Đời Em Từng Có Anh

Chương 3: Ba người phụ nữ cup A (Phần 2)

Trương Tiểu Nhàn

10/10/2016

Hôm nay sức sống khá kém, loại thời tiết này, phần lớn khiến người ta không sao có nổi hứng thú để dạo phố. Tôi để Anna và Jenny đi ăn cơm trưa. Một cô gái tầm hai mươi tuổi vào cửa hàng, nhìn trang phục của cô ấy, giống như đang làm ở quanh đây, đường cong lả lướt, có lẽ 34C. Cô chọn một cái áo ngực ren màu đen và một chiếc gen nịt bụng. “Có phải 34C?” tôi hỏi cô ấy. Cô ấy kinh ngạc gật đầu: “Làm sao chị biết?” “Bản năng nghề nghiệp.” Tôi cười nói. Cô vào phòng thử đồ đã qua một khoảng thời gian ngắn. “Được không?” Tôi hỏi. “Tôi không mặc được chiếc gen nịt bụng này.” “Tôi tới giúp cô.” Tôi vào phòng thử đồ, phát hiện ra người phụ nữ này có tận bốn núm vú. Ngoại trừ hai cái núm vú bình thường bên ngoài, thì trên người cô ấy còn hai núm vú nữa, ngay dưới núm vú thường. Hai cái núm vú này lồi ra một chút, khá nhỏ, nếu như cần mặc áo ngực cho nó,… chỉ có thể mặc loại 29A (74). Tôi càng hoảng sợ, nhưng tránh làm người khác khó chịu, đành phải giả bộ điềm nhiên như không có việc gì, thay cô cài gen nịt bụng. “Cô phải cài khi đã hít một hơi thật sâu, hơn nữa, cài xong phía trước, mới cài đến phía sau.” Lúc giúp cô ấy mặc gen nịt bụng, tay tôi không cẩn thận chạm vào núm vú nhỏ của cô ấy, cái núm vú ấy rất mềm mại. “Có phải rất kỳ quái không?” Cô chủ động hỏi tôi. “À?” Tôi xấu hổi nói. “Là trời sinh. Chương trình tiến hóa xảy ra vấn đề.” “À.” “Động vật có rất nhiều núm vú, người bình thường tiến hóa còn hai núm vú, mà tôi lại không tiến hóa hoàn toàn.” “Phiền không?” Tôi lúng túng không giấu nổi xấu hổ hỏi cô. “Quen rồi sẽ không phiền, chồng tôi không để ý.” Tôi không ngờ cô ấy đã kết hôn, tôi còn tưởng người có bốn núm vú sẽ gặp phải nhiều chướng ngại khi qua lại với đàn ông. Có lẽ suy nghĩ của tôi đã sai, người có bốn núm vú, đối với đàn ông mà nói, là hai tầng hưởng thụ. Muốn hai cái núm vú mà lại có được bốn, coi như là số hoa hồng. “Ngược lại điều có hại lại có nhiều hơn” Cô nói, “Thí dụ như cơ hội mắc ung thư vú gấp đôi người khác.” Tôi cho rằng cô ấy vì bốn cái núm vú này mà tự ti, không ngờ cô ấy lấy nó làm vinh quang, rất thích nói chuyện với tôi về cái núm vú của cô ấy. “May mà thời gian hành kinh, hai cái núm vú này không đau.” Cô lấy tay ấn hai cái vú đã xảy ra vấn đề trong quá trình tiến hóa. Nếu như người đàn ông có người vợ có bốn núm vú, có thể đi tìm bồ nhí sao? Đàn ông yêu một người phụ nữ, không phải là vì người đó có bốn núm vú? Trước khi tan tầm, tôi nhận được điện thoại của Sâm, tôi nói cho anh biết hôm nay tôi đã thấy người phụ nữ có bốn núm vú. “Thực sự có chuyện lạ như vậy sao?” “Anh thích người phụ nữ có bốn núm vú sao?” Tôi hỏi Sâm. “Nghe cũng không sai.” “Có phải anh muốn bốn núm vú nên mới yêu nhiều hơn một người phụ nữ không?” “Anh cũng có hai cái núm vú, cộng với em thì có bốn, không cần tìm nhiều hơn hai cái núm.” Anh nói. “Hai cái kia của anh sao có thể gọi là núm? Chỉ có thể nói là quầng vú.” Tôi cười. “Hôm nay em không phải đi học sao?” “Em đi bây giờ.” Tôi học một khóa học dạy thiết kế thời trang, mỗi tuần một buổi. Địa điểm học ở Tiên Sa Trớ (Tsim Sha Tsui, Hong Kong). Người hướng dẫn là người đàn ông ba mươi tuổi tên Trần Định Lương. Anh ta là nhà thiết kế thời trang, làm việc cho một tập đoàn thời trang lớn, tôi đã đọc trên báo bài phỏng vấn về anh ta, đại khái là anh ta thích việc dạy học, cho nên đồng ý bỏ ra chút thời gian. Người ta nói ‘cô gái bán hoa cắm hoa vào cành lá trúc’*, Trần Định Lương cũng là người như vậy, ít để ý đến cách ăn mặc, áo sơ mi xanh đậm với quần jeans mài màu xanh và một đôi giày mũi thuyền. * Cô gái bán hoa cắm hoa vào cành lá trúc: cô gái bán hoa vì kế sinh nhai,phải đem hoa ra bán, nhưng không nỡ tự mình bán đi, nên cắm vào cành lá trúc để ngụ ý thay người khác chuẩn bị mà mình không thể hưởng thụ, cũng hình dung sự chênh lệch giàu nghèo.

Anh ta viết ngày tháng sinh trên bảng, vậy mà anh ta lại cùng ngày tháng sinh với tôi. “Tôi là chòm sao Bọ Cạp, thần bí, gợi cảm, đa tình, biểu thị cho sự tử vong. Đến ngày này, đừng quên tặng quà sinh nhật cho tôi nhé.” Trần Định Lương nói. Đây là lần đầu tôi biết có người đàn ông cùng ngày tháng sinh với tôi, cảm giác rất kì diệu. Sau khi tan học, tôi đến quầy bánh mì ở cửa hàng bách hóa để mua bánh mì, lúc đi qua quầy đồ chơi, một bức ghép hình đã hấp dẫn tôi. Đó là một bức tranh phong cảnh, một nhà hàng nằm ở một trấn nhỏ ở Pháp. Nhà hàng là một tòa kiến trúc hai tầng, bên ngoài cũ kỹ, vách tường có nhiều chỗ đã bong ra từng mảng, nóc nhà có một ống khói, bên ngoài nhà hàng cũng có một cái bàn dài, có vẻ như đôi vợ chồng chủ quán lúc nhàn nhã ngồi đó uống rượu vang. Tôi và Sâm thường nhắc đến chuyện này. Sâm thích uống rượu vang, thích ăn uống, tôi nói với anh, hi vọng có một ngày, anh có thể buông công việc đó ra, đặt cái phần công việc ép người ta đến ngạt thở ấy xuống đi, chúng ta cùng nhau mở một quán ăn, anh bán rượu và xuống bếp, tôi chào hỏi khách, buổi tối cô đơn, khách hàng có thể đến uống rượu, nói chuyện phiếm. Mỗi khi tôi nói đến ước mơ này, Sâm luôn gật đầu rồi cười. Tôi biết nó chỉ là một giấc mơ, mãi mãi sẽ không thực hiện được. Nhưng ước mơ đó xa xôi, tốt đẹp chỉ có riêng hai người bọn tôi, mới có thể khiến tôi vui vẻ một chút. Tôi thật không ngờ, ngày hôm nay có thể thấy được một gian nhà hàng giống y như giấc mộng của tôi, chỉ là địa điểm khác nhau. Tôi trả tiền mua bức tranh ghép hình này. Lúc này, một người đàn ông đi qua, dưới nách kẹp một chiếc bánh mì Pháp, hóa ra là Trần Định Lương. “Cô cũng thích tranh ghép hình?” Anh ta dừng lại hỏi tôi. “Lần đầu tiên tôi mua.” “Có phải cô thuộc chòm sao Bọ Cạp không? Phong cách của cô rất giống.” Anh ta nói. “Thật vậy ư? Có lẽ là đúng thế đấy, công việc của tôi rất gợi cảm, tôi bán nội y.” “Tại sao lại chọn bức tranh ghép hình này?” Anh ta dùng chiếc bánh mì Pháp chỉ chỉ vào bức tranh ghép hình của tôi. “Nhà hàng này rất đẹp.” Tôi nói. “Tôi đã đến nhà hàng này.” Trần Định Lương nói. “Thật sao? Nhà hàng này ở đâu?” Tôi rất muốn biết. “Ở Cherbourg ở Pháp.” “Cherbourg*?” * Cherbourg là một xã trong tỉnh Manche, thuộc vùng hành chính Basse-Normandie của nước Pháp. Cherbourg là một cảng biển nằm cạnh eo biển Manche. “Đó là một địa phương rất đẹp, có một bộ phim điện ảnh Pháp có tên “Những chiếc dù ở Cherbourg*”, dịch sang tên Hong Kong là “nước mắt mùa thu của người ấy”, phim được quay tại Cherbourg, cô nghe bài “I will wait for you**” chưa? Là ca khúc chủ đề của “Những cái dù ở Cherbourg”.” * Tên tiếng Pháp: Les Parapluies de Cherbourg, Tên tiếng Anh: The Umbrellas of Cherbourg.

Phim The Umbrellas of Cherbourg của đạo diễn Jacques Demy làm vào năm 1964. Chuyện phim cũng khá đơn giản chứ không có nhiều tình tiết éo le. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Geneviève (Catherine Deneuve) và Guy (Nino Castelnuovo). Geneviève là một cô gái trẻ đẹp phụ giúp mẹ trông coi một cửa tiệm bán dù tại thành phố Cherbourg. Geneviève yêu Guy, một thợ sửa xe trẻ tuổi đẹp trai. Guy ở chung với một người cô, cũng là mẹ đỡ đầu của anh, đã già yếu. Cùng ở trọ trong căn nhà cô của Guy là Madeleine (Ellen Farner), một cô gái thùy mị và luôn quan tâm đến mọi người. Madeleine cũng có cảm tình với Guy thế nhưng vì bản tính thầm lặng khép kín nên cô như một cái bóng lu mờ lặng lẽ bên cạnh tình yêu nồng cháy của Guy và Geneviève.

Khi Geneviève cho Guy biết là mẹ nàng không tán thành cuộc tình của họ với lý do là vì nàng còn quá trẻ và Guy thì chưa có sự nghiệp gì vững chắc để có thể bảo đảm cho tương lai cho cả hai, thì cũng là lúc Guy nhận được giấy báo nhập ngũ để lên đường đi chiến đấu tại Algeria. Hai người đã hẹn gặp nhau lần cuối vào đêm trước ngày Guy lên đường. Sáng hôm sau, cuộc chia tay ngắn ngủi và cảm động diễn ra tại ga xe lửa Cherbourg. Toa xe từ từ lăn bánh khởi hành bỏ lại Geneviève trơ trọi một mình trên sân ga ngóng nhìn theo người yêu qua làn nước mắt. Còn Guy thì bước vào một cuộc hành trình gian nan bất trắc, bỏ lại phía sau Geneviève và cả đứa con nằm trong bụng nàng mà anh không hề hay biết.

Thời gian Guy đi vắng là cả một thế kỷ đối với Geneviève. Nàng khắc khoải mong nhớ anh từng ngày. Mẹ nàng thì cũng hết sức lo lắng cho tình trạng của con gái. Cũng trong thời gian này thì gia cảnh mẹ con Geneviève trở nên sa sút khiến bà mẹ phải đem đồ nữ trang đi bán để trang trải nợ nần. Khi đến tiệm kim hoàn thì tình cờ hai mẹ con Geneviève gặp Roland Cassard (Marc Michel), một thương gia phong độ và giàu có, trạc 30 tuổi, đến từ Paris. Roland phải lòng Geneviève ngay từ giây phút đầu và hết lòng giúp đỡ hai mẹ con nàng vượt qua cơn khó khăn tài chánh.

Rồi theo thời gian thì thư từ giữa Guy và Geneviève cũng thưa dần. Geneviève sống trong tâm trạng hoang mang, hụt hẫng và đôi lúc nàng cũng hoài nghi chính cả bản thân. Tình yêu của Geneviève dành cho Guy cũng theo đó mà lung lay dần. Lại thêm sự vung vén của mẹ cho nàng với Roland cho nên cuối cùng thì Geneviève cũng đã chấp nhận lời cầu hôn của Roland. Còn về phần Roland thì cũng hết mực yêu thương Geneviève và sẵn lòng cưới nàng dù biết rằng Geneviève đã mang thai với người khác.

Hai năm sau, Guy xuất ngũ trở về với bước đi khập khiễng vì vết thương ở chân. Anh tìm đến cửa tiệm bán dù ngày trước của hai mẹ con Geneviève, thế nhưng cửa tiệm cũ thì không còn nữa mà đã được bán lại cho người khác. Thất vọng, Guy trở về nhà và gặp lại cô của anh lúc này đã rất yếu và phải nằm liệt ở trên giường. Trong suốt thời gian Guy vắng nhà thì chính Madeleine là người đã tận tụy chăm sóc cho cô của anh. Guy cảm thấy hụt hẫng khi biết được Geneviève đã lấy chồng và dọn nhà đến nơi khác. Guy trở về với công việc cũ tại garage và cố gắng quên đi quá khứ, quên đi quãng đời binh ngũ với vết thương ở chân và quên đi cả mối tình với Geneviève để trở lại cuộc sống bình thường khi trước. Thế nhưng làm sao anh có thể quên được những kỷ niệm xưa đã hằn in dấu? Điều này khiến Guy trở nên gắt gỏng và bất mãn với mọi thứ chung quanh và anh đã bỏ việc sau một lần gây gỗ tại chỗ làm. Bây giờ thì Guy không còn thiết gì nữa, anh đi lang thang đến một quán rượu và anh gặp một cô gái bán hoa vào đêm hôm đó. Sáng hôm sau khi Guy trở về nhà thì Madeleine nức nở báo tin cô của anh đã qua đời vào tối hôm trước. Vậy là cuối cùng rồi những người thân yêu nhất cũng đã lần lượt bỏ anh đi. Guy đã hoàn toàn sụp đổ và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Cũng chính trong sự trống vắng này thì Guy mới nhận ra tình cảm của Madeleine dành cho anh từ bấy lâu nay. Chính nhờ lòng yêu thương và sự kiên trì của Madeleine đã giúp Guy đã tìm lại niềm tin trong cuộc sống và trở về với con người của chính anh. Khi Guy bán đi ngôi nhà của cô anh để lại để mở một cây xăng và garage sửa xe thì cũng là lúc anh ngõ lời cầu hôn với Madeleine. Nàng đã đồng ý với những giọt nước mắt lăn dài trên má, những giọt nước mắt của vui mừng của hạnh phúc sao bao năm tháng đợi chờ.



Mấy năm sau, Guy và Madeleine có một đứa con trai tên là François. Họ sống với nhau thật hạnh phúc tại ngay cây xăng và garage sửa xe do Guy làm chủ. Vào một đêm Giáng Sinh, khi hai mẹ con Madeleine và François rời cây xăng đi ra ngoài đi dạo phố thì cũng là lúc một chiếc xe ghé vào đổ xăng. Trên xe là một người đàn bà quý phái đi cùng với đứa con gái độ chừng lớn hơn con trai của Guy một chút. Người đàn bà đó chính là Geneviève. Họ gặp lại nhau trong ngỡ ngàng. Cả hai đều cố gắng kềm nén cảm xúc trong lòng. Geneviève cho Guy biết là từ khi lấy chồng thì đây lần đầu tiên nàng trở lại Cherbourg và mẹ nàng cũng vừa mới qua đời cách đó không lâu… Còn hai vợ chồng nàng thì không có con và đứa con gái đang ngồi ngoài xe kia là François (François là tên có thể đặt cho cả con trai và con gái). Geneviève ngỏ ý hỏi Guy có muốn gặp mặt con gái nhưng anh từ chối. Geneviève tỏ vẻ ngập ngừng lưu luyến còn Guy thì giữ thái độ bình tĩnh lạnh lùng. Họ chia tay nhau với bao cảm xúc ngổn ngang trong lòng. Cảnh phim kết thúc khi chiếc xe chở hai mẹ con Geneviève rời khỏi cây xăng cũng là vừa lúc hai mẹ con Madeleine đi dạo trở về. Guy ôm vợ con vào lòng dưới làn tuyết trắng trong đêm Giáng Sinh. Hình ảnh của một gia đình hạnh phúc.

Có lẽ điều làm tôi thắc mắc nhất là ở vào chỗ cuối phim khi Geneviève và Guy gặp lại nhau tại cây xăng. Trong phim không nhắc gì đến cuộc sống của vợ chồng Roland và Geneviève từ sau ngày họ cưới nhau nhưng trên khuôn mặt và trong ánh mắt của Geneviève như ẩn chứa một nỗi ưu phiền nào đó. Liệu là Geneviève có sống hạnh phúc bên Roland không hay nàng vẫn còn nhớ đến Guy? Còn thái độ của Guy thì điềm tĩnh đến độ đôi lúc như lạnh lùng trước Geneviève. Điều này có thể giải thích là Guy vẫn còn hờn giận Geneviève. Còn nếu cho là Guy muốn giũ bỏ hẳn quá khứ để vui hưởng cuộc sống hạnh phúc hiện tại thì liệu có đúng là như vậy hay không? Có thật là chẳng còn chút hình bóng nào của Geneviève ở trong Guy nữa không? Tôi chắc là không đúng, vì Guy cũng đã lấy tên François đặt cho con trai, cái tên mà trước đây Geneviève và Guy đã cùng chọn để đặt tên cho con nếu như họ nên vợ nên chồng. Vậy thì lý do nào khiến Guy tránh gặp mặt con? Anh muốn đoạn tuyệt hẳn với quá khứ hay sợ rằng những kỷ niệm xưa lại quay trở về để giầy vò cấu xé anh? Có lẽ sẽ không có câu trả lời thỏa đáng và đạo diễn đã cố tình đặt ra cho khán giả một dấu chấm hỏi trước khi kết thúc cuốn phim.

Khi xem cuốn phim này xong, nó làm tôi nghĩ đến chữ “nếu” ở đời và nhân duyên trong cuộc sống. Nếu như Guy không phải nhập ngũ, nếu như mẹ Geneviève không phản đối cuộc hôn nhân của hai người, nếu như Geneviève đừng gặp Roland, nếu như Geneviève vẫn chờ đợi Guy, nếu như… và nếu như… thì chắc là cuộc tình của Geneviève và Guy đã được trọn vẹn. Có thể là cặp vợ chồng trẻ này phải chật vật khi bắt đầu một cuộc sống mới nhưng chắc là cả hai đều cảm thấy hạnh phúc khi được sống bên nhau. Thế nhưng có ai biết chắc rằng điều ngược lại sẽ không xảy ra, khi mà hai vợ chồng trẻ phải đối mặt với những khó khăn trong đời sống thực tế hàng ngày thì liệu họ có còn giữ được tình yêu thơ mộng thuở ban đầu nữa hay không? Hay là cuối cùng rồi cũng không tránh khỏi sự tan vỡ. Không ai có thể kiểm chứng hay so sánh được vì cuộc đời như con đường một chiều chạy ngang qua nhiều ngã rẽ mà khi đi đã đi khỏi rồi thì không thể nào quay lại ngã rẽ đã đi qua trước đó. Câu chuyện của Geneviève và Guy thì cũng tương tự như thế và có lẽ đó cũng là một trong những lý do làm tôi thích cuốn phim này chăng?

Nguồn: http://12a4phunhuan.blogspot.com/2013/07/nhung-chiec-du-o-cherbourg.html

** I will wait for you: Bài hát này đã đạt giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất. *Bây giờ Tít cũng không biết chính xác ai là người hát bài này đầu tiên nữa, tìm thì có nhiều bản do có nhiều người đã cover lại. (Từ năm 1964 cơ mà, lúc ấy bố mình mới 1 tuổi -.-)*. Lời tiếng anh do Norman Gimbel viết.

Trần Định Lương cầm chiếc bánh mì dài kiểu Pháp trên quầy gõ gõ như đang chỉ huy dàn nhạc. “Cô còn trẻ như vậy, hẳn là chưa xem bộ phim điện ảnh này.” Anh ta nói. “Anh giống kiểu người hoài niệm.” Tôi nói. “Hoài niệm là một trong những nguy cơ khiến người ta trở thành người trung niên.” “Trong bức hình có một đôi nam nữ có phải vợ chồng chủ quán không?” Trần Định Lương nhìn kỹ đôi nam nữ trong bức tranh. “Tôi không biết nữa. Tôi đến Cherbourg đã là chuyện mười năm trước. Bức tranh này bao nhiêu miếng ghép?” “2000 mảnh.” “Có người lại có cảnh, độ khó khá cao đấy!” “Vừa vặn giết thời gian.” Tôi chỉ chiếc bánh mì Pháp đang kẹp dưới nách anh ta, “Đây là bữa tối của anh?” Trần Định Lương gật đầu, anh ta giống như đang cầm một chiếc gậy chỉ huy. Tôi nói xong với Trần Định Lương ở quầy đồ chơi, rồi bước đến quầy bánh mì, cũng mua một chiếc bánh mì dài kiểu Pháp. Ra khỏi cửa hàng bách hóa, cũng là lúc mưa to rất to, một cái bánh mì dài kiểu Pháp đột nhiên chặn ngang tôi. “Cô muốn đến cảng sao?” Trần Định Lương hỏi tôi. Tôi gật đầu. “Tôi tiễn cô một đoạn đường! Thời tiết này rất khó bắt taxi.” “Có thể tìm thấy bài ‘I will wait for you’ không?” Tôi hỏi anh ta. “Ca khúc cổ như vậy, không biết có tìm được không nữa, tôi thử xem sao đã, có rất nhiều người đã cover lại ca khúc này.” “Cảm ơn anh, ‘nước mắt mùa thu của người ấy’ cũng là một tình tiết của phim sao?” “Đại khái nói về một đôi trẻ yêu nhau, hữu duyên vô phận, không thể ở bên nhau, rất nhiều năm sau, hai người gặp nhau ở trạm xăng, đều đã lập gia đình, sinh con dưỡng cái.” Trần Định Lương lái xe vào trạm xăng. “Xin lỗi, tôi chỉ muốn đổ xăng thôi.” “Trí nhớ của anh thật tốt, một bộ phim điện ảnh cũ như vậy mà còn nhớ.” “Lúc xem rất cảm động, cho nên đến giờ vẫn còn nhớ rõ.” “Có thể tìm thấy đĩa không?” “Bộ phim điện ảnh cũ như vậy, sợ không ai có hứng thú ghi đĩa hết ấy. Những thứ tốt đẹp có lẽ nên được ghi nhớ và giữ lại trong lòng, nếu như lặp lại một lần nữa mà tâm trạng không giống như lúc ban đầu, có lẽ sẽ không còn thích như vậy.” “Có nhiều thứ là vĩnh hằng.” Trần Định Lương cười cười: “Ví dụ như hữu duyên vô phận?” “Đúng vậy.” Tôi nhớ Sâm. Trần Định Lương đưa tôi đến cảng lớn Hạ Môn. “Gặp lại.” Tôi nói với anh ta. Tôi về đến nhà, lập tức bay đến chiếc bàn ăn trống không, đổ cả hộp ghép hình ra, bỏ những miếng ghép ra phân loại cho vào những hộp nhỏ, màu sắc gần giống nhau để một chỗ, gấp đến mức không thể chờ đợi thêm nhà hàng trong giấc mộng của tôi và Sâm được ghép lại, bức tranh này cũng đúng là món quà sinh nhật tôi làm tặng anh. Bức ghép hình không dễ như trong tưởng tượng của tôi, tôi bỏ ra cả một đêm, chỉ hoàn thành được một phần bên cạnh. Buổi sáng, khi Sâm gọi điện đánh thức tôi, tôi đã ngủ gục trên bàn ăn. “Em tìm thấy nhà hàng mà chúng ta đã nói.” Tôi nói với Sâm. “Ở đâu?” Sâm hỏi tôi. “Trước mặt em, là một bức tranh ghép hình, anh muốn xem không?” “Anh và em cùng ăn trưa.” Tôi vui vẻ đến cửa hàng nội y, Từ Ngọc gọi điện thoại, hẹn tôi ăn trưa. “Hôm nay, tao không được.” “Hẹn Đường Văn Sâm?” “Ừ. Vũ Vô Quá đâu, không phải buổi chiều anh ta mới đi làm sao?” “Ảnh vội viết tiểu thuyết, ảnh viết được hơn một nửa rồi, muốn hoàn thành nhanh chóng, giao nốt cho tòa soạn. Tao sợ ở nhà sẽ làm phiền ảnh viết bản thảo. Nói cho mày biết một chuyện lạ.” “Chuyện gì?” “Gần đây tao hay bị mất áo ngực.” “Lại là chim lớn lấy làm ổ?” Tôi cười to. “Tao cùng kẹp quần áo để kẹp đấy, chim to nào có thể có hàm? Tao nghi có người quanh đây lấy trộm áo ngực của tao.” “Trừ phi người đó biến thái.” “Rất có khả năng này.” “Vậy mày phải cẩn thận nha! Ha ha ha ha!” Tôi dọa nó. Thời gian ăn trưa, tôi về nhà, tiếp tục ghép bức tranh của tôi, Sâm gọi đồ ăn đến ăn cùng tôi. “Có phải rất giống y như đúc nhà hàng của chúng ta không?” Tôi hỏi Sâm. Sâm gật đầu, “Gần như là giống nhau, thế mà lại có nhà hàng này thật.” “Anh đã xem một bộ phim điện ảnh Pháp, tên là “Nước mắt mùa thu của người ấy” chưa?” Sâm lắc đầu. “Anh nghe bài hát có tên ‘I will wait for you’ chưa?” “Hình như có chút ấn tượng.” Sâm cầm mảnh ghép hình. “Em không cần phải ghép bức hình này cho anh đâu.” “Ghi chép đầu tiên của anh là cuối mỗi tuần phải hoàn thành một bức ghép hình, nhưng mà hơn 2000 mảnh, là câu đố khó qua được.” “Anh từng ghép tranh ghép hình sao? Anh chưa từng nói cho em biết.” Tôi ngồi trên đùi Sâm. “Khi đó học đại học, tương đối rảnh rỗi. Tổng lại anh đã ghép được hơn mười bức.” “Những bức tranh ghép hình đó đâu? Đưa cho em một bức.” “Chẳng biết đã ném tất cả đi đâu nữa. Em muốn ghép bức hình này sao?” “Vâng.” “Em có tính kiên trì sao?” Ánh mắt anh tràn đầy nỗi hoài nghi nhìn tôi. “Cái em có là thời gian, phần lớn thời gian của em đều là đợi anh.” “Em biết ghép hình cần có bí quyết gì không?” “Bí quyết gì cơ?” Sâm cười nói: “Cố gắng mua bức đơn giản, nhưng mà bức này phức tạp quá đi mất.” “Nhất định em có thể hoàn thành bức tranh ghép hình này, anh chờ xem đi.” “Thơm quá đi! Dưới tầng lại nướng bánh ngọt.” “Anh muốn ăn không? Em đi mua nhé?” Tôi đứng dậy. “Không, anh phải đi làm rồi, anh đưa em về cửa hàng trước.” Tôi lấy tay xùa vào tóc Sâm: “Anh có rất nhiều tóc trắng.” “Vì phải đối phó với em đấy.” “Đừng đổ cho em, công việc của anh quá cực khổ, không thể giảm bớt công việc sao?” “Vài năm nữa, muốn làm cũng không ai mời.” “Nói bậy.” “Làm ngành ngoại hối, bốn mươi tuổi đã tính là già rồi.” “Anh vẫn chưa đến bốn mươi tuổi.” Đột nhiên tôi cảm thấy anh giống như đứa bé. Sâm đưa tôi trở về cửa hàng nội y, chúng tôi đi trên đường nắm tay, đột nhiên anh hất tay tôi ra nói: “Em tự về đi, anh tìm em sau.” Sau đó vội vàng đi về hướng ngược lại. Đây không phải lần đầu tiên đột nhiên anh bỏ tôi lại, nhất định là anh gặp phải người quen. Tôi nhìn những gương mặt xung quanh, có thể nào một trong số họ là vợ của anh. Tôi mờ mịt đi trên đường, với tư cách là người thứ ba, đây là kết cục của tôi. Trước khi bước chân vào cửa hàng, tôi lau khô nước mắt, Từ Ngọc đang nói chuyện phiếm với Jenny và Anna. “Mày về rồi à? Tao đang thảo luận với họ cách đối phó với kẻ biến thái.” Từ Ngọc nói. “Chị định đối phó với kẻ trộm áo ngực như thế nào?” Anna hỏi Từ Ngọc. “Hừ, nếu như chị mày bắt được hắn—”. “Dùng bao tải chùm kín đầu hắn, đánh cho hắn đau nhức một trận, sau đó đem đi thiến, diễu phố thị chúng, ngũ mã phanh thây.” Tôi nói “Không cần phải nghiêm trọng như vậy chứ? Cũng đâu phải là giết người phóng hỏa.” Tôi chỉ muốn trút hết những bực tức trong lòng thôi. Điện thoại của tôi vang lên, tôi biết là anh. “Anh vừa mới thấy em gái cô ấy.” “Thật sao? Cô ấy không thấy anh chứ?” Tôi lạnh lùng nói. Anh im lặng một hồi. “Hiện giờ em muốn làm việc.” Tôi cúp máy. “Tối nay chúng ta đi bắt kẻ biến thái.” Tôi nói với Từ Ngọc. “Tối nay?” “Không phải mày nói kẻ kia hay qua lấy vào buổi tối sao?” “Nhưng không biết tối nay hắn có đến lấy không, hơn nữa, tối nay Vũ Vô Quá không ở nhà.” “Những chuyện thế này không cần đàn ông hỗ trợ. Huống hồ đàn ông chỉ dám lấy trộm nội y, chắc không có lực sát thương.” Sau khi hết giờ làm, tôi và Từ Ngọc gọi đồ ăn đến nhà nó. “Mày chuẩn bị mồi câu chưa?” Tôi hỏi Từ Ngọc. “Mồi câu?” “Áo ngực đấy! Kiếm một cái thật hấp dẫn vào.” “Có một cái.” Từ Ngọc đi vào phòng ngủ, lấy một chiếc áo ngực bằng ren màu đỏ từ trong ngăn kéo, vô cùng gợi cảm. “Mày dùng áo ngực màu đỏ.” Tôi lắp bắp kinh hãi. “Là trước đây, lâu lắm rồi có hứng mới mua, chỉ mặc một lần.” Nó lúng túng nói. “Hắn thích trộm áo ngực có màu sắc, đen, tím, màu sắc rực rỡ đều trộm, chỉ có màu trắng không trộm. Cái này màu đỏ nhất định hắn sẽ thích.” “Đúng, màu sắc cái này rất biến thái.” Tôi nói. Từ Ngọc treo áo ngực màu đỏ lên ban công. Bọn tôi tắt hết đèn trong phòng, ngồi ở nơi có thể nhìn rõ được ban công. Nhà Từ Ngọc ở tầng hai, chúng tôi đoán kẻ ăn trộm áo ngực có thể sống quanh đây, trèo xuôi theo ống nước leo lên tầng hai, lên mái hiên tầng hai để ăn trộm. Tôi ngồi trên ghế gấp, hỏi Từ Ngọc: “Ở đây có vũ khí gì có tính công kích không?” “Cây lau nhà có tính không?” Nó chạy vào phòng bếp, lấy ra một cây lau nhà ướt nhẹp. “Còn chưa khô.” “Không nên dùng cái này, dùng chổi đi.” “Cây lau nhà của tao chính là chổi.” “Mày dùng cây lau nhà để quét rác? Không thể tưởng tượng nổi.” “Có rồi!” Từ Ngọc nói, “Dùng dây lưng của Vũ Vô Quá.” Nó cầm một chiếc thắt lưng nam từ ghế salon vung va vung vẩy. “Dây lưng? Tao sợ hắn ta lại thích.” “Vậy làm sao bây giờ?” “Có vợt bóng bàn các loại không?” “Có vợt cầu lông.” “Được đấy.” Tôi và Từ Ngọc bắt đầu chờ từ mười giờ tối, cho đến tận mười hai giờ, bên ngoài ban công vẫn không có bất cứ cái gì khiến gió thổi cỏ bay. “Có thể hắn ta không đến chăng?” Từ Ngọc nói. Lúc này điện thoại đột nhiên vang lên khiến chúng tôi càng hoảng sợ. Từ Ngọc nghe điện thoại. “Là Vũ Vô Quá.” Tôi nâng phần đầu của ghế gấp, nếu như Sâm ở đây thì tốt rồi, tôi hơi sợ. Bên ngoài ban công xuất hiện một bóng người. “Hắn đền rồi, nhanh cúp máy đi!” Tôi nhỏ giọng nói với Từ Ngọc. Người nọ trèo lên sân thượng, thò tay trộm chiếc áo ngực màu đỏ của Từ Ngọc, tôi lập tức lao ra sân thượng, tay chân luống cuống cầm chiếc ghế gấp ném hắn. Ghế gấp không ném trúng hắn, Từ Ngọc ném chiếc vợt cầu lông, người nọ cuống quít chạy trốn, Từ Ngọc cầm một đống đồ lẫn lộn mà ném, người kia bối rối, ngã nhào một cái, cả người rơi xuống mái hiên rồi lăn xuống đất. Chúng tôi chạy xuống tầng, tên biến thái kia bị mấy người đàn ông bắt được, trên tay còn cầm áo ngực. Vượt qua mọi suy đoán của bọn tôi, bộ dáng anh ta không hèn mọn bỉ ổi, hơn ba mươi tuổi, da trắng nõn, tóc cắt kiểu quân đội. Có người báo động, cảnh sát đến, tôi và Từ Ngọc đến sở cảnh sát ghi khẩu cung, người đàn ông trộm áo ngực kia thì ủ rũ ngồi một góc. Tôi hơi hối hận, tôi không nghĩ chuyện này sẽ diễn ra lúc nửa đêm, hơn nữa, nếu như người đàn ông này lúc nãy rơi xuống đất mà đi đời nhà ma thì tôi và Từ Ngọc liền biến thành hung thủ giết người, mặc dù có thể nói là tự vệ mới dẫn đến chết người, nhưng là một con người thì dù sao cũng không đáng bị chết vì mấy cái áo ngực. “Cái áo ngực này của ai?” Nam cảnh sát đang trực hỏi tôi và Từ Ngọc. “Là của tôi.” Từ Ngọc lúng túng trả lời. “Cái áo ngực này phải giữ lại để làm vật chứng khi đưa lên tòa.” “Vật chứng khi đưa lên tòa?” Tôi và Từ Ngọc hai mặt nhìn nhau. “Đây là vật chứng, chứng minh anh ta là người trộm áo ngực.” Nhân viên cảnh sát chỉ vào kẻ biến thái kia. “Tôi không kiện anh ta.” Từ Ngọc nói. “Không kiện anh ta?” Nhân viên cảnh sát hỏi lại Từ Ngọc. “Đúng, bây giờ tôi có thể lấy chiếc áo ngực này đi chưa?” Tên biến thái kia cảm động đến mức khóc rống lên. Tôi và Từ Ngọc cùng nhau rời khỏi sở cảnh sát, nó ném chiếc áo ngực màu đỏ vào thùng rác. “Nguy rồi! Cái kia là tập bản thảo!” Mặt Từ Ngọc tái xanh. “Vừa rồi, không phải là tao dùng bản thảo ném tên biến thái kia chứ?” Từ Ngọc hỏi tôi. “Tao không nhìn rõ, hình như có bản thảo đấy.” “Vì sao mày không ngăn tao lại? Đó là bản thảo mà Vũ Vô Quá vừa viết xong.” Vẻ mặt nó buồn như đưa đám. “Mày chắc chắn chứ?” “Những tờ giấy bản thảo kia có chữ không?” Từ Ngọc nắm tay tôi rất chặt. “Tao không để ý, có lẽ là không có đâu.” “Đúng, có lẽ là không có.” Nó thở phào nhẹ nhõm. Tôi về đến nhà đã là rạng sáng hai giờ, tên trộm áo ngực kia liệu có sửa chữa không? Đại khái tôi cũng chẳng muốn biết, yêu thích một thứ đến phát cuồng cũng là một loại cố chấp, nếu như không thể tiếp tục việc trộm áo ngực có lẽ anh ta sẽ mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Tôi ngồi trước bức tranh ghép hình trước bàn ăn, cho đến rạng sáng, vừa hoàn thành được bốn đầu bên cạnh thì Từ Ngọc đến tìm tôi, trên tay nó cầm một chồng bản thảo bẩn thỉu, khóc đến chết đi sống lại. “Những cái bản thảo kia không phải là trống không đâu, là tiểu thuyết mà ảnh đã viết một nửa, đã hẹn giao cho tòa soạn vào ngày mai.” Từ Ngọc nói. “Bọn mày cãi nhau?” “Tao về đến nhà, Vũ Vô Quá đã xanh mặt chờ tao, ảnh rất giận, ảnh nói: ‘Tôi sợ cô gặp chuyện không may, gấp gáp từ tòa soạn mà về nhà, từ cửa tòa nhà đã thấy tiểu thuyết do chính tôi viết. Bản thảo rơi đầy đất, có vài tờ còn rơi xuống hồ nước bên cạnh, có vài tờ trên mái hiên, có vài tờ dính đồ ăn thừa, dính vỏ cam, còn nữa, hầu hết bản thảo đều không thấy đâu”.” Tao nói là tao nhất thời lỡ tay lấy ra để ném tên biến thái kia, ảnh không chịu nghe tao giải thích. Ảnh đã bỏ ra thời gian dài để viết tiểu thuyết này, đều là tao không tốt.” “Vậy thì tại sao mày lại đến đây? Anh ta đuổi mày đi?” “Anh không đuổi tao đi, anh đi đấy, nhưng tao không muốn anh đi nên tự tao rời đi. Từ trước tới giờ chưa bao giờ thấy anh giận dữ vậy, tao sợ anh sẽ rời khỏi tao.” “Không đâu.” Tôi an ủi nó. “Lần này tao rất nghiêm túc.” Từ Ngọc nghẹn ngào. “Tao biết, vậy nên mày mới đang ở thế hạ phong.” “Tối nay tao có thể ở lại đây không?” “Đương nhiên có thể, Tao và mày cùng ngủ,” Tôi nói với Từ Ngọc, “Tay mày cầm gì vậy?” “Trên đường tao nhặt được một ít bản thảo, mày có giấy A4 không, tao muốn thay anh chép lại.” “Trong nhà tao sao lại có giấy A4 được?” “Mày ngủ đi, không cần để ý đến tao.” Tôi ngồi trên ghế đu đưa, nói: “Ngày mai tao không phải đi làm.” “Đây là tranh ghép hình của mày?” Nó dứng trước bức tranh ghép hình. “Chẳng biết lúc nào mới xong. Đây là nhà hàng của tao với Sâm, tao thường lo lắng, có khi nào xong rồi thì bọn tao đã chia tay.” “Mày muốn lấy anh ta chứ?” “Chuyện đó không thể nào mà, đàn ông đã kết hôn một lần sẽ không kết hôn lần hai. Không ai sẽ phạm phải một sai lầm đến tận hai lần chứ?” “Mày có bao nhiêu thanh xuân để có thể sống uổng như thế này chứ?” Từ Ngọc hỏi tôi. “Ờ ha, không có quá nhiều, chỉ là tao sẽ không hối hận mà thôi.” Tôi đưa áo ngủ cho Từ Ngọc. “Vẫn là lần đầu bọn mình ngủ cùng nhau.” Tôi nói với Từ Ngọc: “Thực ra phải nói, trên cái giường này, là lần đầu, tao không phải ngủ một mình đến hừng sáng.” “Vũ Vô Quá nhất định đang viết bản thảo.” Từ Ngọc để điện thoại ở đầu giường. Sáng hôm sau tỉnh lại, đã không thấy Từ Ngọc. Trên bàn ăn có một tờ giấy, là Từ Ngọc viết cho tôi. “Tao nhớ Vũ Vô Quá, tao về đây.” Tôi đã sớm đoán nó là kẻ nhát gan hay làm bậy, không dám bỏ nhà trốn đi đâu. Điện thoại reo, tôi tưởng Từ Ngọc, hóa ra là Sâm. “Đêm qua em đi đâu?” Anh hỏi tôi. “Anh tìm em sao? Đêm qua em bắt được một người chuyên đi trộm áo ngực.” “Có người trộm áo ngực của em?” “Không, là Từ Ngọc được lọt vào mắt xanh. “Em không sao chứ?” “Nếu có anh ở đó thì tốt biết mấy.” “Rốt cuộc xảy ra chuyện gì?” “Không có chuyện gì cả, anh ta bị đưa lên cục cảnh sát, chỉ là vào thời khắc ấy, em rất nhớ anh, muốn anh ở bên cạnh em.” “Tối nay anh ăn với em.” Đợi từ sáng đến tối, thật sự là dài dằng dặc, cuộc sống của tôi vẫn luôn là chờ đợi, đợi Sâm tìm tôi, đợi anh gặp tôi. Chúng tôi ngồi giữa một nhà hàng Pháp, nhà hàng Pháp này là một nhà hàng ăn nhỏ nhưng rất đặc sắc. “Tại sao anh lại tới nhà hàng?” Tôi hỏi Sâm. “Có đồng nghiệp giới thiệu. Thế nào?” “Đương nhiên kém hơn so với nhà hàng của chúng ta.” Tôi cười nói. “Đồng ý với anh, sau này không đi bắt trộm nữa, trộm gì cũng không cần bắt.” Sâm nói. “Anh có thể bảo vệ em mãi mãi được không?” “Anh sẽ mãi mãi không rời xa em.” Anh nói. “Đáng tiếc, em lại không thể ở bên anh mãi được.” Tôi nói. Anh có chút kinh ngạc: “Vì sao?” “Chẳng phải anh nói thanh xuân của phụ nữ có hạn sao? Em sẽ luôn ở bên anh, đến lúc em ba mươi tuổi.” “Tại sao là ba mươi tuổi.” “Bởi vì trước khi ba mươi tuổi là những năm tháng đẹp nhất của người phụ nữ. Sau ba mươi tuổi, em muốn sống vì mình.” Tôi nói.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện sắc
cô vợ thay thế
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đời Em Từng Có Anh

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook