Giống Rồng

Chương 8: Chương 2.3 Tìm cướp gặp thầy tu

Nguyễn Khai Quốc

28/02/2018

Giống Rồng

Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

Hồi thứ hai:

Phủ Tống Bình tướng người Nam giết sứ.

Chùa Kiến Sơ, Bắc đại sư phục Thành

Chương 2.3 Tìm cướp gặp thầy tu

Về phía Dương Thanh, sau khi Dương Thanh chiếm được La Thành, đánh đuổi bọn quan triều đình phương Bắc chèn ép dân An Nam, Dân chúng Giao Châu và sáu châu quận ở An Nam lấy làm hả hê lắm. Bọn Man Hoàng kinh hãi mà rút sâu về núi rừng phía Tây Bắc Giao Châu, bọn Nam Chiếu cùng lập tức rút quân khỏi các châu cơ mi xung quanh Phong Châu. Bọn lính người bắc, kẻ đảo ngũ chạy trốn, kẻ tự vẫn đến cả nghìn người.

Các viên quan từ cấp thứ sử xuống đến hương trưởng, hào trưởng ai nấy đều quy hàng họ Dương, tôn Dương Thanh là chủ tướng đứng đầu vùng đất Lĩnh Nam. Nhưng bên cạnh đó, không ít kẻ vẫn còn chưa tâm phục họ Dương, bên ngoài thì thừa nhận nhưng trong lòng không phục. Một số kẻ thì rút về các châu cơ mi để né tránh sự kiểm soát của họ Dương.

Nghe tin thắng trận từ khắp mọi nơi từ trấn Hải Môn đến các vùng lân cận Ái Châu, Giao Châu, Phong Châu. Dương Thanh lập tức cho gọi các tướng sĩ về La Thành để phong thưởng theo công trạng của từng người.

Lựa được ngày đẹp, Dương Thanh cho mở tiệc mừng công tại La Thành. Đám quan lại, tướng sĩ ai nấy mặt mày mừng rỡ. Kẻ chở rượu quý, người dâng thóc gạo trâu ngựa đổ dồn về Tống Bình. Sĩ Giao mất đến nửa ngày đọc công trạng của từng người, kẻ công lớn làm tướng đứng đầu, ban phát ruộng đất. Người bắt giữ, chém được giặc ít cũng được thưởng mười nén bạc, cùng với đó là đất ruộng quanh Giao Châu, Phong Châu, Võ An châu, Trường Châu phì nhiêu.

Tan tiệc, Sĩ Giao thấy Tồn Thành và Do Độc có vẻ không vui, liền hỏi:

- Tại sao các em lại buồn như vậy.

Do Độc toan nói thì Tồn Thành cản lại, cúi gằm mặt nhận giấy lãnh ân điển bước đi. Đi được một đoạn thì cả hai lên ngựa chạy về phía Đông rồi mờ dần theo bụi đường.

Đêm ấy, Sĩ Giao tìm được hai người ở thành Luy Lâu đang uống rượu tại một quán khách nhỏ đơn sơ. Sĩ Giao ngồi xuống cạnh Do Độc, cầm ly rượu lên tu ực một cái thật đã rồi hỏi:

- Các em cớ sao lại như thế?

Chén rượu đầu môi, Tồn Thành quay mặt đi giọng phừng phừng:

- Sĩ Giao nói với tụi em là theo Thiên Thanh tướng ắt sẽ lập được công danh. Sĩ Giao giờ là quân sư của Dương tướng lại tước Giao Châu thứ sử. Bọn em đây truy sát địch quá Hải Môn quan. Mọi công lao lớn nhỏ đều được Uyển kia nhận hết. Có anh chứng kiến đấy. Bọn em vẫn nguyên chức cũ, đất không tăng thêm một mảnh. Há là kẻ vô danh tiểu tốt còn được lãnh thưởng. Nghe xong công trạng mà chẳng thấy được vui, chạy tới đây kiếm tửu giải sầu.

- Các đệ chớ hiểu lầm chủ tướng. Người làm chủ tướng, bao việc còn bộn bề phải lo. Bản công trạng lệnh ấy ban đầu ta viết để trình tướng chủ nhưng sau đó lại giao cho Triệu Hoằng xét lại. Bọn Đoàn Uyển châu Ái, Đỗ Anh Toàn, Đỗ Cảnh Tung Trường Châu, Trần Phiến An Vũ châu đút lót cho hắn. Triệu Hoằng vốn kẻ tham đút lót nên đã sửa công lao của mấy tên kia. Nhiều chỗ ta đọc thấy chưa xuôi nhưng trước mặt chủ tướng ta chẳng thể nói sai. Các đệ cũng đừng lấy thế làm buồn phiền. Việc này ta sẽ báo cho chủ tướng.

Do Độc và Tồn Thành nghe vậy cũng mừng. Tồn Thành sau được Dương Thanh điều làm An Nam đô úy, lãnh toàn bộ quân đội Ái Châu chỉ dưới quyền Đoàn Uyển. Do Độc được phong Phong Đông đô úy, lãnh binh tại Phong Châu dưới quyền chỉ huy của thứ sử châu ấy là Vương Thăng Triều.

Ba ngày sau, Tồn Thành cùng con trai cầm tám trăm lính về Châu Ái. Do Độc cùng cha nhận hai nghìn quân về tới Phong Châu đóng quân tại Lâm Tây. Sĩ Giao được Dương Thanh phong hiệu Bá Nam quân sư, quân quyền chỉ dưới họ Dương. Gã Quỷ Dương Diện ở lại làm An Nam hộ sư lang tướng, ngày ngày ở cạnh Sĩ Giao. Còn Lão Đỗ Đại sau khi đánh thắng người man ở vùng Lâm Tây được phong làm Chu Diên huyện úy, đất trăm mẫu tả ngạn sông Cái. Đỗ Trang, Đỗ Kiêm được ra khỏi nhà lao Nhật Nam làm giám quân dưới quyền Tồn Thành.

Lại nói Sĩ Hoàng em trai Sĩ Giao cùng người hương Yên Hưng là Đỗ Dụng bị bọn Lục Bạch Hổ bắt cách đây đã ba năm mà không hay tung tích. Sĩ Giao xin Dương Thanh hai trăm lính cùng bọn Đỗ Đại, Tồn Thăng, Chí Liệt hướng đi từ La Thành đến Luy Lâu khoảng ba chục dặm đường là núi Tiên Du. Cánh núi phía bắc ấy chính là chỗ mà bọn cướp ấy đóng ở đó.

Đêm tháng tám ngày mồng ba, mấy người lán lại thành Luy Lâu. Mờ sáng nghe thấy tiếng tấp nập ngoài thành, Sĩ Giao tỉnh dậy hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy dân chúng trong thành người người quần áo tươm tất, trẻ con được dìu dắt cùng người lớn nô nức đi ra cổng phía Tây thành Luy Lâu. Không thấy Dương Diện quỷ ở trong nhà trọ, Sĩ Giao toan đi tìm.

Sĩ Giao khẽ mở cửa phía sau thấy vết chân lớn và bức tường đất còn nguyên dấu người trèo qua. Sĩ Giao vội mở cửa thì thấy Tồn Thăng đang đánh lộn với hai chàng trai trẻ. Sĩ Giao hỏi:

- Đêm khuya sao em lại đi đánh lộn với người ta?

- Quân sư huynh. Hai tên này nhân lúc mọi người tấp nập ngoài này đã lẻn vào phòng trọ định trộm cắp bị em bắt được muốn chạy trốn thì em bắt được.

Hai tên kia thanh niên trai tráng nhưng không thể nhúc nhích dưới tay của “gã Quỷ”, chỉ lắp bắp xin tha mạng.



Sĩ Giao hỏi:

- Nguyên cớ sao trai tráng lại đi trộm cắp của người ta?

Tên trẻ tuổi hơn quỳ gối xuống vái sống hai người:

- Xin các quan nhân tha mạng. Chúng con có mắt mà không thấy núi cao. Mấy tháng nay đánh nhau liên miên. Nhà bọn con nuôi mẹ già trẻ con cả thảy mười mấy miệng ăn mà giờ chỉ còn có hai hộc gạo. Chỉ tại cái tên này xui mà con chót dại. Thương tình con mong các vị tha mạng.

Sĩ Giao mắng té tát:

- Các người không cần phải kể lể. Vừa rồi thắng trận, Dương tướng chẳng phải đã mở kho thóc, phát lương cho dân nghèo sao. Ban nãy, không phải là em ta thì các ngươi chẳng phải là đã được vớ hĩnh rồi sao. Các ngươi tội gì thì sẽ được quan huyện xét xử.

Giọng Sĩ Giao lại nghiêm nghị hỏi:

- Ta hỏi các ngươi. Trong thành có chuyện gì mà giữa đêm lại tấp nập đến vậy?

Tên mặt già hơn sợ hãi quá, nói thủ thỉ trong miệng mà không phát ra tiếng khiến gã Quỷ giận giữ, rồi nhấc bổng hắn lên:

- Lại còn không nói hả?

Hắn nài niết Tồn Thăng tha mạng. Tên trẻ hơn lại nói:

- Bẩm các quan gia. Tháng rồi, chỉ sau khi Dương tướng quân làm chủ Đại La. Ngoài thành Luy Lâu về phía Tây Nam có một vị viên ngoại họ Nguyễn dựng một ngôi chùa có mời thầy tu từ Hòa An tự là đệ tử Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải ghé. Từ bấy, môn khách từ khách hẳn đông lên và dân chúng thì đến ấy nghe giảng đạo ngày càng đông. Ngày hôm nay, các vị sư sãi chùa ấy làm lễ mừng phật quy tự, ấy nên dân chúng dậy từ buổi sớm sắm lễ đến ấy mà tỏ lòng thành.

- Thế nên các ngươi mới có ý định “xin” chút lộc phật có phải chăng?

Sĩ Giao sai Thăng trói hai người này vào cột nhà bằng thừng trão để sớm mai giải hai người ấy lên huyện phủ. Sáng ngày sau, Chí Liệt cùng Dương Diện Quỷ đưa hai tên trộm kia trình báo quan huyện. Đỗ Đại cùng Sĩ Giao ra khỏi thành từ sớm hướng về hương Phù Đổng.

Suốt dọc đường đi, hai người họ gặp trai tráng, phụ nữ, người già trẻ con nối đuôi nhau dài đến cả vài dặm đường. Có người nhận ra hai người thì cúi chào:

- Hai vị Đỗ tướng quân cũng đi bái phật đấy à?

Sĩ Giao ôn tồn đáp lễ lại mọi người:

- Chỉ là bọn ta có chút công chuyện đi ngang qua, không biết là ngày tháng này tại đây lễ hội gì mà lại đông như vậy?

- Hai vị tướng quân thật là không biết hay sao? Hương Phù Đổng có vị cao tăng từ Trung Nguyên về đây tu hành. Hạnh pháp tinh thông nổi danh khắp vùng này. Nay lại mở lễ phật quy tự nên dân chúng tôi đến để tỏ lòng hành.

Sĩ Giao và Đỗ Đại bái biệt dòng người, thúc ngựa đi tách về phía đông hướng thẳng núi Tiên Du rồi rẽ tắt qua một con kênh đào. Đỗ Đại quan sát con kênh nước khá lớn e dè nói:

- Sĩ Giao này. Nay đầu tháng tám, nước sông lớn khiến kênh nước ngập đồng. Ngựa này khó mà qua được con nước.

Sĩ Giao nhìn về đám đông bên kia dòng kênh trong bụi đất rồi thở dài:

- Chắc có lẽ phải quay lại Luy Lâu để đi lại thôi.

Tiếng ngựa hý vang, có một viên đá ném trúng đầu Đỗ Đại. Đỗ Đại thất kinh quát lớn:

- Là kẻ nào đánh nén.



Có giọng cười lớn từ dưới con kênh. Sĩ Giao nhăn mặt quan sát. Thì ra là một vị tiểu hòa thượng. Khuôn mặt nhỏ nhắn, da trắng, mặt trái xoan mình nhỏ khoác chiếc áo gụ còn thùng thình, tay trước ngực cúi chào:

- Hai vị quan nhân xin thứ lỗi. Là do tiểu tăng không nhìn rõ lầm hai vị là giặc cướp Lục hổ nên đã thất kính.

Đỗ Đại quát lớn:

- Cái tên Tiểu tử nhà ngươi.

Sĩ Giao gạt lại, nói lớn:

- Này vị tiểu sư phụ. Sao lại không ở trong tự lại ra ngoài chống bè trên sông?

Vị tiểu hòa thượng cười lớn, đôi mắt như nhắm lại:

- Là sư phụ sai ta ra đây trồng rau trông cướp. Hai vị quan nhân đến đất này có việc gì? Nếu đi xem phật thì đi từ Luy Lâu sang mới có cây cầu nhỏ để đi. Quanh đây kênh lớn bao quanh, chẳng có đường mà đi đâu.

- Tiểu sư phụ cho chúng tôi nhờ bè qua con nước để vào chùa xem phật được chăng? Chúng tôi đi từ Tiên Du xuống, không biết đường mong tiểu sư phụ châm chước cho hai chúng tôi.

- Hai vị ơi. Xem phật thì phải tự tâm, băng qua gian khó để tỏ lòng chứ sao lại đi đường tắt, cậy nhờ người khác. Tăng tôi không thể giúp gì được cho hai vị rồi.

Nói rồi, Đỗ Đại quát lớn:

- Tiểu tử kia. Đứng lại. Chớ có khua môi múa mép.

Dòng nước trôi nhanh, tiểu hòa thượng ngoảnh đầu quay đi, thoắt cái đã biến mất sau lùm cây bên kia dòng kênh. Đỗ Đại cởi bỏ hộ giáp, lấy thừng ngựa bện lấy áo quần buộc chặt lấy con dao nhỏ quẳng trúng bè đang đậu bên kia dòng. Rồi nhẹ nhàng kéo sang bờ này mời Sĩ Giao lên bè. Ngựa bước lên, chòng chành mảng bè, Sĩ Giao nói:

- Để ta xuống ngựa sang trước. Rồi anh quay lại dắt từng con ngựa sang đó.

- Cái tên tiểu tự ấy thật ngốc. Đã không cho người ta đi thì mang bè lên bờ mà cất đi. Đây lại còn chẳng neo chặt ở bờ.

Hai người vừa đặt chân sang bờ kia thì lại là tiếng cười ban nãy. Đỗ Đại trông sang bờ thì thấy vị tiểu hòa thượng đang ngồi trên ngựa, giọng lanh lảnh nói vọng sang:

- Hai vị mượn bè của ta mà không hỏi, vậy hai người hãy cho ta mượn ngựa.

Nói rồi, hai con ngựa chạy thẳng về Đông. Sĩ Giao nói với Đỗ Đại:

- Ta cứ qua đây được rồi thì vào xem tình hình thế nào rồi hãy quay lại tìm tiểu sư phụ ấy.

Đỗ Đại ấm ức trong lòng nhưng vẫn chịu theo Sĩ Giao đi bộ chừng ba trăm thước thì gặp có hai vị hòa thượng mình trần đang gánh nước tưới rau. Đỗ Đại nói nhỏ với Sĩ Giao:

- Sĩ Giao đệ. Hai người bọn họ thật không bình thường. Một người trông thật dữ dằn như báo cọp. Một người nhìn mắt liên hồi chớp đảo như phường trộm cắp.

Sĩ Giao tiến lại gần thì một người làm rơi thùng nước, giương cây đòn lên đánh thẳng vào ngực Sĩ Giao. Đỗ Đại thân thủ nhanh nhẹn đỡ lấy Sĩ Giao, tay khum nắm đấm hòng ra tay thì người còn lại mặt hoằm hoằm nhìn vào Đỗ Đại. Sĩ Giao tự đỡ mình dậy, cản Đỗ Đại đứng ra phía trước.

- Hai vị hòa thượng đây chắc có chút hiểu lầm rồi.

Vị hòa thượng râu ria xồm xoàm, mắt cọp bước lên, tay vẫn giữ chắc chiếc đòn, giọng nặng trĩu tiếng Quỳnh châu:

- Hai ngươi là người bất chính. Trước giờ kẻ đi vào đất này mà không qua cầu Đông không phường cướp trộm thì là dân dị mọi chạy trốn.

Sĩ Giao đưa quân bài ra thì hai gã hòa thượng này nhìn nhau rồi không ai bảo ai thu gậy lại rồi tận tình đưa hai người họ Đỗ vào chùa. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Giống Rồng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook