

- Thế là anh lại bày ra cái trò "người dưng nước lã"!

- Đã gọi là trò thì nó chỉ có ý nghĩa hình thức bề ngoài để cho em tự do giao du thôi, chứ bên trong thì chúng ta không thể là người dưng nước lã được. Vì vậy anh yêu cầu em cho anh một chiếc chìa khoá cửa bên!

- Trước kia sống với chị Dung anh nghiêm thế, mà với em thì anh "hư" quá!

- Nói đúng ra là Dung rất nghiêm, Dung là chỉ huy nên anh phải phục tùng. Còn bây giờ anh là chỉ huy kia mà!

- Là người chỉ huy thì có thể vi phạm kỷ luật à?

Lời nói của Bạch Kim làm tôi lúng túng. Nhưng chỉ nhột phút thôi tôi đã tìm ra cách giải thích.

- Vấn đề kỷ luật ở đây chỉ là không để lộ chuyện "đóng kịch" ra ngoài thôi. Mình ngụy trang kín thì làm gì có vấn đề kỷ luật. Còn đối với Dung trước kia khác. Dù có ngụy trang được cấp trên thì vẫn là vi phạm kỷ luật, do đó anh không dám liều!

- Anh khéo chống chế lắm! Nhưng anh cũng quan liêu lắm! Em có bao giờ khóa cửa bên đâu mà anh đòi chìa khóa! Nhưng cẩn thận đấy, kẻo lỡ ra là không có gì nguỵ trang nổi đâu nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Sao Đen

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook