Mùa Này Hoa Chưa Nở

Chương 24: Chúng ta đóng cảnh hai người yêu nhau

phamailinh

15/07/2019

Nhà trường chia thành hai đợt các thầy cô giáo đi tập huấn. Học sinh có thể được nghỉ học 2 ngày, nhưng lí do là vì sợ không đảm bảo việc học cho học sinh, nhất là những học sinh sắp ra trường nên quyết định không có ngày nghỉ. Các giáo viên đợt 1 đi thì những thầy cô giáo còn lại sẽ dạy thay. Một là dạy thay tiết, hai là giảng luôn phần môn học của mình vào tiết thầy cô đã đi, đợi họ trở về bù tiết sau.

Mà điều đặc biệt ở đây là những thầy cô giáo đi đợt 1 chủ yếu toàn là các chủ nhiệm lớp, các giáo viên quan trọng của mỗi tổ hợp môn. Để lại những giáo viên còn non trẻ ở lại.

Nói theo cách học sinh chính là:Người già đi trước, người trẻ ở lại học tập nối bước theo sau.

Những giáo viên thực tập, những người luôn gần gũi và bắt kịp trào lưu với học sinh nhất. Tất nhiên họ cũng sẽ có những ý tưởng cho bài giảng của mình, nó sẽ là những ý tưởng hay ho hơn cách dạy của những giáo viên hành nghề lâu năm.

Ví dụ minh chứng chính là bài tập lịch sử của lớp Diệp Minh Nguyệt.

Thanh Vân dù không phải là lần đầu tiên lên lớp nhưng cảm giác đứng trước nhiều học sinh đang ngồi nhìn mình vẫn có hơi bối rối.

Lần lên lớp lần này là dạy thay cô Chấn môn Lịch sử. Đây là lần thứ 9, Thanh Vân đứng lớp nhưng vẫn chưa khỏi gượng gạo.

Lớp học đứng lớp lần này thực sự rất ngoan, cả giờ đều không nói chuyện riêng, giơ tay phát biểu đều đặn. Thanh Vân thực sự rất thích lớp học này.

Nếu như ở trên bục giảng có một cô giáo đang suy nghĩ tốt đẹp thì ở dưới lại là một bầu trời khác của học sinh.

Mấy cô cậu bạn học sinh ở cuối lớp thì thầm to nhỏ với nhau.

- Này, cô Vân đẹp nhỉ.

- Hề hề, giảng bài cũng hay nữa.

- Tất nhiên, cô Thanh Vân còn trẻ thế cơ mà, là giáo viên mới nữa.

- Không biết cô đã có chồng chưa nhở ?

- Ai mà biết được.

- ............

Cô giáo Thanh Vân lúc này mới lên tiếng:

- Bài học chúng ta kết thúc tại đây. Cảm ơn các đã nghe giảng.

Khi thấy cô giáo chuẩn bị ra khỏi lớp, cả lớp ở phía dưới liền nhao nhao lên:

- Cô ơi, tiết sau cô có dạy nữa không ạ ?

- Mấy cậu hỏi nhiều thế. Cô Chấn đi tận một tuần cơ mà.

- Tiết sau là tiết bài tập lịch sử, cô Chấn dạy kiểu gì í.

-......

Mỗi người một câu, Thanh Vân đại khái đoán ra được.

- Giờ bài tập lịch sử chán lắm hả các em ?

Lớp học nghe thấy cô nói thế liền im bặt. Vài đứa còn lẩm bẩm:

- Chết chưa. Giờ thì cô nghe thấy hết rồi.

- Tại tụi mày hết đó. Toàn nói linh tinh gì đâu.

Thanh Vân mở giáo án ra.Quả thật giờ sau đúng là giờ bài tập.



- Lớp trưởng, giờ bài tập các em thường làm gì.

Lớp trưởng còn chưa kịp lên tiếng, phía cuối lớp đã nhao lên:

- Toàn chỉ làm bài tập thôi cô ơi.

Mấy dãy bàn trên cùng cũng đồng tình:

- Đúng đó cô ơi. Tụi em chỉ ngồi làm bài tập đến hết giờ.

Thanh Vân hơi hồ nghi, hỏi lại với lớp trưởng:

- Có thật vậy không ?

Lớp trưởng gật đầu.

- Nếu vậy, giờ sau cô sẽ đổi không làm bài tập thông thường nữa....Chúng ta sẽ tổ chức diễn kịch.

Cả lớp nghe thấy thì loạn ầm lên.

- Các em hãy lựa chọn một trong những tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn trong bài để biểu diễn. Mỗi nhóm gồm 3 bàn, thời lượng lên sóng ở lớp chỉ có 10 phút cho mỗi nhóm thôi.

Nghe thấy cô nói, học sinh ở phía dưới liền tới tập đặt câu hỏi:

- Có được diễn tác phẩm tình cảm không cô.

- Trang phục thế nào ạ ?

- Còn về điểm số thì sao ạ ? Có phải làm bài tập nữa không ạ.

Cô giáo Thanh Vân giống như một người nổi tiếng, đứng giữa vòng vây các câu hỏi của phóng viên, điềm tĩnh trả lời:

- Hãy chọn cảnh mà các em ưng ý nhất. Trang phục có thể đi mượn hoặc mặc quần áo thường cũng không sao.

Nhóm nào diễn hay nhất sẽ được cho vào điểm hệ số 1, còn về bài tập thì không cần phải làm. Các em tự ôn tập ở nhà là được.

Lớp học nghe thế thì hô lên. Lúc cô giáo nói xong thì cũng đã hết gần nửa thời gian ra chơi.

Trâm Anh liền chạy đến ôm lấy Diệp Minh Nguyệt.

- Tôi thích cô giáo mới này dã man.

Thiên Di ở bên cạnh gật đầu phụ họa.

- Chuẩn, cô Thanh Vân còn cho tụi mình diễn cảnh tình cảm nữa. Hoàn hảo, tôi định diễn cảnh..

Thiên Di còn chưa nói xong, Diệp Minh Nguyệt và Trâm Anh đã đồng thanh lên tiếng rồi quay sang nhau phá lên cười:

- Ngã ngửa trong vòng tay.

- Mấy bà...thật là.

Thiên Di tức giận nói. Diệp Minh Nguyệt vẫn không thể ngừng cười.

Chiều nay được nghỉ học, nhóm của Diệp Minh Nguyệt liền hẹn nhau đến nhà Hải Lâm làm bài tập.

Cả nhóm tụ lại, bàn bạc xem nên chọn tác phẩm nào.



Thể loại bi kịch, hài kịch tương đối khó với nhóm.

Để có thể diễn xuất giống như trong tác phẩm của các nhà soạn kịch nổi tiếng thì thật sự rất khó.

- Bất hòa của tình yêu* thì sao.

Một người bạn trong nhóm ý kiến. Diệp Minh Nguyệt nghe thấy thế liền lắc đầu:

- Quá khó và rắc rối. Tụi mình sẽ không đủ thời gian để diễn.

Nhiều ý kiến đưa ra đều không được.

Nếu như Bất hòa trong tình yêu quá khó để diễn xuất thì Nàng tiên cá của Andersen thì lại quá dễ. Chỉ tiếc là nhóm của Diệp Minh Nguyệt không ai có khả năng cất tiếng hát và...đeo đuôi cá.

Kịch Cooc-nây** thì quá bi kịch.

- Vậy Hồng Lâu Mộng thì sao ?

Hồng Lâu Mộng là tác phẩm văn học không còn quá xa lạ.

Ban đầu đã có ý định nhưng lúc đó nhóm lại muốn thể hiện các tác phẩm tiêu biểu ở nước ngoài hơn.

Giờ ý lại, quả thật vẫn nên quay về với khu vực gần mình hơn.

- Vậy chúng ta nên diễn cảnh nào ?

Hồng Lâu Mộng cảnh nào cũng đều rất đặc sắc. Tuy mỗi cảnh không dao kiếm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, cũng không kịch tính như Thủy Hử, lại càng không bí hiểm như Liêu Trai Chí Dị.

Nhưng đó lại là cái khó. Từng chữ, từng câu mà Tào Tuyết Cần đều khắc họa rõ nét của từng nhân vật.

Diệp Minh Nguyệt đã từng đọc Hồng Lâu Mộng, đến bây giờ vẫn còn cảm thán.

Đúng là một trong những tác phẩm nằm trong Tứ đại kì thư*** của Trung Quốc.

Chọn tới chọn lui, nhóm của Diệp Minh Nguyệt quyết định sẽ chọn đóng vai Đại Ngọc và Bảo Ngọc - hai nhân vật trọng tâm của câu chuyện. Đầu tiên sẽ chọn cảnh diễn, sau đó phân vai nhân vật sau.

- Ai làm Bảo Ngọc, ai làm Đại Ngọc ? Mấy cậu chọn đi.

Dương Khải Minh từ nãy giờ luôn im lặng đột nhiên lên tiếng:

- Tớ làm.

Cả nhóm liền há hốc.Diệp Minh Nguyệt vẫn còn sửng sốt, từ khi nào Dương Khải Minh lại tích cực đến vậy.

- Cậu muốn làm ai ?

- Bảo Ngọc.

Dương Khải Minh không do dự mà trả lời, sau đó lại quay sang Diệp Minh Nguyệt nói:

- Cậu sẽ làm Lâm Đại Ngọc. Chúng ta đóng cảnh hai người yêu nhau.

*Le dépit amoureux (Bất hòa của tình yêu): Một tác phẩm của tác giả Molière viết năm 1956.

**Cooc-nây:Pierre Corneille (1606 - 1684) là nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp

*** Tứ đại kì thư: 4 Tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc. Bao gồm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy Hử và Tây Du Kí.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Mùa Này Hoa Chưa Nở

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook