Quyến Luyến Phù Thành

Chương 69

Bồng Lai Khách

13/10/2020

Đêm qua Nhiếp Tái Trầm đón chuyến xe lửa cuối cùng, hai giờ sáng thì về đến Quảng Châu.

Đi theo anh cũng chỉ có hai thủ hạ, không hề phô trương, cũng không thông báo cho bất cứ người nào đến đón.

Nhà ga vào nửa đêm về sáng rất tối, trên dưới xe lửa chỉ có mấy chục hành khách, nhân viên nhà ga gà gật ngồi trước lối ra nhà ga, sốt ruột quát hành khách xuất trình vé xe lửa.

– Gấp gấp cái gì? Đi đầu thai à? Vé!

Người phía trước vừa đi qua, nhân viên nhà ga ngáp một cái, ngáng chân ra ngăn đường, chặn Nhiếp Tái Trầm lại.

Người đi theo anh giận giữ, đang định quát lên thì Nhiếp Tái Trầm ngăn lại, ra hiệu anh ta phối hợp.

Lấy vé ra.

Nhân viên soát vé cầm lấy vé lật xem, lại ngước lên nhìn người, mượn ánh đèn bỗng nhận ra anh thì giật mình, luống cuống thu chân lại, đứng thẳng lên, sau đó khom lưng, gần như là quỳ xuống:

– Tiểu nhân không biết là Tư lệnh, đúng là có mắt không tròng, tội đáng muôn chết. Mong Tư lệnh bỏ qua cho.

Người đi theo liếc Nhiếp Tái Trầm, quát:

– Làm gì thế? Giờ là Dân quốc, đã loại bỏ lễ này rồi. Không đọc báo à? Đứng lên!

Nhân viên kiểm soát vâng dạ, vội bò dậy:

– Tôi quen rồi nên quên mất…Mạo phạm Tư lệnh, Tư lệnh thứ tội, Tư lệnh thứ tội. Lần sau không dám nữa…

Tuy đất nước đã thay đổi nhưng thói quen đã ăn sâu bén rễ thì rất khó sửa, từ trên xuống dưới đều như vậy cả. Nhiếp Tái Trầm nhớ tới đủ chuyện của chuyến đi Nam Kinh lần này, tranh đấu gay gắt, sóng quỷ mây quyệt, chỉ e tương lai vận mệnh đất nước vẫn gặp nhiều gian khó, tâm trạng khó tránh khỏi nặng nề, bước qua cánh cửa.

Ra khỏi nhà ga, anh bảo thủ hạ về nhà, mình thì đứng cô độc trên con đường khuya mờ tối của Quảng Châu, ngước nhìn bầu trời đen như mực, một lúc lâu sau mới quay người đi về hướng Bộ tư lệnh.

Ngoài nơi đó, anh cũng không biết phải đi đâu.

Bộ tư lệnh ngoài vệ binh gác cổng ra thì không một bóng người. Nhiếp Tái Trầm trở lại phòng nghỉ của mình, cả người mỏi mệt, cởi áo khoác ra nằm xuống, nhắm mắt lại.

Cách hừng đông còn hai tiếng nữa, anh cần phải tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi.

Nhưng anh không tài nào ngủ được. Mỗi khi nhắm mắt lại, trước mắt anh là hình ảnh đêm đó cô được một người đàn ông trẻ tuổi khác đưa về nhà.

Vị La công tử kia rõ ràng là quá ân cần chu đáo, rõ ràng là có tâm tư riêng. Cô còn cười nói rất vui vẻ với anh ta nữa.

Khi ấy cơn ghen tuông nổi lên, anh chỉ hận không thể xông ra biểu thị quyền sở hữu công khai của mình đối với cô, nhưng anh không thể không thừa nhận, trông họ vô cùng xứng đôi.

Cô là người phụ nữ của anh, trước khi tốt với anh như thế, theo đuổi anh, đòi gả cho anh bằng được. Giờ cô lại nhất quyết không chịu tha thứ cho anh.

Anh đã bị cô vứt bỏ một cách vô tình.

Anh lại nghĩ tới ngày đó không biết vì sao cô lại đưa nhầm canh đại bổ cho thư ký mang đến chỗ mình, chính vào giây phút trên chiếc giường sắt nhỏ hẹp đó, anh đã giữ cô lại, quấn quýt triền miên bên cô rất lâu. Khi ấy dù có chết trên người cô, anh cũng cam tâm tình nguyện.

Anh chưa từng thấy mình bất lực như này bao giờ.

Đêm khuya, khi bị nỗi cô đơn của sự được rồi lại mất gặm nhấm đến không thể ngủ được, người đàn ông trẻ tuổi cũng tự cho phép bản thân được yếu đuối bất lực.

Trong bóng tối, anh sờ soạng tìm bao thuốc lá trong ngăn tủ đầu giường, lại lần tìm bật lửa, châm một điếu thuốc, rít một hơi thật sâu. Đợi khi làn khói cay độc kia thấm sâu vào phế phủ mà sặc lên thì mới phả ra một hơi dài.

8 giờ, thư ký đạp xe đến Bộ tư lệnh làm việc, nghe nói Nhiếp tư lệnh tối qua đã về thì vội vàng dựng xe, chạy thẳng tới văn phòng, gõ cửa, đẩy ra đi vào. Thấy anh ngồi sau bàn làm việc, đang xem tập tài liệu mà mình có để sẵn chờ anh về duyệt thì chào hỏi:

– Tư lệnh sao về lặng lẽ thế? Hôm qua Tòa thị chính còn hỏi tôi tin tức của anh đấy, hỏi khi nào thì anh về, muốn tổ chức đội quân nhạc đến nhà ga đón anh.

Nhiếp Tái Trầm ngồi sau bàn làm việc, y trang nghiêm chỉnh, quân phục chỉnh tề, mặt mày cũng sạch sẽ sáng sủa, cả người toát lên vẻ anh tuấn và tinh thần.

Anh ngẩng lên:

– Lúc tôi đi vắng có chuyện gì không?

– Có, có!

Thư ký vội đặt túi công văn xuống.

– Lúc anh đi Nam Kinh chưa được mấy ngày thì có người từ quê lên, nói là mẹ anh bị ngã rất nghiêm trọng, hôn mê sâu. Lang trung ở huyện thành quê anh không chữa được, họ bèn tới đây để tìm anh…

Nhiếp Tái Trầm giật nảy mình, bỏ tập công văn xuống, đứng bật lên.

– Lâu như vậy mà sao không điện báo cho tôi biết?

Giọng anh đầy giận giữ.

– Anh đừng sốt ruột, tôi còn chưa nói hết mà. – Thư ký vội nói, – Khi ấy tôi lập tức báo cho phu nhân biết. Phu nhân tới đây, nói rằng cho anh biết thì anh cũng không về được, không muốn làm ảnh hưởng tới anh. Hôm sau cô ấy cùng bác sĩ lập tức lên đường. Mấy hôm trước vừa quay về. Tôi nghe đội trưởng cảnh vệ đưa cô ấy đi nói lại, mẹ anh đã bình an rồi.

Nhiếp Tái Trầm sững sờ, thần ra chốc lát rồi bỏ mặc thư ký gấp gáp đi ra ngoài.



Anh lái chiếc xe ô tô mới cấp cho Bộ tư lệnh, chạy tới Bạch gia Tây quan.

– Cậu Nhiếp về rồi ạ? – Người gác cổng đã lâu không gặp anh, nhìn thấy anh thì vui mừng, vội ra mở cổng.

– Tiểu thư có ở nhà không?

– Sáng sớm tiểu thư đã đi nhà xưởng Đông Sơn rồi, cậu vào đi…

Nhiếp Tái Trầm xua tay, lập tức quay đầu xe chuyển hướng đi Đông Sơn.

Đông Sơn nằm ở vùng ngoại ô phía đông thành Quảng Châu, ra khỏi cổng lớn phía đông đi thêm mấy dặm, bởi phụ cận có vài tòa núi nhỏ mà được đặt tên như thế. Chưa tới vài năm, nơi này sẽ biến thành một khu dân cư biệt thự của tầng lớp quý tộc mới của Quảng Châu, nhưng hiện giờ chưa náo nhiệt như vậy. Chung quanh chỉ có ruộng lúa ao cá, một vài nhà xưởng và còn có cả một sân gôn do người nước ngoài và thương nhân bản địa đầu tư xây dựng.

Nhiếp Tái Trầm lái một mạch tới nhà xưởng.

Bảo vệ là một người vạm vỡ, không biết Nhiếp Tái Trầm, thấy anh mặc quân phục, rất có khí độ thì không dám bất kính, nhưng bởi quy định của nhà xưởng nên không dám cho đi vào, đứng cách cánh cổng sắt nói:

– Quân gia anh chờ một lát, tôi đi thông báo cho giám đốc Bạch đã. Chỗ chúng tôi phần nhiều là nữ công nhân, giám đốc Bạch có quy định khách thăm phải được cho phép mới vào được.

Nhiếp Tái Trầm cố nén cảm giác kích động muốn gặp cô ngay lập tức lại, nhìn vào trong, gật đầu.

Bảo vệ chạy vào trong, lát sau đi ra mở cổng cho anh.

Nhiếp Tái Trầm hỏi văn phòng của cô, đi đến đó.

Nhà xưởng diện tích không quá rộng, nhưng hoàn cảnh sạch sẽ, bố trí hợp lý, phân xưởng và văn phòng làm việc chia làm hai nơi. Phân xưởng đặt một đống máy móc thiết bị, guồng quay làm việc vô cùng bận rộn.

Anh tìm tới văn phòng làm việc của cô, nằm ở tầng hai. Một thư ký nam trẻ tuổi đeo kính ngồi ở ngay cửa văn phòng, thấy anh đi vào thì đứng lên chỉ vào phía sau nói:

– Anh là Nhiếp tiên sinh phải không? Giám đốc Bạch ở phía sau, anh cứ đi vào đi ạ.

Nhiếp Tái Trầm lấy lại bình tĩnh, đi vào, khi gần đến trước căn phòng tầng hai ngay cầu thang, anh dừng lại.

Bạch Cẩm Tú đang đứng ở hành lang tầng hai, đứng chếch với anh, đang nói chuyện với một người đàn ông trung niên có vẻ như là quản lý nhà xưởng.

Cô mặc âu phục kiểu nam giới màu xám, giày cao gót, tóc dài được cặp gọn gàng, sợi tóc hơi xoăn rơi trên chiếc cổ thon dài trắng nõn của cô, xuôi theo buông sau lưng, ngón tay trắng nõn kẹp chiếc bút, theo tiết tấu nói chuyện của cô, ngón tay sơn móng đỏ được gọt rũa tỉ mỉ nhẹ nhàng gõ lên đầu cây bút.

Nhiếp Tái Trầm không dám làm ảnh hưởng tới cô, đứng chờ.

Bạch Cẩm Tú đã nhìn thấy anh rồi nhưng phớt lờ, tiếp tục trò chuyện với phó giám đốc. Nói chuyện xong, phó giám đốc đi xuống, nhìn thấy anh, nhận ra anh thì vội chào:

– Cậu Nhiếp chào anh.

Nhiếp Tái Trầm gật đầu chào. Đợi ông ta đi rồi, anh ngước nhìn cô, thấy cô đi tới, khoanh tay trước ngực, lạnh lùng nhìn anh.

Anh do dự một chút, đang định đi lên thì cô đã mở miệng.

– Tìm em có chuyện gì?

Nhiếp Tái Trầm ngập ngừng.

– Tối qua anh vừa về. Sáng nay nghe nói mẹ anh xảy ra chuyện, là em…

– Mẹ anh đã không sao rồi. – Cô cắt ngang.

Nhiếp Tái Trầm tiếp tục nói:

– Anh biết. Anh đến đây là muốn cảm ơn em…

– Không cần đâu. – Cô lại lần nữa ngắt lời anh, giọng lạnh nhạt. – Trước kia anh đã cứu em, em còn nợ ân tình của anh. Người Bạch gia cái gì cũng có thể thiếu, nhưng không thể thiếu ân tình được.

Khi Nhiếp Tái Trầm tới, huyết dịch trong người cũng âm thầm kích động nổi lên, nhưng hiện tại thì đã bị một chậu nước đá dội vào dập cho tắt ngấm.

Anh hơi ngước lên, nhìn ánh mắt lạnh nhạt của cô đang nhìn mình, huyết dịch chậm rãi lạnh xuống.

Anh không biết mình còn có thể nói gì được nữa, càng không biết mình còn có thể làm gì.

Cô thật sự kháng cự lại với anh rồi.

Anh hít vào một hơi thật sâu, nén nỗi chua xót đang quay cuồng trong lồng ngực lại, nói:

– Bất kể thế nào anh cũng rất cảm kích em. Cảm ơn em rất nhiều. Em đang bận, anh không làm phiền em nữa.

Anh chậm rãi xoay người đi.

– Chờ chút! – Phía sau lại vang lên giọng nói của cô.

Nhiếp Tái Trầm tim hơi nảy lên, ngọn lửa hy vọng nơi đáy lòng đã dập tắt thành đám tro tàn bị một làn gió thôi bay đi giờ lại như giãy giụa cháy lên.

Anh quay người lại, nhìn cô giẫm lên giày cao gót, đi vào căn phòng phía sau rồi lại mau chóng đi ra, trong tay cầm một lá thư.

Cô ngoắc ngón tay với anh.



Nhiếp Tái Trầm hai ba bước chạy lên, đứng trước mặt cô.

– Tú Tú…- Anh gọi cô, hơi thở như bất ổn.

Cô nhăn mày lại, nhìn anh giây lát, sau đó đưa thư cho anh.

– Mẹ anh bảo em chuyển cho anh.

Nhiếp Tái Trầm nhận lấy, mở lá thư vốn chẳng phải là thư ra, lấy tờ giấy trong đó ra xem, rồi nói:

– Mẹ anh bảo anh tức khắc về quê.

Bạch Cẩm Tú vẫn khoanh tay trước ngực, hếch cằm, hừ một tiếng:

– Em có hỏi anh à? Anh cho là em có hứng thú muốn biết à?

Nhiếp Tái Trầm khựng lại, chậm rãi cất thư, lặng thinh.

– Khi nào thì anh về? – Cô nhìn anh, lạnh nhạt hỏi.

– Sẽ về luôn. Xử lý xong việc thì ngày mai đi luôn.  – Anh đáp nhỏ.

– Anh nghe cho rõ đây. Lúc em đi, em có nói với mẹ anh là anh đã cứu em gái em, em vì nợ ân tình của anh mà mới đi thăm bà. Bà không biết chuyện kia. Đây cũng chính là ước muốn của anh đấy. Giờ anh về, nếu bà có hỏi anh, anh biết nên nói gì rồi đúng không?

Nhiếp Tái Trầm không nói lời nào.

Cô cao giọng lên.

– Em không cho phép anh nhắc tới nửa câu về hai chúng ta trước mặt bà. Em và anh không thể nào nữa rồi. Bà vừa mới khỏe lại, không cần phải cho bà biết.

Anh vẫn yên lặng như cũ.

– Nhiếp Tái Trầm, em đang nói với anh đấy. Anh có nghe không?

Nhiếp Tái Trầm ngước mắt lên, đối mặt với đôi mắt xinh đẹp đang nổi lửa của cô, chậm rãi gật đầu.

Bạch Cẩm Tú hừ một tiếng.

– Anh biết là được. Anh đi đi. Em bận lắm, không tiếp chuyện được anh nữa đâu.

Cô bỏ mặc anh đi vào phòng của mình, đóng sập cửa lại.

Nhiếp Tái Trầm đứng đờ đẫn chốc lát mới chậm chạp đi xuống cầu thang, bước chân trĩu nặng.

Anh ra khỏi nhà xưởng, ngồi trong xe một lát, bình ổn nỗi lòng rối loạn ảm đạm lại, trở lại Bộ tư lệnh. Ngày hôm nay anh bận rộn tới tận khuya muộn, sáng sớm hôm sau, lại lên xe lửa rời khỏi Quảng Châu.

Lần này trở về tâm sự đầy nặng nề, không biết giải thích với mẹ về hôn sự của mình như nào, càng gần về nhà thì lại càng thấy sợ. Chuyến đi này, anh đi ngày đêm không ngừng nghỉ, chỉ mất mười ngày là đến huyện Thái Bình, rồi ngay trong đêm, vượt qua núi, đi qua cây cầu cũ ở cổng thôn, đi qua thôn xóm thỉnh thoảng nghe được tiếng chó xủa xa xa, về tới nhà mình.

Muộn thế này rồi mà bà Nhiếp vẫn còn chưa ngủ, ngồi dưới ngọn đèn nơi cửa sổ, bà đang cắm cúi khâu áo lót cho con trai, từng đường kim mũi chỉ đều tỉ mỉ cẩn thận. Chợt nghe có tiếng gõ cửa, bà buông kim chỉ xuống ra ngoài mở cửa, dưới ánh trăng là một bóng dáng cao lớn đĩnh đạc, nhận ra là con trai, thấy anh về trong đêm thì mừng rỡ kéo anh vào nhà.

Nhiếp Tái Trầm chào bà, đi vào nhà, thấy bà còn muốn đi làm đồ ăn cho mình thì vội nói mình đã ăn lương khô trên đường rồi, không đói.

Bà Nhiếp ngồi trở lại ghế.

Nhiếp Tái Trầm vội hỏi sức khỏe của bà. Bà cười nói:

– Đã không sao rồi. May mà có Bạch tiểu thư con ạ. Con bé mang theo cả bác sĩ, cực khổ chạy tới đây chữa cho mẹ. Mẹ là do con bé cứu đấy.

– Bạch gia không giống nhà bình thường. Một thiên kim tiểu thư như vậy, chẳng những đưa bác sĩ tới cứu mẹ, còn tự mình hầu hạ mẹ. Mẹ chẳng biết mẹ có phúc ở đâu nữa.

Nhiếp Tái Trầm yên lặng.

Bà Nhiếp nhìn gương mặt con trai dưới ánh đèn:

– Tái Trầm à, con có biết vì sao mẹ kêu con về nhà không?

– Chắc tại con đã lâu rồi không về thăm mẹ. Mẹ xảy ra chuyện, dù không có thư nhắc của mẹ thì con cũng sẽ về thăm mẹ. – Anh nói.

Bà Nhiếp lắc đầu:

– Không phải vì cái này. Mẹ biết giờ con đã không như trước nữa, rất bận. Mẹ cũng đã khỏe lại, nếu không phải có chuyện, mẹ nhất quyết phải hỏi cho rõ ràng, thì mẹ sẽ không gọi con về đâu.

Nhiếp Tái Trầm chần chừ.

– Mẹ ơi, có chuyện gì ạ?

Bà Nhiếp nhìn con trai, nụ cười trên mặt dần biến mất.

– Con thành thật nói cho mẹ, quan hệ giữa con và Bạch tiểu thư rốt cuộc là như nào?

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Quyến Luyến Phù Thành

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook