Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Chương 13

Dreamy_Hunter

05/12/2016

Nhà nội tôi bỗng dưng bị 1 thứ cảm giác buồn bã và lo lắng trùm lên bắt đầu từ giây phút các bác sĩ cấp cứu đưa bà nội ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi có cảm giác như mọi việc vẫn tiếp tục như nó phải như thế: cô Tằng nấu đồ ăn sáng cho cả nhà rồi ra đồng làm việc, thằng Mận đi qua nhà thằng Dương chơi, Sen thì đi học, ông ngồi uống trà và đọc báo buổi sáng. Nhưng những công việc đấy dường như chậm chạp hơn thường ngày, nhưu những con người đang làm nó có một mối bận tâm lớn trong lòng, nên không thể tập trung được nữa. Cô Tằng nấu đi làm được hai tiếng thì tất tả chạy về nhà, lấy quần áo rồi quyết định lên bệnh viện chăm bà, nhắc tôi bảo Sen nấu cơm trưa hoặc qua nhà chú Tống mà ăn. Mận đến nhà thằng Dương chơi, nhưng nó mới chạy lên đầu ngõ thì lại chạy lại về nhà, măt mày ỉu xìu chứ không hứng khởi như thường ngày. Ông thì đọc báo xong không đi đánh cớ ở đầu làng, chỉ ngồi lặng im, như đang ngủ, nhưng khi ông bỏ mắt kính ra, tôi thấy mắt ông ướt ướt.

Ông bảo tôi và Hường ra thăm cái đình làng, ông nói cái đình làng là cái đẹp nhất của cả làng này, chứ làng ta thì bình thường quá chả có gì. Tôi hiểu ông vẫn muốn cho tôi được đi vui chơi, đi tham quan quê nội cho dù gia đình mới khó khăn. Hường nhìn tôi, cũng chỉ lặng lẽ gật đầu rồi hai đứa xách nách thằng Mận (vốn đang ngồi nói chuyện với mấy con đồ chơi rô-bốt nó mới mua) ra đình làng, viện cớ không biết đường đi. Tôi nghe nói thằng Mận nó thân với bà lắm, hồi nhỏ bà hay kể chuyện cho nó nghe. Tôi thì chẳng bao giờ được ai kễ chuện đêm khuya nghe cho bao giờ, nhưng cũng hiểu được phần nào tình cảm của Mận với bà. Thằng Mận cũng nghe theo, dẫn hai chúng tôi tới cái đình nhỏ của làng. Nơi đây cũng cũ rồi, rêu mọc một mảng to ngay ở cổng vào. Nhưng đổi lại, đình lại có cái vẻ đẹp cổ cô rất thú vị. Mận tới đây tới chục lần, cũng chả có hứng thứ gì lắm, nó có mang theo quả bóng, đá với mấy đứa nhỏ vốn đang chơi trò đánh trận giả ở sân đình. Hường đi vào phía trong, cô nàng vốn thích mấy kiến trúc ngày xưa, tôi đi theo, nhưng cũng chẳng để tâm gì lắm. Hường lại ú à, cầm cái mấy ảnh chụp chụp liên tục. Chụp cái mấy cái cột làm từ gỗ lim được khắc hình rồng phượng, chụp cái tượng một ông già mặt mày đăm chiêu được cái bảng tên phía dưới ghi là người thành lập làng. Chụp cái bàn làm bằng đá tảng để mấy đồ cúng ông già đó. Chụp cái cửa sổ hình tròn kiểu ngày xưa với hai cái thanh chắn bằng gỗ xếp hình dấu thập. Chụp cái trần nhà mấy thanh chắn cũng được chạm trổ kĩ lượng bằng mấy câu thơ, câu đối xưa (hay ít nhất thằng Mận nó nói thế khi tôi hỏi nó). Nói chung là chụp lung tung, chụp lộn tùng phèo.

Tất nhiên là tôi đi theo, chụp vài cái hình lưu niệm kiểu hai đứa đứng cạnh tượng ông già kia rồi cười rạng rỡ giả tạo làm kỉ niệm. Tôi sẽ nói thật tôi không lo lắng cho bà, nhưng tôi lại lo lắng về việc tôi không cảm thấy gì hết. Bà là bà nội tôi, sao tôi lại chẳng thấy buồn bã hay bồn chồn cho sức khỏ bà nội. Nó khiến tôi thấy tức, cứ như tôi đáng lẽ phải làm cái gì đó cho đúng với lương tâm, nhưng lại không làm vậy. Nói chuyện này với Hường lúc nó còn bận chụp một cái hình hoa hòe gì đó được chạm vào bên tay trái của tượng ông già, nó chỉ nói đơn giản:

- Tao chẳng thấy có cái gì là lạ cả. Mày cảm thấy thế vì đáng lẽ mày phải cảm thấy thế thôi. _ Hường dường như nhún vai khi vẫn đang chăm chú chỉnh lại cái máy ảnh cầm tay vào chế độ chụp cận cảnh.

- Làm sao mà chuyện này bình thường được! Bà là bà nội tao mà! Tao là cháu nội bà, tao đáng lẽ phải biết thương cảm cho bà chứ!

- Ái da, mày không thấy là mày mới biết bà mày được có hai ngày à? Mày nghĩ tao cảm thấy thế nào khi bà của bạn thân tao bỗng dưng đổ bệnh khi tao về quê nó chơi?

Bây giờ thì Hường đã đứng thẳng dậy, khoanh tay nhìn thẳng vào tôi. Nó hất ái tóc dài ra đằng sau, mặt mày trông như kiểu tao-đang-hết-sức nghiêm-túc-rồi-đấy. Tôi không trả lời ngay lập tức, cũng chẳng nhìn thẳng vào mặt ocn bạn mình như cách nó đang nhìn vào mặt tôi mà đánh trống lảng nhìn ra ngoài cửa sổ tròn. Xa xa ngoài cửa sổ là rừng cây xanh mướt với một ngọn đồi nhỏ nhô lên như cái bánh flan lật ngược. Tôi thực chẳng biết nói gì, chỉ biết im lặng nghĩ về điểu Hường vừa nói. Nhưng một lúc sau nhìn lại, cô nàng lại tiếp tục chăm chỉ chụp hình tượng ông già. Cô nàng thay đổi nhanh thế!

- Nhưng mà, mày thấy rằng mày đáng lẽ phải lo cho bà nội mày cũng là đáng quí rồi. Chứ có đầy đứa con cháu ăn cơm gia đình chục năm mà đến lúc cha mẹ ông bà già cả rồi lại có quan tâm gì đâu, nói chi ở đây mày mới gặp ông bà nội mày lần đầu sau mấy chục năm sống trên đời này.

Tôi cũng chĩ biết im lặng mà nghĩ về lời nó nói. Nó nói không sai, và tôi đúng cũng cảm thấy đỡ hơn, nhưng ở một phần nào đó trong lòng, cũng vẫn thấy bối rối. Vì có trách nhiệ của đứa cháu ăn cơm bà ngày hôm qua, vì cách bà kể cho tôi nghe những câu truyện ngày xưa thởu bé của bố. Nhưng nói chung, đừng có dằn vặt kiểu này nhiều quá, bị tự kỉ thì mệt.

Thở dài, tôi tiếp tục sự nghiệp ngắm cái tường còn Hường cứ ‘tách, tách’ mãi mà hình như vẫn không chụp nổi cái hình hoa chạm khắc kia. Cô nàng vuốt mồ hôi trên trán, nhận ra con bạn mình đang nhìn gắm mơ màng một cách buồn ngủ ra ngoài kia.

- Mày đang nhìn gì mà say mê thế ?

- Tao đang nhìn bầu trời xanh cao và nghiền ngẫm những lời vàng ý ngọc mày với nói với tao. Ahhh... Cảm giác như mình đã được khai sáng đầu óc...

Tôi tất nhiên nhấn mạnh từ ‘khai sáng’ làm Hường cười khúc khích. Nhưng mà cũng đâu có sai, tôi đúng là cũng nhờ mấy câu nói đó mà giờ cảm thấy nhẹ nhõm đi rồi mà.

- Xì, mày chỉ giỏi trò nói phét _ nhỏ Hường cười khúc khích _ nhưng mà giờ đúng là hết trách vấn bản thân chưa?

- Dạ, nhờ ân đức của cô em đã làm được rồi ạ. Hihi

Hai đứa nhìn nhau cười, rồi Hường đưa tôi xem mấy cái hình nó vừa chụp. Chu choa, cô nàng chụp được nhiều lắm nha! Có một cái cửa sổ mà nàng đã chụp đến gần mười tấm với mười góc độ khác nhau, rồi cái tượng ông này thì có đến năm chụp tấm, chụp tòn cảnh rồi chụp cận cảnh, chụp chi tiết. Cứ như Hường đang định đi làm 1 cái tượng khác như thế này, chụp cực kì kĩ càng, còn đẹp nữa. Chỉ có bức cuối hình khắc bông hoa nhỏ quá, cô nàng chụp hỏng hết.

- Khó chụp quá luôn í. Tao đang định chụp thì tay cứ run run, nên cứ nhòa nhòa.

- Tao thì tao thấy nó đẹp rồi, mày cũng suy nghĩ quá xa đó à. Đừng có ‘dằn vặt’ nữa!

- Đừng có lấy lời của tao mà đánh lại tao nhé, đau lắm đó!

- Vậy công nương có cần em đấm lưng cho không ạ?

- Mày ‘đấm’ lưng tao thì có mà gãy cả lưng à

- Thì hết lưng rồi thì còn gì là đau nữa phải không nào

Hai đứa ngoác miệng ra cười với nhau, rồi lại bàn nên đi đâu nữa trước khi về nhà. Nhỏ Hường muốn ra xme cái cổng làng, vì lúc vào làng thì nàng ta nhận thấy làng có cái cổng rất đẹp. Nhưng tôi thì lại chẳng thiết tha gì lắm việc nhìn một cái cổng đã vàng ố lại lắm rêu, nên tạm thời không đồng ý ngay mà còn lưỡng lự. Nhìn lan man ra cái cửa sổ tròn lần nữa, cái đồi bánh flan kì cục đang rì rì trong gió.

- Đi lên đồi xem không? _ Tôi buột miệng

Nhỏ Hường trố mắt nhìn tôi, như rằng tôi vừa nói mình là người ngoài hành tinh chuẩn bị mặc quần sịp bay đi cứu người.

- Thì là cái đồi kia kìa, trông nó cũng hay lắm, tao mong sẽ có suối và các thứ.

Hường sờ trán tôi:

- Mày bấn loạn vì bà mày phải vào bệnh viện rồi đúng không ?

Tôi bỏ cái tay của nó ra:

- Dạ không ạ, em chỉ muốn lên xem cái đồi đó nó thế nào thôi. Đồi nó to, nhiều chỗ để xem, còn cái cổng có tí chút, xem làm gì cho mệt.

- Nhưng mà cái đồi đó có ma đó.

- Mày tin vào mấy chuyện ma quỉ đấy hả ? _ Giờ thì đến lượt tôi trố mắt nhìn Hường

- Mày có nghe thằng Dương và mấy đứa kia kể có bao nhiêu người mất tích chưa.

- Nghe rồi, nhưng tao thấy mấy chuyện đó nghe có vẻ chỉ là lời đồn thổi thôi, tao không tin. Mà mày thực sự tin vào 1 câu truyện ma quỉ một đống lũ con nít kể thật à ?

Nhỏ Hường bối rối, mặt đỏ đỏ nhìn xuống cái máy ảnh trong tay nó. Biết là mình đã có thế, tôi tấn công tiếp:

- Và tụi mình hoàn toàn có thể đi thăm cổng làng trên đường từ cái đồi về. Chứ nếu bây giờ đi thăm cổng làng, là phải đi tới đầu kia của làng lận. Đồi gần chỗ mình hơn, mình chỉ đi lên một tí, chụp chút ảnh rồi về. Mình mang theo máy ảnh rồi điện thoại các thứ, bà lo cái nỗi gì.

Và knock-out! Hường cũng đành gật đầu, đồng ý. Tôi hớn hở kéo cô nàng ra ngoài, nói thằng Mận rằng hai chúng tôi sẽ đi riêng, thằng nhỏ đang vui vẻ chơi bóng nên cũng gật đầu mà chẳng hỏi chị nó đi đâu. Hường dường như vẫn còn sợ sợ, vừa đi vừa ngó quanh quất, như sợ sẽ có ai đó nhìn thấy hai đứa rồi ngăn lại. Hoặc là cô nàng đang mong rằng sẽ có ai đó ngừng tôi lại vậy. Nhưng vào cái giờ này thì mọi người đang đi làm đồng hết rồi,cả xóm có mỗi trẻ em và mấy bậc lão niên. Và học thì lại đang bận uống trà hay đánh cờ mà không để ý đến hai con nhỏ lạ mặt đang đi tới nơi được gọi là “Cấm địa của làng” lắm.

Và thực ra thì, ngược lại với những gì tôi nói, cái đồi này còn xa hơn cái cổng làng nhiều lần. Chỉ vì khi nhìn quá cái cửa sổ tưởng nó còn gần, nhưng thực ra, lúc đến nơi thì tôi nghĩ hai đứa đã ra khỏi làng rồi. Vì con đường mòn đi tới đồi cũng cắt ngang với một con đường cái lát nhựa đi lên tỉnh. Hai đứa đứng dưới đồi, thở hồng hộc. Trời nắng chang chang, đi liên tục kiểu này đố ai chịu nổi. Mà con đường dẫn tới ngọn đồi này là con đường duy nhất trong làng không được lát nhựa để cho xe đi, nên sỏi cát dính đầy, ổ gà ổ vịt hay vũng nước thì la liệt, rất khó đi. Hường đưa cho tôi trai nước mang từ nhà đi. Tôi từ chối, đẩy lại cho cô nàng uống, vì Hường trông còn mệt và mất nước hơn tôi.

Đồi dường như mấy chục năm nay chưa có ai thèm lên. Giữa đám lá cây hoang dại, tôi lờ mờ nhận ra một con đường mòn dẫn lên trên. Hường cũng có vẻ đang nghĩ như tôi, nhìn tôi như dò ý. Nếu mà tôi với Hường đang có khả năng thần giao cách cảm nói chuyện với nhau, tôi cá Hường đang nói rằng:

- Sao ? Đi lên không ? Trông đáng sợ quá à.

Đúng là có phần rùng rợn thật, trông kiểu hoang vu như mấy ngọn đồi bị ma ám đấy. Cho dù giờ gần giữa trưa, nắng gắt đổ lên đầu, xuyên được qua cả những tầng lớp lá cây mà chỉ cho tôi con đường mòn kia, thì ngọn đồi vẫn rậm rạp một cách đáng sợ. Gió rì rào, lá cây cũng rì rào theo, tạo nên một ngọn sóng vô hình trên những tầng cây cao nhất. Gió như âu yếm nhẹ nhàng, thổi đi mệt nhọc và đem lại sự mát mẻ. Tôi hít một hơi, rồi gật đầu với Hường, và bắt đầu đi lên.

Cây lá rậm rạp, cỏ đã bít gần hết cả lối đi. Trời còn oi nóng, khiến đất dưới chân cứ như bùn. Thật may hôm nay tôi đi giày nên không bị bùn đất nó dính vào chân. Chỉ tội cho Hường, vì tối qua mới đi rửa giày cho sạch nên giờ phải mang đôi dép của ông nội, chân dính đất hết cả. Đồi này cũng có phần cao, nhưng rất thoải, dễ đi, chỉ có điều đất bùn kinh quá thôi. Hẳn ít khi có người đi lại nên cũng chẳng có ai định dọn sạch cái lối mòn này. Gió bị lá cây chặn, nên cũng hết cả mát với mẻ, chỉ thấy nóng và ẩm ướt thôi, cứ như là hôm qua mới mưa ấy.

Sau ít nhất ba mươi phút trèo đồi tôi cũng dừng lại, đứng dưới tán lá cây, thở hồng hộc. Cái ống quần thì giờ đã chuyển qua một màu nâu rất ‘đẹp’ và ‘thơm tho’:

- Cái đồi này trông thế mà.. hờ.. leo mệt thật đấy.

Nhỏ Hường vuốt trán, mặt mày cũng đã đầy mồ hôi. Trong mái tóc dài thì đã lẩn hai ba ngọn lá cây, cứ như mới chiến đấu trong rừng đi về. Đến đỉnh rồi thì không ai bảo ai cả hai đứa đều đứng nghỉ mệt. Đứng, chứ không dám ngòi, toàn bộ mặt đất chỉ có cỏ và đất bẩn thôi. Còn kiến nữa chứ, tôi có thể nhìn thấy một ổ kiến lửa to đùng đối diện với cả trăm con kiến đi ra đi vào hối hả. Chống hai tay vào đầu gối, tôi nhắm mắt một lúc để lấy lại sức.

- Mày có mang chai nước nào không? Hường, có mang nước không? Hường! Hường! _ tôi nói lớn về phía cô bạn mình, người đang đứng chắn trước mặt.

Nhưng cô bạn tôi không quay lại mà đứng ngay giữa lối đi, ngắm một cái gì đó một cách đầy say mê. Hay nói đúng hơn, là đang ngắm cái thứ trước mặt mình một cách hết sức kinh ngạc, không thể tin được. Vì trước mặt hai chúng tôi... là một ngôi chùa bỏ hoang. Một ngùa chùa bị bỏ hoang y như trong câu chuyện của thằng Dương.

Tôi nghĩ, mồ hôi lạnh bắt đầu làm tôi hóa đá. Nhưng không, chỉ là trong lúc đó, tôi đang cảm thấy sợ hãi tột độ mà thôi. Cái kiểu như khi đang xem phim kinh dị, có hai con nhỏ đứng trước một căn nhà rõ ràng là bị ma ám mà vẫn ngu ngốc bước vào ấy. Chỉ có điều, căn nhà hoang đó đang đứng ngay trước mặt tôi và Hường mà thôi.

Sợ thì sợ, nhưng sao bây giờ, giữa trưa nắng chang chang. Ngôi chùa bỏ hoang không rợn tóc gáy, mà nó được ánh sáng chiếu xuyên qua bức tường ngoài loang lổ, làm cho tôi nhận ra đây không thực sự là ngôi chùa, nó chỉ là một căn nhà xây theo kiến trúc đình chùa Việt Nam. Nhưng ngay giữa cái sân, là một bức tượng phật bằng đồng bị mẻ đi một miếng ở tay phải. Cổng vào đã biến mất, bức tường ngày xưa chắc to lắm cũng bị mất một khoảng lớn, cứ như có ai đã bổ một nhát xuống bức tường bên tay phải, khiến nó đứt làm đôi, một phần thì đứng vững, phần còn lại thì vẫn còn nhưng nhìn quá sức bệ rạc, tưởng như chỉ cần ai đó búng ngón tay một cái là đổ ngay. Tường này không làm bằng xi măng cốt thép, mà là làm bằng đá thạch, thể hiện mức độ lâu năm của ngôi chùa.

- Linh.. _ giọng Hường run run_ về đi mày.

Hường nói mà không nhìn tôi, nó đang nhìn bức tượng quan âm bị mẽ đặt ngồi dưới đất. Tương quan âm chỉ cao đến thắt lưng tôi, mắt vô hồn, nhưng sao tôi có cảm giác nó đang nhìn chằm chằm vào mình.

Tay Hường bấu mạnh vào khuỷu tay tôi, nó chưa dám chạy đi, vì tôi chưa dám chạy đi với nó. Hai đứa đã cùng lên đây, không thể bỏ mặc nhau được.

Tôi nuốt nước bọt nói một câu:



- Mình vào trong xem thử đi.

Và lúc đó là lúc để cho bạn Hường hét thẳng vào mặt tôi nhằm giải tỏa cơn hoảng sợ của bạn:

- Mày điên rồi à !? Mày đã bao giờ xem phim kinh dị chưa hả Linh !? Vào đấy thì có mà... mà..

Tôi nhướn mắt:

- Mà gì ?

Hường chưa nghĩ ra câu trà lời, mồm hơi giật giật, nhìn xuống cái điện thoại di động. Nhân dịp đó, tôi đi thẳng luôn vào trong, bước qua chỗ cửa vào đã không còn nữa. Lúc đầu là chỉ để thỏa mãn cái cảm giác chọc tức người khác, và cũng như là thỏa trí tò mò. Nhưng khi mới đặt chân bước qua, thì một cảm giác ớn lạnh như điện giật làm tôi dừng bước. Đứng trong cái sân loang lổ, nửa đất nửa gạch, bốn bức tường thì cũng chẳng hơn là bao, đều thủng lỗ chỗ. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là Phật Bà Quan Âm mất tay. Giờ gần hơn, nhìn kĩ, hóa ra bức tượng này tuy không to, nhưng làm theo kiểu nghìn mắt nghìn tay. Chỉ có điều, chừng ba chục con mắt bằng đồng tượng trưng cho ‘nghìn mắt’ thì vẫn còn, nhưng đống tay đều đã bị ai đó chặt cụt. Tôi biết đó là nó bị chặt, vì đường nét tuy đã bị rỉ một phần nhưng không giấu được cết chặt rất ngọt ở tất cả các cánh tay. Mà không phải là kẻ chặt làm 1 phát cho nhanh gon, mà hình như cẩn thận cắt từng tay một, mất cả phần bả vai.

Đúng là càng nghĩ càng thấy ớn, đừng nghĩ nữa đừng nghĩ nữa đừng nghĩ nữa.. tập trung.

Hít hơi sâu, không còn dán mắt vào bức tượng đồng kì quặc kia, tôi đi thẳng vào gian phía sau. Và lần này lại đứng sững một lần nữa.

Tôi nghĩ tôi biết vì sao tượng phật lại để giữa sân rồi. Vì trong điện thờ, không có bàn ghế thờ cúng gì cả, chỉ có một cái chuông đồng khổng lồ treo chính giữa.

Nếu bạn không thấy gì lạ, vì nếu có đi chùa cũng nhiều lần, hẳng cũng thấy được vài cái chuông to to trong đời. Nhưng hảy tưởng tượng nhé, chuông này bằng phẳng, không trang trí gì hết, chỉ có được mỗi cái dáng là giống một quả chuông. Nó cao chừng ba mét, màu đen như không hề được bất cứ ánh sáng nào của buổi trưa hè nóng nực chạm tới, đặt giữa một ngôi chùa bỏ hoang tàn phế, nơi có một bà Quan Âm rất đáng sợ canh giữ giữa sân. Và đặc biệt nó lại được đặt ngay đúng chỗ mà nó không vốn được đặt, tại ngay gian nhà chính, nơi dùng để cúng bái thờ phùng. Nhưng gian nhà chính này không có gì cả, hay nói chính xác hơn là không còn gì cả, chỉ có mỗi một cái chuông kia.

Có lẽ tôi sẽ đứng như thế mãi, nếu bỗng dưng không có Hường chạy tới đập thẳng vào lưng tôi. Cái bật ngờ làm tôi ngã xuống nền đá rêu, khá là ê ẩm.

- Í í! Mày có sao không ?

- Trời a, đi đâu mà không nhìn gì thế cô nương ? _ tôi vẫn nằm úp mặt dưới đất càm ràm lên trên, nơi tôi biết Hường đang đưa tay ra để kép tôi dậy

- Tại tao sợ quá, nhắm mắt mà chạy vào _ Con bạn thân của tôi giải thích, nhìn vẫn còn run run đến tội nghiệp _ Tại cái tượng kia đáng sợ quá...

Mà nó có nói sai đâu, đúng là một bức tượng Phật kinh khủng. Hường cũng chẳng có ác ý gì, nên tôi cũng không vặn vẹo thêm nữa. Nhưng nói chung là cũng nên nói một câu cho nó yên lòng:

- Tao đồng ý, cứ như nó đang nhìn mình thật vậy

- Còn mấy cái tay nữa, nó cứ như là bị... ai đó chặt tay nó vậy.

Hường đưa tay lên che miệng thầm thì, như sợ bức tượng nghe thấy. Có thể các bạn nghĩ rằng hai chúng tôi đúng là nhát cáy, nhưng hãy thử đặt bản thân vào chỗ hai đứa chúng tôi và xem bạn sẽ trở nên kì quặc như thế nào.

Có lẽ hai đứa sẽ tiếp tục bàn về cái tượng Phật đằng sau (mà cả hai đều không dám quay lại mà nhìn) nếu cái chuông đồng màu đen đang không sừng sững trước mắt. Nó phải nói là có khí thế của một thứ bị ám từ thời hồng hoang, kinh dị... nhưng cũng hết sức... quyến rũ. Cứ như một điều gì đó khiến tôi bỗng dưng muốn chạm vào nó, thử xem nó làm từ gì, cho dù có thể có một cánh tay nào đó kéo tôi đi mất.

Im lặng như tờ, tưởng như gió đã hết ngừng thôi, như chưa từng có một con chim nào hót trên những cành cây quanh đây. Tiếng thở của tôi cũng như bị lắng đi. À không, chỉ vì tôi đang nín thở thôi. Nhưng vào lúc đó, tôi lại bỏ bàn tay đang bám víu của Hường đi và bước lên bậc thềm đầu tiên dẫn vào điện thờ. Có lẽ là vì ánh nắng sao mà choi chang và rực rỡ thế, gió sao mà lại thổi thật ngọt ngào ngay lúc ấy, làm tóc tôi khẽ đung đưa, hay vì nỗi sợ hãi đằng trước cũng không nỗi sợ hãi đằng sau... mà tôi đã bước lên, đi tới cái thứ mà sau mấy chục năm nhìn lại, tôi sẽ buộc phải gọi nó là định mệnh. Cho dù tôi rất ghét, cũng như không tin vào, định mệnh.

Nó lạnh, thật lạnh. Cái chuông lạnh như một tảng băng đã bị đưa ra phơi mình trước những cơn mưa tầm tã nhất, lạnh lẽo nhất.

Và khi tôi đã chạm vào nó rồi, tất cả những sự sợ hãi trong tôi cũng biến mất. Bỗng dưng, cái khí âm u vốn đang quấn lấy nó một giây trước đây hoàn toàn biến mất. Giờ nó chỉ là một cái chuông hơi kì cục một chút thôi.

“ Cái này chắc làm hồi thế kỉ 17 “ _ Tôi gõ nhẹ lên cái thành bên ngoài. Nó nhẵn nhụi luôn, hoàn toàn không có lấy một hạt bụi bám vào, cho dù nó đang ở giữa nơi khỉ ho cò gáy đầy cây cối mọc loạn xạ, ruồi muỗi bu đầy người.

Quay lại nhìn cô bạn vẫn còn run như cầy sấy trước bậc thềm rồi lại nghịch thè lưỡi ra trêu, tôi bỗng thấy chẳng còn chút sợ sệt gì cả. Ừ thì đúng là nơi này hết sức quái dị, nhưng điều đó không nghĩa là nó nguy hiểm. Tôi đi một vòng quanh cái chuông đen, và phát hiện ra rằng cái chuông này nó có phần... rất hoàn hảo, nó thuôn thả, mềm mại với 1 đường cong duy nhất từ chóp đỉnh tới đáy chuông, tạo ra một cái dáng vừa đẹp vừa dễ nhận ra. Và tôi bỗng nhìn xuống dưới.

Dưới chân cái chuông là một hố đen. Hay đúng hơn, là một khoảng đen do cái chuông tạo nên khi nó chắn hết tất cả ánh sáng. Tất nhiên lúc đầu nhìn cứ tưởng là một cái hố, may mà lúc đó dùng tay gõ thử mới biết vẫn chỉ là mặt sàn thôi.

Nhưng nếu vậy... thì phía bên trong cái chuông trông như thế nào nhỉ? Tất nhiên là đen đặc rồi, nhưng mà cũng đáng một lần để thử nhìn ngó chút nhỉ?

- Mày.. mày đang làm gì thế Linh ?! _ Hường hỏi, giọng run như đang cảm lạnh, cô nàng vẫn đứng đực ra đó, chưa dám rời nửa bước từ chỗ mình đang đứng.

- Tao đang định vào trong cái chuông này thử xem nó thế nào _ Tôi thì cười nhăn răng, nằm soài dưới cái thềm đá để thử nhìn xem trước phía trong cái chuông có gì. Nhưng tất nhiên, nó đen như mực. Chắc chắn là sẽ chẳng thấy gì trừ khi vào bên trong mà tự xem rồi.

Mặt Hường tái xanh khi nhìn tôi đang từ từ bò vào phía trong cái chuông, cứ như là hiểu rằng khi tôi vào bên trong, cô nàng sẽ hoàn toàn cô độc, Hường chạy vụt tới, cầm giữ cái chân chân tôi trước khi tôi có thể đứng dậy rồi đi vào bên trong.

- Ê! Mày làm cái quái gì vậy ? Bỏ chân tao ra!

- Mày có điên không ?!! Sao tự dưng lại đòi đi vào bên trong một cái chuông quái gở để làm gì ?

Cô bạn tôi nói mà như đang hét lên, ái da, cô nương này bắt đầu khóc nấc rồi. Nhìn tình cảnh của Hường bấy giờ, tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà đùa cợt nữa. Nói chung thì cũng đã đi hơi quá xa rồi.

- Ừ, ừ, được rồi, tao sẽ không làm nữa. Nhưng tao chỉ dừng khi mày bỏ chân tao ra để tao đứng lên thôi.

Nhỏ Hường sau một phút suy nghĩ thì cũng bỏ tay ra, cho cái chân phải của tôi được rơi tự do xuống nền đất. Nó hẳn là đã rất lo lắng. Tôi đã từng nói một câu giống hệt câu trên vài năm trước, khi mà tôi đang định trèo lên nóc nhà trường sau khi nhận được kết quả kiểm tra một tiết là một quả trứng gà tròn trĩnh. Hường khi ấy cũng đã cầm cái chân phải của tôi mà không cho tôi trèo lên. Nhưng sau khi tôi nói rằng sẽ dừng nếu Hường để tôi đi, thì ngay lập tức tôi trèo vụt lên theo đường ống nước, thẳng tiến đến tầng ba của trường và cuối cùng là đến ngay mái nhà trường. Sau đó thì ông bảo vệ nhì thấy tôi và kêu gào tôi đi xuống. May mà tại tôi đang đứng bên trên cao quá, ông này không nhìn thấy rõ mặt, nên khi tôi trèo xuống bằng đường ống nước khác và chạy đi cùng Hường, ông lão này không thể bắt tôi được.

Lần này... cũng không phải là ngoại lệ.

Ngay khi chân phải của tôi được tự do, tôi trườn mình vào phía dưới cái chuông màu đen rồi đứng dậy. Chu choa, đúng là tôi như mực luôn nha ! Mà rộng thật đấy, tôi có thể giơ thẳng hai tay ra hai bên mà vẫn không chãm tới được thành chuông nhé !

- LINH! Linh! Mày làm gì vậy ! Ra đây mau !

- Trong này không có gì đâu mày, vô nhìn thử đi !

- Đi ra đi ! Mày đang làm gì vậy ...

Cười hì hì, tôi nó vọng ra, giọng nói nghe là lạ khi tôi nói ra từ bên trong cái chuông đồng:

- Tham quan tí thôi mà. Cũng chẳng có gì đâu, mày muốn vô xem thử không ?

Hường không trả lời, nhưng sau một thời gian, tôi có thể nghe tiếng chân cô nàng bước gần lại, ngay sát ngoài cái chuông.

- Thật.. thật không ?

Giọng cô bạn tôi vẫn còn run rẩy, đầy sự lưỡng lự. Thở dài, đúng là phải nói một câu gì đó để đá cô nàng này mới được. Cô Hường này là không bị bắt buộc là không làm đâu à.

- Nếu mày không vào là tao không ra đâu nhé !

- Cái gì !? Con kia, đừng bắt tao

- Bắt mày à? Tao chỉ nói thôi mà, mày thích thì cứ về nhà trước đi, tao ỡ đây thăm thú tí đã...

Vừa nói tôi vừa cười hì hì, ra vẻ ta đây không cần mày.

Tất nhiên lúc đó tôi đang ở trong cái chuông mà nói vọng ra, nên không thể nhìn thấy mặt Hường thế nào cả. Nhưng tôi tưởng tượng cô bạn mặt mày lo lắng, xanh xao đang lẩm nhẩm ấy câu để gọi tôi ra ngoài. Tuy nhiên, bỗng dưng, một cái gì đó đụng vào tôi

- Á á á á aaaah!!!

Tôi gào lên không thể kiềm chế được. Và nhờ việc đang ở trong một cái chuông đồng, âm thanh từ tiếng gào của tôi vọng lại oang oang, ong đầu nhức óc.

Một bàn tay đưa lên, bịt miệng tôi cho tôi khỏi hét lên nữa, và cái giọng hơi trầm của Hường khe khẽ kêu lên:

- Im lặng đi mà, mày muốn cả hai thủng màng nhĩ à.



Hóa ra chỉ là cô bạn tôi mà thôi, thế mà làm cho người ta giật cả mình. Tôi đưa tay ra theo cái hướng mà bàn tay đang bịt miệng tôi thì sờ thấy cái mũi của Hường. Hóa ra Hường đã đi vào đây từ lúc nào rồi mà tôi không nhận ra. Đúng là một phen thót tim, tôi tưởng là có cái gì đấy hắc ám chuẩn bị bắt tôi đi ấy chứ.

Nhỏ này làm tôi sợ thót tim thì sau này cũng phải chơi lại nó mới được !

Nhưng giờ thì Hường lại chẳng còn quan tâm gì đến tôi nữa, cô nàng cũng đưa tay ra đề đo xem cái bên trong này rộng thế nào.

- Wow, mày nói đúng, trong này rộng thế nhỉ, rộng hơn cả bên ngoài nữa đấy nhỉ ?

- Sao ? Mày thấy hay hay rồi à ?

- Hứ! Làm gì có! Chỉ là tao thấy là lạ thôi. Bên trong này rộng quá nhỉ ?

- Thì tao biết rồi, mày không cần phải nhắc lại hai lần đâu.

- Tao có cảm giác như nó còn to hơn cái bề ngoài ấy. Kiểu như là phần bên trong lại to hơn phần bên ngoài ấy.

Và cùng một lúc, cả hai đều có cảm giác sống lưng của mình đang lạnh buốt. Một cái chuông có phần bên trong lại to hơn phần bên ngoài ư ? Nó là thứ quái quỉ gì vậy ?

Hai hàm răng như đánh lập cập vào nhau, màn đêm dày đặc không nhìn thấy rõ năm ngón tay của bên trong cái chuông càng không giúp gì thêm nữa.

- Mày.. tao nghĩ tụi mình nên về ăn cơm trưa đi. Giờ này chắc cũng đã có cơm rồi _ tôi cố gắng để hai hàm răng bớt lập cập lại với nhau mà lên tiếng, tự động đưa tay qua chỗ Hường để chắc chắn cô nàng vẫn còn đó

- Ừ.. ừ, đi.. đi mày _ nhỏ Hường cũng hơn tôi là bao, vừa thấy tay tôi cầm ngay lấy, bóp chặt làm tôi đau điếng. Hai đứa như đang nhìn nhau trong bóng tối rồi không bảo thì rằng cùng cúi xuống dưới bò ra ngoài. Cái chuông đặt ở gần sát đất, nếu không bò thì chỉ còn cách trườn ra mà thôi.

Và tất nhiên là sau khi cả hai đã ra ngoài cái chuôn một cách bình an vô sự, nhận ra một lần nữa cái chuông này kì quặc thế nào, thì không nói không rằng cùng chạy té khỏi xuống đồi. Nếu chúng tôi lên đồi mất ít nhất ba mươi phút thì lần này, nhờ sự giúp đỡ của lực vạn vật hấp dẫn, chỉ cần chưa tới năm phút. Cả hai cũng chạy băng qua mặt đường trước ngọn đồi, không còn thèm đi xem cái cổng làng nữa mà theo con đường to nhất của làng chạy về nhà ông nội. Chỉ cho đến khi khu vườn nhà nội đã ở dưới chân, tôi với Hường mới dừng lại nghỉ mệt.

Ông nội vẫn ngồi đấy, đọc báo ( và tắm nắng ). Thấy hai đứa đang thở hổn hển nơi bậc cửa, ông nhướn mày:

- Hai đứa chúng mày nàm gì mà chạy khiếp thế ?

Tôi nhìn Hường, và cả hai ngay lập tức đồng ý là sẽ nói dối ông:

- Dạ, chúng cháu chạy thi xem ai về trước thôi ạ _ Tôi giả bộ cười hì hì _ Có vẻ như cháu thắng rồi nè

- Chúng bay đúng nà sung sức thật. Vào nghỉ đi, trưa lay mấy ông cháu ta qua nhà chú Tống ăn cơm trưa.

- Bao giờ thì đi hả ông ?

- Chừng mười phút lữa à, nếu thích thì hai đứa đi tắm đi

- Thôi cháu cám ơn ông ạ, nhưng tắm giờ này nắng lắm, cháu sợ đau đầu.

Ông gật gà:

- Ừ ừ, vậy cũng được

Rồi quay trở lại trang báo. Ông đọc cái quái gì vậy nhỉ ? Tờ báo đó ông bắt đầu đọc từ mấy tiếng trước lúc tôi với Hường xin đi chơi lận, mà sao giờ vẫn chưa hết ?

Tôi liếc ông một cái khi đi vào trong nhà nghỉ mát. Vẫn là một trang báo, vẫn là một bài báo gì gì đó về một số vụ cướp của giết người ở Sài Gòn. Nhưng nói chung là tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, tôi đang mệt và sợ lắm rồi. Đi ngồi xem tivi tí chắc sẽ đỡ.

Ngồi khểnh xuống cái phản rồi cầm cái quạt nhựa quạt cho mát, tôi bỗng nhớ ra một điều. Bố tôi đâu rồi ? Tôi đã không gặp bố từ tối hôm qua, khi.. khi bà bị đột quị.

- Ông ơi, bố cháu đâu ạ ? _ Tôi hỏi với ra chỗ ông, nhỏ Hường thừa lúc tôi bị phân tâm chộp lấy cái quạt cho mình. Nhưng tôi cũng chẳng bận tâm lắm vì nhà ông bà lúc nào rất mát mẻ, còn hơn là có máy điều hòa phả vào mặt.

Ông chưa trả lời, nhưng chầm chập để tờ báo xuống như đang suy nghĩ về những điều mình sắp nói. Điều này làm tôi nhướn mày, ông bình thường rất hoạt bát, người ta hỏi gì là trả lời ngay, không bao giờ ngần ngừ, ruột để ngoài da. Nhưng cái ý nghĩ trên không để lâu, tôi vừa định đi ra để hỏi cho kĩ thì đã thấy ông quay lại, vẫn đeo đôi mắt kính đen che đi biểu cảm mắt.

- À à, bố ló nên bệnh viện xã để đón mẹ cháu về rồi. Chừng chiều bố ló sẽ về !

- Vậy à, cháu cám ơn ông.

Tôi lại nằm xuống phản, mắt nhìn lên cái trần nhà. Cái trần này trông y như cái trần đình, chỉ có điều là ít đẽo khắc các thứ đi thôi. Nhỏ Hường nằm bên cạnh, phe phẩy cái quạt cho mát. Nó không nói gì, trong khi đang mân mê ngắm nhì cái trần nhà y như tôi. Thấy nhỏ bạn có vẻ đã hoàn hồn, chứ không như lúc nãy hai đứa chạy cứ như có ma đuổi, mặt mày xanh lè vì hụt hơi, tôi hỏi nhỏ để ông không nghe thấy:

- Mày, sao giờ ?

- Sao là sao ? _ Cô bạn tôi không quay qua nhìn, vẫn đang chăm chú xem xét cái trần nhà nội tôi như chưa từng thấy cái gì đẹp hơn.

- Mày nghĩ mình nên nói với mọi người là hai đứa mình đi lên cái đồi ma ấy rồi đi xuống mà không hể bị mất tích không ?

Nhỏ bạn tôi không trả lời ngay, nhưng đôi mắt nó khẽ lay động như đang suy nghĩ. Cuối cùng, Hường cũng trả lời:

- Theo tao là không. Nhà đang có việc buồn, nói lên thì lại sợ mọi người càng thêm lo lắng. Sau này nếu không có gì thì hẵng nói.

Tôi cũng ậm ừ đồng ý. Mà cho dù có nên nói thì tôi chẳng nói đâu. Nói ra thì thế nào cũng bị người khác sợ. Hõ chắc sẽ nghĩ chúng tôi lên đồi ma mà xuống được thì chắc chắn không phải là người thường, có thể là điềm gở hay là cái quái gì đó mà họ sẽ nghĩ ra. Mà nghĩ lại thì, có thể là trong làng đã có đầy người lên đồi mà xuống được rồi, nhưng họ lại như tôi với Hường, không dám nói ra. Nên đến tận bây giờ, cái truyền thuyết về cái đồi ma đó vẫn còn. Chứ không thì họ mang máy ủi, máy kéo phá đồi lấy chỗ canh tác rồi.

Nhưng từ cái buổi sáng mà tôi tự dưng phát khùng nghĩ ra chuyện đi lên đồi chơi ấy, mọi nguyện dường như lại đi vào quỹ đạo im ắng từ xưa. Bữa trưa thì chúng tôi qua nhà chú Tống ăn cơm trưa. Nhà chú giờ chỉ còn mỗi chú và cô Nhậm, vì hai đứa con của chú đều lên thành phố học và làm việc hết rồi. Hai cô chú đón các ông cháu cực kì nhiệt tình. Có lẽ vì biết ông đang buồn vì tình cảnh bà nội mà hôm nay cô chú nấu cơm như đãi tiệc vậy. Cô Nhậm bắt tôi, Hường, thằng Mận ăn đến ba bát cơm, no ứ ừ.

Đúng là có thực thì mới vực được đạo. Ăn uống no nê thì tôi cũng quên hết về cái đồi ma ám. Nhìn lại thì tuy cái đồi có chút rùng rợn. Nhưng mà nó cũng có gì nguye hiểm đâu nào ? Lo làm gì, tôi với Hường có thể đi xuống đồi rồi được ăn uống no nê thế này là được và đủ rồi, khỏi xin xỏ gì thêm nữa.

Ông nội có vẻ như cũng vui lên khi thấy con cháu được ăn uống vui vẻ. Chú Tống mời ông uống chút rượu nhưng ông từ chối, chỉ nhấm nháp trà mà nhìn thằng Mận ngốn ngấu cái cánh gà thứ tư của nó (vâng, cô chú làm tới hai con gà cho chúng tôi ăn).

Buổi chiều ra đi một cách suôn sẻ, mẹ với bố trở về như lời ông nói. Mắt mẹ thâm quầng, nhưng chẳng chịu ngủ, lại còn xin ông cho đi tiếp. Nhưng ông bảo hôm nay cô Nhậm sẽ đi, mẹ tôi nên đi nghỉ đi. Nhưng mẹ cứ nằng nặc đò đi trông bà, mẹ bào mẹ quen rồi, vì việc trực bệnh nhân là công việc thường ngày của mẹ mà. Cuối cùng thì ông cũng phải đồng ý, nhưng bắt mẹ phải ngồi ăn bát cơm mới được đi.

Tôi ngồi cạnh mẹ lúc mẹ tôi lại tiếp tục sắp xếp đồ lên bệnh viện tỉnh. Thấy đứa con gái mình, mẹ vẫy tay gọi tôi tới gần:

- Linh này, giờ mẹ đi ít nhất chiều mai mới về. Con ở lại nhớ chăm sóc ông, phụ việc nhà đi đừng đi chơi nữa.

- Vâng ạ.

Mẹ vỗ đầu tôi như hồi tôi mới bảy tuổi. Mẹ cười, một nụ cười nhoẻn miệng thôi. Nhưng tôi không ngờ rằng, nụ cười đó sẽ mãi in sâu trong tâm trí tôi suốt bao nhiêu năm sau này.

Mẹ lại chạy đi, ra sân nơi bố đã nổ máy chờ sẵn. Tôi chỉ thấp thoáng thấy bố. Nhưng chưa kịp nói lời tạm biệt thì hai người đã đi xa.

Tạm biệt.

Con không biết rằng đây sẽ là lần cuối cùng con được nhìn thấy cha mẹ trong một thời gian dài như một đời người.

***

Đêm đó tôi nghỉ không được ngon lắm. Trước khi ngủ thì cứ nằm nhìn chòng chọc lên trời. Tự dưng lúc đấy nghĩ lại. Tôi càng nhận ra cái chùa kia nó kì quặc như thế nào.

Nó nằm giữa một cái đồi um tùm cây cỏ mọc, nhưng không có thậm chí đến một ngọn rêu bám và tường chùa. Ngôi chùa này chỉ có đúng một gian nhà treo cái chuông. Bên ngoài thì kiến trúc đúng kiểu chùa chiền nhưng bên trong lại hoàn toàn không có lấy một cái bàn để tượng Phật hay cái gì đó tương tự. Cái tượng bị cụt tay thì quá đáng sợ rồi tôi khỏi muốn nghĩ tới nữa. Cái chuông thì lại không có cái đầy để đánh chuông. Cứ như rằng nó không thật sự là một cái chuông vậy. Gian nhà lẩn sân đầy bụi bặm, nhưng cái tượng bị cụt tay kia và cái chuông lại sạch sẽ như ngày nào cũng có người tới thăm và trông nom, lau rửa nó vậy trong khi lối lên duy nhất thì không có một dấu chân người.

Càng nghỉ càng thấy rựng gáy, tôi trùm chăn qua đầu, cố gắng tập trung vào việc cần thiết nhất bấy giờ là ngủ.

Nhưng trằn trọc mãi thì cũng bắt được giấc ngủ. Ngày mai chắc là một ngày dài đây...

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook