Giống Rồng

Chương 21: lòng tham người bắc

Nguyễn Khai Quốc

28/02/2018

Giống Rồng

Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

Hồi thứ năm:

Núi Long Tuyền, tướng người Hoa đuổi hổ.

Thành Bạch Hạc, Vương thứ sử cứu ưng .

Chương 5.1 Dũng khí kẻ nam, lòng tham người bắc

Từ khi Chí Liệt thua trận tại Luy Lâu, chàng chạy về đất Hiến chờ tiếp viện từ các châu phía nam hội quân cùng phản công lại quân triều đình. Chàng nghe tin tướng phụ đã rời Tống Bình từ trước khi Thôi Kết chiếm được, đến này vẫn không có tin tức, chẳng biết còn sống hay đã chết. Ngày đêm chàng thao binh luyện mã nung nấu quyết tâm đánh bại quân triều đình tại Tống Bình lấy lại uy chấn họ Dương cùng quân đội người nam.

Chàng sai người đến vùng đất Ba Lạt mời thầy lặn giỏi để dạy cho đám lính thủy, chọn ra sáu mươi người dũng mãnh, bơi lội thật giỏi đến năm cửa biển hòng diệt trừ đội thủy quân hàng đêm đi qua cửa đó tiếp viện quân lương cùng binh mã cho quân triều đình. Sau hơn một tuần lễ liên tục hơn bảy mươi chiếc thuyền gỗ nhỏ to của quân triều đình bị đánh đắm tại năm cửa sông. Biết bao nhiêu quân giới, lương thảo bị chìm dưới đáy sông khiến Trọng Vũ tức giận sai đô đốc hải quân Quỳnh Châu là La Sùng Quán rình bắt nhưng không bắt được ai. Chí Liệt lấy làm vui mừng, sai người thu chiến lợi phẩm về khao binh sĩ.

Đêm rằm tháng ba, mùa xuân thanh minh năm canh dần (820), Chí Liệt cùng Tồn Thành hội đủ hai vạn rưỡi binh mã, soạn sửa trâu ngựa gà đến bảy tạ, gạo nghìn đấu, hoa quả trăm cân dâng lễ tế thần hai bên bờ sông Nhị. Chí Liệt ra hịch kêu gọi quân sĩ nhất lòng hướng về Tống Bình giết quân triều đình lấy lại uy danh của quân sĩ người Nam. Giọng nói vang vang của Tồn Thành khiến sông nước rung chuyển, sóng nước dồn dập vỗ đôi bờ dòng Nhị :

Hỡi ba quân tướng sĩ!

Xưa tổ tiên người nam ta lập đất này.

Bao năm vun bón, bấy tháng chắc tay cày

Mỗi năm mưa gió thuận hòa, cây cối tốt tươi ngày ngày đơm hoa kết trái.

Đất ngàn dặm chim bay cánh mỏi miết hoài chẳng hết.

Tổ Hùng Vương dẹp trừ Sơn Quỷ, Thủy Quái

Cháu con giữ đất, giữ sông, vững bờ Đông Hải chia làm hai ngả.

An Vương, Triệu Tổ hùng cứ đất này, gian khó chẳng quản ngại điều chi

Há sao chó ngựa rầy quấy muôn dân

Nghìn năm đói khổ, hận lắm thay,

Vạn ngày đau đớn, kẻ anh hùng này xót xa

Chó cọp phương bắc trơn trắng lụa là

Người Giao Chỉ lầm than, trũi tróc nước da bạc màu

Trưng nữ vương, Triệu Ẩu bà gương sáng mãi về sau

Lý Bôn anh dũng, Bố Cái uy danh vang tiếng, vàng nào sánh

Giặc Hán, giặc Ngô, xô bồ bọn triều đình họ Lý

Tham vét của muôn dân cá tôm, thóc lúa

Đẩy dân nam xuống vùng bùn đen nhão,



Bắt dân ta lên núi cao vời vợi đầy rẫy thú hoang, cây độc

Cống cho chúng nào là ngọc quý, đồi mồi, nhung hươu, vỏ hến sò, dị thảo, kỳ thạch…

Nào có biết, đói khổ của ta.

Đêm đông giá buốt xương đắp da.

Ngày hè nắng cháy, thơm tho hương vị xác thịt dân đen

Xót lắm thay. Đau đớn lắm thay.

Kẻ nam nhi nhẽ nào lại cúi đầu, khác chi loài cầm thú chó ngựa bò trâu.

Thanh thiên tướng quân nguyện theo lòng dân, ý muôn vạn người

Giết kẻ tham bạo, lật đổ hà khắc bạo tàn, biết bao anh mắt hả hê rạng ngời.

Người thẳng, kẻ gian ăn cơm đập bát, qua sông đốt thuyền

Mời cọp báo lấy thịt chúng dân

Ta đêm chẳng ngủ, tâm can phừng phừng một màu đỏ lửa

Ngày mở to mắt nhìn đám bạo ngược trà đạp mà đôi dòng lệ chẳng thể dừng.

Nghĩ đến trăm vạn người đất nam đang bị giày xéo, sống mũi còn cay nhức

Nay cùng các ngươi nguyện mang tài dốc sức

Lấy tâm đức mà diệt lũ chó, lũ lang sói báo bạo tàn

Thành tâm dâng lễ vật, hương hoa lên trời đất, thần sông Nhị Hà

Ba quân tướng sĩ đồng lòng. Quyết diệt sạch lũ Bắc phương thối nát.

Lời nói Tồn Thành dội xuống lòng sông, tiếng hô vang ba quân như những ngọn sóng dữ dội, ầm ầm như thác đổ:

- Dẹp giặc họ Quế! Dẹp sạch lũ Bắc phương thối nát!

Ba ngày sau, đoàn quân tiến áp sát Tống Bình phủ. Quân tướng triều đình phương Bắc lo lắng vội vã điều binh từ các lộ Lục Châu, phía bắc huyện Chu Diên, đông Bình Nguyên đến phía bắc Tống Bình phủ hội quân với Thôi Kết, số binh lên đến năm vạn. Trọng Vũ cho gọi đô đốc thủy quân Quỳnh Châu La Sùng Quán tới Giao Châu để hội bàn. Họ La kiêu ngạo nói với Trọng Vũ :

- Đám dân man di Giao Chỉ là những kẻ nhát gan. Từ trước tới nay chỉ trông cậy vào những thủ lĩnh kém cỏi. Chúng chỉ biết chờ lúc quân đội triều đình nhất thời lỏng lẻo mà mưu cướp trị sở của quan quân triều đình. Nay ta binh hùng tướng mạnh đều hội đủ đất này. Với chỉ hai vạn rưỡi lính quèn đánh sao lại năm sáu vạn tinh binh, thủy quân một vạn tám nghìn lính của ta.

Trọng Vũ cho lời đó là phải, nhưng trong lòng đã nghĩ điều khác. Để đề phòng quân của Chí Liệt tập kích bất ngờ, hắn sai các tướng mạnh nhất trông giữ những nơi trọng điểm. Thủy quân triều đình được lệnh rút ra khỏi cửa biển lui về đất Quảng Châu, Quỳnh Châu, chỉ lại toàn lính bản bộ và kỵ mã. Sùng Quán buộc phải tuân lời mà không dám chống đối.

Thôi Kết giữ hai vạn quân ở phía bắc Cổ Loa thường bị đám người gần vùng Phong Châu cướp phá, hắn lấy làm tức giận. Đêm đến hắn cho người mai phục đám người hay đến cướp phá, bắt được ba bốn mươi người. Bọn ấy khai là người của họ Đỗ đóng tại đất của châu Long và châu Vũ Lặc phía đông nam Bình Nguyên châu.

Thôi Kết bắt tên dẫn đường cùng hai trăm lính đến chân núi Ngọc Bội, dân nơi này gọi là Yểm Nhĩ Sơn. Suốt dọc từ Yểm Nhĩ Sơn theo dòng sông Lệ Thủy ngược bắc đến núi Long Tuyền chưng ba bốn mươi dặm đường. Thi thoảng cứ qua hai nhịp kè sông lại có túp lều dựng bằng tre, phía trước là cửa rèm mây đan thô sơ. Phía trong có vài ba người mặt mũi nhem nhuốc, treo toàn ngư cụ trên tường.

Thôi Kết hỏi tên dẫn đường có biết những nhà này sao lại có ở đây, hắn ta không biết. Đi qua chục dặm đường thấy trong lòng bất an, Thôi Kết cho người dừng thuyền ghé vào một nhà mé phải dòng Lệ Thủy. Thấy có người lên ghé vào, hai người trong nhà lẻn ra phía sau có ý muốn chạy trốn bị bọn lính của Kết bắt được. Hai người mặt lấm lét lắp bắp. Thôi Kết mặt gian xảo cười :

- Có việc chi mà các ngươi sợ hãi đến vậy. Há chăng có điều khuất tất.



- Bẩm bẩm các quan. Tiểu nhân còn có mẹ già trẻ nhỏ trong nhà. Mong các ngài tha cho.

- Ta đâu có làm gì các ngươi mà lại xin ta. Người không mang tội sao lại xin tha.

- Dạ bẩm, bẩm…

- Sao nhà ngươi còn run sợ chưa nói.

- Bẩm quan lớn. Suốt mấy tháng nay ngày nào cũng có đám quân đến đây lùng sục từng nhà một. Nhà nào có thóc, có lúa, cá tôm đều bị đám quân lính đó vơ vét cả. Nhà bây giờ không còn thứ gì trong nhà.

Thôi Kết nhìn đám người trong nhà. Trẻ con ba đứa, một bà lão nhem nhuốc,thân gầy guộc, tóc hoa râm, da đen nhẹm. Mình trần, tay run run đang cầm chiếc bát mẻ, đôi đũa dài ngắn không đều gắp lên miếng tép cho đứa trẻ nhỏ nhất nhà. Được một miếng, đứa thứ lớn hơn mặt mũi lấm lét, vải không một mảnh che thân đôi mắt rưng rưng nhìn tay bà gắp cho đứa nhỏ. Đứa lớn nhất là cũng là con gái, tóc nó dài xõa xuống che đi bầu ngực mới nhú của đứa trẻ mới lớn, có manh vải rách quấn làm khố cũng chẳng thể giấu đi được phần thân dưới héo hon như cây hoa dại của nó. Thôi Kết nhìn chăm chú vào đứa lớn, không rời mắt khiến nó cảm thấy sợ hãi, quay ra phía sau nhà. Tiếng nài nỉ của cha đứa trẻ văng vẳng bên tai. Thôi Kết giật mình hỏi lại:

- Ra là nhà các ngươi đang dùng bữa. Thấy bọn ta ghé vào bờ có điều gì mà hoảng hốt.

- Là tiểu nhân nghĩ là quan quân lại đến.

- Bọn ta là lính triều đình. Trước giờ không làm những việc đó. Đặc biệt là với những hoàn cảnh như các ngươi.

- Dạ dạ. Tiểu nhân không có ý nói ngài.

- Thế bọn quân lính kia dáng vẻ thế nào. Nhiều hay ít người. Nhà ngươi có biết kẻ đứng đầu là ai hay không.

- Lính thấp, chân đeo rơm. Mặc áo giáp giấy, vũ khí ngắn dài đều có. Cỡ đến ba trăm người đi dọc sông cả ngày.

- Các ngươi vương vấn điều chi mà còn không bỏ nơi này.

- Bẩm quan. Chỉ là cực chẳng đã. Quanh năm quen nghề lưới chài, nghĩ chẳng thể làm được việc khác. Vả lại dân chài quen sông nước nên làm nhà gần sông cũng tiện bề thuyền bè đi.

- Các ngươi có thể lui vào qua chỗ đất cao kia dựng nhà. Trẻ con gần sông không nhẽ để bọn chúng rơi xuống sông mà chết đuối, rồi người già cả.

- Từ thời Cao Chính Bình đến giờ, đám thổ hào vùng này tác oai tác quái, chiếm hết đất phía cao. Chúng tiểu nhân mà vào đất đó dựng nhà thì bọn đó lại sai đến cả chục người đến đánh đập, phá bỏ. Còn những đất vũng, mé sông, mỗi nhà đắp lấy một kè đá mà nhận khoảng sông, lấy kè ấy làm ranh giới giữa các hộ.

- Đã đánh nhau với đám thổ hào giành đất hay chưa?

- Đã từng có. Khi đầu nhất chí đồng lòng, sau lại có kẻ hai lòng theo chúng mà đánh lại dân chài.

- Ta nhận đứa lớn nhà ngươi làm nghĩa nữ. Khi chiều gọi người đứng đầu vùng này đến đây ta có chuyện cần bàn.

- Bẩm. Vùng này đất không chủ. Thân ai biết nhà nấy. Gái lớn biết việc, xin đại nhân tha cho nó ở lại.

- Lời ta đã định. Nhà ngươi chớ có bàn thêm.

Kết lắc đầu bước ra. Sai lính lấy hai đấu gạo đổ vào hũ vỡ nát góc nhà. Tên lính to khỏe kéo gái lớn ra khỏi nhà. Ban đầu thấy nó giãy giụa, tên lính gồng mình lên hết sức để nhấc bổng cô bé ra phía ngoài. Bà lão nước mắt ướt hai gò má :

- Cháu cứ theo quan. Thoát khỏi cái đói này.

Mấy chị em cô bé nhìn nhau, đứa nhỏ còn lơ ngơ chưa biết chuyện gì xảy ra. Người cha dặn dò, vỗ về nó :

- Con hãy theo quan. Ngoan ngoãn đi.

Kết bước xuống thuyền lớn, sai đám lính dồn hết lên thuyền đó, để lại chiếc thuyền nhỏ hơn. Kết nói vọng vào bờ :

- Thuyền này được thợ giỏi xứ Quảng Châu làm bằng gỗ Sao, tốt lắm đó. Tặng nhà ngươi. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Giống Rồng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook