Mê Tông Chi Quốc

Quyển 4 - Chương 55: Hậu ký CHUYỆN LẠ ĐÊM HÈ

Thiên Hạ Bá Xướng

03/11/2016

“Mê tông chi quốc” có nghĩa là đất nước bị mất tích, bộ truyện này còn có tên gọi khác là “Thế giới dưới lòng đất”, toàn tập 4 cuốn. Sự hình thành của đội khảo cổ đến đây là kết thúc.

Theo thông lệ, khi tác phẩm kết thúc thì tác giả nên viết một chương hồi ký để báo cáo với mọi người quá trình và cảm giác của mình khi sáng tác tác phẩm này, nhưng thay vì viết hồi ký, đột nhiên tôi lại muốn kể những chuyện trước đây. Tôi không phải người hoài cổ, có điều, đối với tôi, những kỷ niệm trải qua thời niên thiếu thực sự rất khó quên. Khi ấy, bố mẹ tôi đều làm việc trong đội địa chất, thường phải đi xa công tác, mọi gia đình công nhân viên trong cả cơ quan của bố mẹ đều được bố trí chuyển đến sống trong một khu tập thể lớn. Khu tập thể ấy đủ chỗ ở cho mấy trăm hộ dân, ở đó còn có cả các cơ sở hạ tầng như rạp chiếu phim, nhà ăn, trạm xá… Hồi ấy xem phim khồng cần mất tiền, con em cán bộ đều học ở trường của ngành – trường nằm ngay trong khuôn viên của khu tập thể. Những kỳ nghỉ hè hay nghỉ tết âm lịch, vì bố mẹ đều đi vắng nên tồi lại một mình đi tàu về quê với ông bà, bởi vậy ngay từ hồi tôi chưa nhớ gì thì đã bắt đầu quen với việc đi tàu hỏa rồi.

Lúc ấy, ấn tượng của tôi về tàu hỏa là con tàu chạy chậm rì có vỏ màu xanh lá cây, trong toa rất chật chội, nhân viên phục vụ trên tàu thường mang nước đến cho hành khách, hành khách đến từ mọi miền của đất nước, họ vừa uống trà vừa nói chuyện phiếm, người thì đánh bài, người thì chơi cờ, người thì đọc sách. Việc tôi thích làm nhất chính là ngồi nghe các hành khách kể chuyện.

Thứ hai nào ở lớp tôi cũng có một tiết kể chuyện, thầy giáo thường bảo học sinh lần lượt đứng lên kể để rèn luyện khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Sau khi từ quê trở lại trường học, tôi thường kể lại những câu chuyện mình nghe được trên tàu cho các bạn trong lớp, sau đó lại nghe những câu chuyện mà họ kể, tuy bây giờ tôi không thể nhớ hết mình đã kể những câu chuyện gì và được nghe các bạn kể những câu chuyện gì, nhưng một đứa trẻ tinh nghịch suốt ngày thò lò mũi xanh như tôi lại có thể ngồi yên lắng nghe người khác kể chuyện. Từ đó có thể thấy những câu chuyện có sức hút dối với tôi lớn đến chừng nào.

Đầu những năm 80, điều kiện cuộc sống ở nông thôn và vùng hẻo lánh còn rất khó khăn, tôi còn nhớ có bác nông dân cả đời chưa bao giờ nhìn thấy hạt dẻ xào đường, nhưng đối với tôi và lũ bạn cùng trang lứa mà nói, quanh khu tập thể của đội địa chất ấy có rất nhiều nơi thú vị, đặc biệt là những đêm hè, không khí ở những cánh đồng rất trong lành, phía ngoài cổng nam của sân là cánh đồng cao lương nhấp nhô, men theo con đường là cây cầu đường sắt bắc qua dòng suối, dòng suối dưới cầu có rất nhiều cá, trong lùm cỏ ngoài cánh đồng cơ man nào là các loại côn trùng. Những đứa trẻ sáu, bảy tuổi chúng tôi chỉ được phép đi đến đây, nếu trèo lên cầu, thì sẽ nhìn thấy những dãy núi sừng sững. Hàng ngày, rất nhiều người trong đội địa chất phải vào trong núi để tiến hành công việc thám trắc.

Lúc ấy, chúng tôi rất thích nghe các chú các bác kể về những trải nghiệm trong công việc của mình ở nơi thực địa. Trong những câu chuyện này có biển cây mênh mông, có đồi tuyết ngút ngàn, còn có cả gấu đen trong núi sâu, hồ ly dưới mộ địa, côn trùng hút máu người, những thỏi vàng đầu chó to bằng nắm đấm, các mẫu vật lõi đá hiếm gặp, đương nhiên cũng có khi họ gặp nguy hiểm, thậm chí phát hiện thấy vài di tích lịch sử. Trong nhà những nông dân địa phương cố rất nhiều chum vò nhặt được dưới mộ cổ, họ không biết mô tả những vật này cổ xưa đến mức nào, mà chỉ biết nói “Cái bình này có từ lâu lắm rồi, hình cô gái vẽ trên bình chẳng có cảm xúc gì cả”, ý là mấy năm gần đây, người ta thường vẽ hình những cô gái với những nét mặt biểu cảm vô cùng phong phú trên thân bình.

Mỗi đêm hè, tôi cùng mấy đứa trẻ con khác lại ra cánh đồng dưới chân cầu vui chơi thỏa thích, bám lấy những cô chú nhân viên địa chất trong sân hoặc các bác nông dân trong vườn dưa đòi họ kể những câu chuyện ly kỳ, cổ quái, đến nay trong đầu tôi vẫn còn ấn tượng về mấy câu chuyện không đầu không cuối, nội dung vô cùng kỳ lạ này.

Trong đó, có câu chuyện kể về một người chuyên đi nhặt đồng nát, trên cổ người ấy đeo chuỗi bánh đả cẩu, bánh đả cẩu là một loại thuốc dạng bánh, chuyên dùng để xua đuối chó dữ, bởi vì mũi chó rất thính, chỉ cần ngửi thấy mùi này, chúng sẽ tránh đi thật xa. Ở nông thôn, người ta thường đeo chuỗi bánh đả cẩu vào cổ người chết, đây chỉ là một hình thức mê tín, vì người xưa tin rằng, trên đường đến âm gian, người chết sẽ đi qua một thôn làng, ở đầu thôn dựng một tấm bia đá, trên tấm bia khắc ba chữ “thôn Chó Dữ”, trong thôn không có người cũng chẳng có ma, mà chỉ toàn là chó dữ, nếu người chết không đeo chuỗi bánh đả cẩu, thì hồn ma sẽ không thể nào đi qua được “thôn Chó Dữ”, đành phải bơ vơ giữa đường xuống hoàng tuyền và trở thành cô hồn dã quỷ.

Lại có một câu chuyện kể về một bé gái người địa phương, một ngày cô bé vào trong núi chơi, nơi ấy có rất nhiều huyệt mộ, đó đều là những ngôi mộ cổ đã bị phá hoại, sau này tất cả bia mộ đều bị nông dân cậy ra, vác về nhà để quây chuồng lợn, cuối cùng những ngôi mộ chỉ còn lại những hố sâu hoăm hoắm, phía dưới là bùn nhão, cỏ dại mọc um tùm. Cô bé vô ý chạm phải một con bọ lạ trong lùm cỏ dưới hố mộ, con bọ chỉ dài bằng ngón tay, màu sắc nom như vỏ cây khô, khắp người toàn là mắt, hễ động vào là phun nước vàng, bốc mùi tanh hôi. Cô bé giật mình hoảng sợ, vội vàng bò ra khỏi hố. Ban đêm trở về nhà, ngón tay chạm vào con bọ của cô bé bắt dầu ngâm ngẩm đau, đầu ngón tay mọc một cái mụn nước, ngứa không thể chịu nổi, lúc ấy mọi người trong nhà cũng không nghĩ gì đến điều đó, chỉ lấy kim hơ lên ngọn đèn rồi chọc vỡ cái mụn, ai ngờ nước trong cái mụn bị vỡ bắt đầu mưng mủ và lở loét. Nửa tháng sau, một đốt ngón tay của cô bé bị hoại tử, bố mẹ cô bé mới vội đưa con đến bác sĩ, bác sĩ cũng chưa bao giờ gặp phải tình huống này. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cắt đốt ngót tay bị thối của cô bé đi, nhằm ngăn chặn hiện tượng thịt thối lan rộng, nhưng bất kể cắt bao nhiêu đốt, thì ở đỉnh phần bị cắt lại tiếp tục mọc ra một cái mụn nước khác, rồi phần thịt kế đó nhanh chóng bị hoại tử, bác sĩ tuyến tỉnh cũng bó tay không biết làm gì, bé gái ấy phải trải qua tổng cộng mười mấy lần phẫu thuật tháo khớp xương, cánh tay càng lúc càng bị cắt ngắn, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được hiện tượng rữa thịt, nếu phải tháo đến hết cánh tay, thì mạng sống của cô bé sẽ bị đe dọa. Chẳng rõ cuối cùng cô bé ấy có được chữa trị khỏi hay không, còn con bọ khắp người toàn mắt dưới hố mộ cũng trở thành một câu đố không lời giải.

Có một lần trên chuyến tàu đêm, tôi được nghe một hành khách kể rằng ở vùng núi gần sông Lan Thương, vào những năm 1970 đến 1980, có rất nhiều trẻ em dân tộc Va túm lại chơi trò chơi dưới gốc cây dung già nơi chân núi. Trò chơi của chúng rất đặc biệt, nếu bây giờ e là sẽ khiến người ta liên tưởng đến một trích đoạn trong “phim hoạt hình Ma trận”, đó là cảnh khi đám trẻ phát hiện ra “gian phòng kinh dị”, người ta có thể trải nghiệm hiện tượng mất trọng lượng giống như lơ lửng giữa không trung ở trong “gian phòng” đó. Trò chơi của những đứa trẻ dân tộc Va cũng tương tự vậy. Lũ trẻ lần lượt khoanh chân ngồi dưới gốc cây, chỉ một lát sau cả cơ thể chúng sẽ bắt đầu rời khỏi mặt đất, dần dần được nâng lên cao, sau mấy lần nâng lên hạ xuống như thế, chúng sẽ từ từ được hạ thấp và đưa trở lại mặt đất. Bọn trẻ không biết tại sao lại vậy, nhưng đều rất thích, cảm giác giống như trở thành thân tiên vậy, lúc ấy có người lớn đi qua đường, nhìn thấy cảnh tượng ấy đã sợ khiếp vía, chẳng lẽ ban ngày ban mặt lại nhìn thấy ma sao? Thế là, họ vừa la mắng vừa đánh bọn trẻ, bắt chúng về nhà. Có điều bọn trẻ trong xóm núi rất tinh nghịch, cứ nhằm lúc người lớn không chú ý là lại chạy trộm ra gốc cây dung già chơi trò “lên tiên”, mãi sau này núi lửa hoạt động trở lại, cây dung già bị đốt thành tro, thì trò chơi này mới thực sự chấm dứt. Vì người dân miền núi đa phần đều không được học hành, nên họ mang nặng tư tưởng mê tín, gặp phải chuyện quái lạ cũng chẳng dám tìm hiểu kỹ, sau khi chuyện này qua đi, thì chẳng ai muốn truy cứu ngọn nguồn nữa. Bởi vậy đến tận ngày nay, sự thật về trò chơi này vẫn chưa bị ai phát hiện. Có điều, vị hành khách này còn kể, cây dung già đó rất tà mị, nếu trên trời có con chim rừng nào bay qua, thì con chim đó sẽ tự nhiên gẫy đầu gục cánh và rơi xuống.

Tôi không dám khẳng định tính xác thực của câu chuyện, bởi rốt cuộc đó chỉ là những lời đồn đại mà thôi, nhưng tôi đoán nguyên nhân có thể là do dải đất đó thường có mãng xà ẩn trú, dưới gốc cây dung già có một cái lỗ – nơi con mãng xà khổng lồ nấp mình, bởi vì bị nhốt trong cây lâu ngày, nên nó không thể thoát ra khỏi cái lỗ ấy, chỉ có thể thò đầu ra thở và bắt chim, chuột làm thức ăn. Con rắn thấy lũ trẻ chơi dưới gốc cây, nó bèn nổi lòng tham muốn ăn thịt người, mới khiến lũ trẻ ngồi dưới gốc cây bật nảy lên cao, nếu không phải tại nó không đủ lực, thì có lẽ một vài đứa trẻ đã bị chui vào bụng nó rồi. Có điều ngay trong phim “Trăn khổng lồ Nam Mỹ” của Hollywood cũng chưa bao giờ xuất hiện một con mãng xà khổng lồ đến mức có thể hút người vào bụng từ giữa không trung. Tôi nghĩ nếu truyền thuyết này là thật, thì trong cây nhất định phải có một thứ vô cùng bí ẩn nào đó, nhưng không phải câu đố nào cũng đều có cơ hội tìm thấy lời giải.



Chính các câu chuyện trong những đêm hè ấy đã khiến tôi thai nghén ý tưởng viết bộ tiểu thuyết “Mê tông chi quốc”, có điều bối cảnh chính của cuốn sách này lại bắt nguồn từ “kế hoạch kính viễn vọng địa cầu” của Liên Xô.

Đúng như tên gọi, nhân loại đã thiết kế ra kính viễn vọng thiên văn để con người có thể quan sát tinh không, vũ trụ bằng mắt thường thông qua lăng kính, nhưng mắt con người lại không thể xuyên xuống mặt đất, bởi vì khám phá lòng đất khó hơn khám phá bầu trời rất nhiều. Con người đã đặt chân đến gần Thái dương hệ, nhưng rất khó tạo ra một giếng sâu hơn ba ngàn mét, bởi vậy vực sâu có thể xuyên qua địa tầng này được gọi “kính viễn vọng địa cầu”, ý chỉ đó là địa đạo có thể dẫn thẳng đến tâm Trái đất. I alway miss u, my cat

Nguyên bản của kế hoạch này được hình thành từ thời kỳ chiến tranh lạnh những năm 60, hai phe Liên xô và Mỹ chịu sự chi phối của tư tưởng chiến tranh lạnh, họ đầu tư vô số tiền của và vật chất vào cuộc chiến tranh kéo dài liên miên này, ngành khoa học quân sự phát triển với tốc độ vũ bão gần như là dị hình, hai bên vắt kiệt sức lực để khai phá các loại nguồn tài nguyên chiến lược. Khi ấy phía nam và phía đông của đất nước Liên Xô là vùng đất rộng lớn, vòng quanh dải núi đồi là vô số các giếng quặng và hang động. Để nắm được các nguồn tài nguyên phong phú nằm ẩn sâu dưới lòng đất sớm hơn Mỹ, đồng thời để chạm tay đến được thế giới bí mật mà loài người chưa từng khám phá, người Liên Xô đã chọn một hòn đảo không người trên hồ Baikal làm căn cứ địa, họ sử dụng các thiết bị khoan thăm dò hạng nặng, bí mật tiến hành công cuộc khoan đào xuống lòng đất với độ sâu chưa từng có. Công trình này mất gần hai mươi năm, địa đạo mà họ đào nằm dựng đứng với độ sâu đạt khoảng mười hai ngàn mét. Đó là huyệt động sâu nhất trên thế giới. Vì sự kiện này liên đới đến nhiều bí mật quân sự tối mật, nên từ đầu chí cuối kế hoạch kính viễn vọng địa cầu đều được tiến hành trong trạng thái phong tỏa tuyệt đối, giới bên ngoài rất ít người biết được nội tình bên trong.

Về việc các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện thấy gì thông qua kính viễn vọng địa cầu, thì đến nay tồn tại rất nhiều truyền thuyết, nội dung cũng vô cùng ly kỳ và đáng sợ. Có thuyết nói, khi người Liên Xô khoan xuống độ sâu khoảng hơn mười hai ngàn mét, thì không thể khoan thêm được nữa, tuy nhiệt độ nóng chảy của mũi khoan đạt đến độ cao gần bằng nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời, nhưng lúc ấy khi đặt mũi khoan xuống và rút ra thì chỉ còn lại sợi dây thép, trong giếng khoan phát ra âm thanh kỳ lạ, máy điện đàm thu được nhiều tạp âm quái dị từ lòng đất, đúng là chẳng khác nào tiếng kêu của ác ma, chẳng ai có thể lý giải những thông tin đến từ vực sâu, cũng không thể giải thích được dưới góc độ khoa học, tất cả nhân viên có mặt tại hiện trường đều cho rằng họ đã khoan thông tới địa ngục, độ sâu càng tăng, thì càng xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ quái, cuối cùng vì nhiều yếu tố đã biết và chưa biết, công trình này buộc phải đóng băng.

Nghe các nhân viên vũ trụ của Mỹ nói, trong không trung cũng nhận được những sóng điện u linh giống như vậy. Mấy năm gần đây, luồng sóng này được các nhà khoa học chứng thực là bức xạ vi sóng vũ trụ, nó giống như hiện tượng nhiễu sóng trên ti vi hoặc tiếng tạp âm trong máy điện đàm. Từ quá khứ xa xôi đến tương lai vô tận, trong giới tự nhiên luôn tồn tại loại sóng điện từ không nhìn thấy cũng chẳng thể sờ thấy này. Hoặc cũng có thể những hiện tượng đáng sợ trong vực sâu dưới lòng đất cũng bị tác dụng bởi điện từ; có điều, điều này đúng hay sai thì còn phải đợi các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và thăm dò.

Tuy nghe có vẻ khó tin, nhưng tất cả những điều này đều thực sự tồn tại. Trong bộ tiểu thuyết của tôi xuất hiện một vài tình tiết có thật, ví dụ như chiếc máy bay C-47 bị rơi xuống sa mạc Lopnor vào năm 1949 là có thật, việc bia Vũ Vương khắc những chữ triện cổ mà quả thật đến nay người hiện đại đều không thể dịch nổi… hoặc nhiều sự kiện khác cũng đều lấy nguyên mẫu từ thực tế. Bộ tiểu thuyết “Mê tông chi quốc” là câu chuyện được dựa trên bối cảnh thực tế, đồng thời thêm vào các truyền thuyết dân gian, các truyền thuyết lịch sử và các yếu tố thám hiểm.

Tôi nghĩ nhất định rất nhiều bạn đọc muốn hỏi tôi về vấn đề cái kết của bộ tiểu thuyết. Cả tập bốn “Cửu tuyền u minh” đúng là chỉ dành để viết kết thúc câu chuyện. Nói một cách đơn giản, thì câu chuyện này kể về con quái vật đáng sợ – vị dị thần hình cây – bị tấm bia đá Bái Xà nhốt ở nơi tận cùng của địa mạch. Con quái vật này muốn dụ hội Tư Mã Khôi xuống cửu tuyền để phóng thích nó, cái kết cuối cùng xem thì có vẻ đơn giản, nhưng thực chất lại ẩn chứa rất nhiều điều. Tôi xin mạn phép phân tích đôi chút ở đây. Là tác giả của bộ truyện, tôi cho rằng tồn tại ba cái kết, lần lượt là “cái kết núi từ”, “cái kết chiếc hộp thời gian” và “cái kết động không đáy”.

“Cái kết núi từ” là chỉ vị thần cổ trong vực sâu bị mắc kẹt trong núi từ, Thắng Hương Lân hi sinh, ba thành viên còn lại của đội khảo cổ sống sót thoát khỏi lòng đất. Sau khi trở về, họ sống cuộc sống mai danh ẩn tích. Còn những chuyện quái dị mà hội Tư Mã Khôi gặp trên đường trở về từ khu hỏa táng chỉ là di chứng nảy sinh do chịu ảnh hưởng của Entroypy khi họ bước vào động không đáy, tất cả tựa như một cơn ác mộng mà thôi.

“Cái kết chiếc hộp thời gian” thì theo trật tự thời gian. Năm 1963, một chiếc máy bay đã bay vào chiếc hộp thời gian và khiến con quái vật Entroypy hoàn toàn biến mất, tất cả các thành viên đội khảo cổ đều sống sót, nhưng họ lại bị chiếc hộp thời gian đẩy ra một hòn đảo nhỏ ở giữa biển, họ vẫn phải đối mặt với tuyệt cảnh không lối thoát.

Hai cái kết này tương đối dễ nhận ra, ngoài ra còn cái kết thứ ba “cái kết động không đáy”, tức là tất cả sự việc diễn ra trong “cái kết núi từ” và “cái kết chiếc hộp thời gian” đều chỉ là những trải nghiệm mà đội khảo cổ cảm nhận được khi sa chân vào động không đáy và bị Entroypy nuốt mất ý thức, trên thực tế mọi chuyện đều không hề xảy ra.

Tôi nghĩ mỗi người đều có liên tưởng của riêng mình, mỗi độc giả đọc “Mê tông chi quốc” sẽ có những cảm nhận khác nhau. Bởi vậy, tôi không nói rõ trong ba cái kết, cái kết nào mới là cái kết đích thực. Có điều, là tác giả của bộ tiểu thuyết, tôi cũng tự chọn ra một cái kết, đồng thời ngầm để lại một vài ám thị trong các chi tiết, nếu độc giả nào tinh ý, có lẽ sẽ phát hiện ra tôi đã chọn cái kết nào cho đội khảo cổ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Mê Tông Chi Quốc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook