Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Chương 7: Tôi sẽ buồn ngàn năm !

Hữu Phong

13/01/2014

“ Vết thương xem ra rất nặng đấy chứ!” Bà lão nói giọng già nua, Trần Lĩnh nhăn mặt thanh minh: “Cháu không định vào đây để nghe lén chuyện của mọi người đâu … Cháu bị truy sát, vì muốn giữ mạng nên cháu đào một cái hang từ cái giếng cũ, may mắn sao lại vào chỗ này, cháu sắp chết ngộp …”

“Ta tin” bà lão nói, trên nét mặt Trần Lĩnh và cô bé kia lộ vẻ ngạc nhiên. Bà lão cúi xuống xem vết thương họ Trần và nói: “Tên có độc, nhóc chết chắc rồi!”

Trần Lĩnh hơi run giọng nói: “Có độc sao?” Bà lão xoay ra nói với cô bé: “Lấy đồ nghề châm cứu của cụ đến đây!” Cô bé vâng lời, rồi bà nhìn họ Trần giây lát cất lời: “Vết thương có thể chữa khỏi, nhưng nhóc đã nghe hết chuyện của bọn già, chỉ có đường chết hoặc tù chung thân thôi, chọn cái nào?

Trần Lĩnh ngần ngừ không đáp, bà lão cười ha hả để lộ hàm răng đen thui nói: “Hỏi vậy thôi, chứ ai lại chọn đường chết chứ, sống chờ cơ hội tẩu thoát khỏi đây chứ nhỉ… ha ha!”

“Cháu sẽ chết! Nhưng không phải bây giờ!” Trần Lĩnh bỗng nhiên lấy lại vẻ mặt trầm tỉnh nói, bà già đăm chiêu nhìn gã, Trần Lĩnh mắt ánh lên nét cương nghị, khác hẳn vẻ sợ sệt lúc trước.

“Vậy là ngày mai hay ngày mốt?” Bà lão nói, Trần Lĩnh vẫn nét cương nghị đáp: “Cháu không dễ dàng từ bỏ mạng sống của mình, còn nhiều việc cần đến cháu, cháu cũng không cam lòng chung thân ở đây!”

“Cũng thường thôi, có thể đoán được, già cần một câu trả lời hay hơn nữa! Nhóc đáp được, già giải độc rồi tha cho mà về!” Bà lão vẫn nhìn họ Trần với nét mặt không thay đổi.

Trần Lĩnh quỳ xuống đưa trái lên và nói: “Xin trời đất chứng giám, Trần Lĩnh xin tuyên thề, nếu những sự việc hôm này nghe được mà đem nói cho người khác biết, sẽ bị chết không toàn thây, chết cả dòng họ…”

Bà lão vẫn nhìn vào cặp mắt sáng quắt của họ Trần, như muốn soi rọi tâm can gã. Lát sau bà nói: “Nhanh trí lắm, nhưng nhóc vẫn phải chung thân ở đây, trừ khi giúp già hai việc nhỏ!”

Trần Lĩnh không biết nên vui hay nên buồn, gã cất lời: “Chuyện nhỏ là chuyện gì?” Bà lão tỉnh bơ đáp: “Thứ nhất là đánh bại hết đám người lúc nãy, nhất là cái tên thư sinh họ Ngô, thứ hai là xông vào nhà tù trưởng của tộc Nùng, đánh bại hắn cứu đứa nhỏ cuối cùng nhà họ Đinh!”

Trần Lĩnh giật mình, lời của bà lão khác quá xa với dự đoán của gã: “Vậy là chết chắc rồi! Bà chơi gì kỳ vậy! Sáu người kia còn e dè, huống hồ…”

Bà lão cười nói: “Sao cậu không nghĩ đến việc giả vờ đồng ý, rồi khi ra ngoài tìm cách chạy trốn?” Vẻ mặt Trần Lĩnh tỏ ra ngơ ngác, bà lão chăm chú nhìn vào mắt gã, tuyệt nhiên không có phản xạ vui mừng hay giả vờ gì. Bà mới lẩm bẩm: “Nhanh trí nhưng quá ngây thơ, ở đời kẻ thắng đa phần thường xảo trá, lắm mưu mẹo.”

Trần Lĩnh nghĩ thầm: “Mình mà không đủ xảo trá ư! Lão bà này nhìn nhầm người rồi!” Lúc đó cô bé nhỏ tuổi cũng vừa đến. Vết thương của họ Trần bắt đầu đau đớn khi gã nghĩ về nó, còn trong cảnh thập tử nhất sinh lúc nãy, gã chẳng có cảm giác gì.

Sau thời gian khoảng hai thì thần, vết thương nơi chân phải đã được giải quyết xong, bó buột cẩn thận. Trong lúc chữa trị cho họ Trần bà lão bắt mạch gã, từ đó ánh mắt bà cứ tỏ ý cười hoài, Trần Lĩnh cảm thấy khó hiểu nhưng gã cũng không bận tâm lâu.

Nơi đây gồm hệ thống hơn hai mươi cái hang đá lớn nhỏ, có cái chỉ bằng hố xí, có cái rộng đến bảy, tám trượng. Bà lão cho Trần Lĩnh hay, nơi đây từng là một mỏ vàng, qua nhiều cuộc binh biến thay đổi chủ, đến nay bị lịch sử vùi lấp, ngoài những người có vai vế trong Giao Long hội, chỉ có mình gã biết.

Ba người đi đến một gian phòng khá rộng, chừng ba trượng vuông, chứa toàn nhu yếu phẩm, cho cuộc trốn tránh lâu dài. Trần Lĩnh được đưa đến một cái gường đá, có phủ chiếu manh nằm nghĩ. Hai bà cháu đến một cái hốc đá đốt lửa và sơ chế thức ăn. Trần Lĩnh muốn giúp nhưng họ ngăn cản. Gã từ nhỏ đều tự làm mọi việc, không có mẹ chăm lo, nhưng bù lại gã có cơ hội để tự lập. Gã không quen được hậu hạ, nằm không mà ăn nên đi dọn chén.

Bà lão tỏ vẻ quan hoài đến họ Trần, sợ vết thương của gã bị toát ra, khó lành nên cứ cản, Trần Lĩnh nói “không cho gã làm, gã sẽ không ăn”, bà lão đành nhường bước.

Cô bé thì vui lắm, cứ cười mãi, vì từ nay cô có thêm một vị ca ca. Cô bé cứ hỏi họ Trần đủ điều, nhất là về cuộc sống bên ngoài ra sao. Trần Lĩnh ngạc nhiên khi biết từ tấm bé đến giờ cô chỉ sống ở đây. Gã ngầm nghĩ: “Hai người này xem ra rất tốt bụng, vậy mà lúc đầu mình cứ lo sợ.”

***************

Đã hai ngày trôi qua, vết thương của gã họ Trần cũng không còn đau đớn gì nữa. Quanh quẩn khắp hang lớn, lối nhỏ chẳng có gì chơi, gã dành phần nhiều thời gian cho việc luyện khí công, lâu lâu đến kể chuyện cho cô bé, rồi gã bày những trò chơi dân gian gã biết lúc nhỏ. Cô bé thích lắm, cô cứ lẻo đẻo theo gã luôn. Gã thấy bà lão hiền từ, nên thử xin ra ngoài hít thở không khí, nhưng chỉ nhận được nổi thất vọng, bà lão nói rằng: “Lối ra vào mỏ vàng cổ này, chỉ bên ngoài mới mở được, và những người có khinh công thượng thừa mới nhảy từ đỉnh đèo bên kia qua được.” Dù sao gã cũng hiểu ra lý do vì sao bà lão nói “phải đánh bại tất cả những người kia!” Càng nghĩ Trần Lĩnh càng thấy khó khăn vời vợi, nhưng gã vẫn phải cố để dụng công.

Mấy ngày sau, vết thương của Trần Lĩnh đã khỏi hẳn, bà lão tháo băng, vui mừng nói: “Thật không ngờ vết thương to như vậy mà mau lành đến vậy!”

Trần Lĩnh cười: “Cũng nhờ thuốc của cụ có công hiệu! À mà cháu đã đi hết khắp nơi, thấy mé đông có cánh cửa sắt kiên cố, không biết trong phòng ấy có gì vậy cụ?”

Bà lão ánh mắt hơi lạ đáp: “À … đó là lối đi vào cái hang không có chỗ thông thoát khí, vào đó không thở được, cho nên Đinh hội chủ đã làm cánh cửa vĩnh cữu, không có khóa, để cấm người vào, cháu đừng bận tâm đến nó!

Trần Lĩnh hơi thất vọng đáp: “Dạ! Cháu biết rồi! À mà đã hơn ba ngày sao không thấy những người kia đến?” Bà lão đáp: “Chúng không đến đây, chúng nhóm họp ở nhà tiểu tử Nguyễn Bá!”

Trần Lĩnh: “Nguyễn phú hộ sao?” Bà lão cười nhe răng nói: “Cậu ở làng này mà không biết hay sao, chúng ta đang ở dưới khuôn viên của nhà hắn đấy!”

Trần Lĩnh thoảng thót: “Ông ta cũng là người trong hội à?” Bà vào đáp: “Ngạc nhiên lắm sao, đừng trông bề ngoài, hắn là một trong tứ trụ, bối phận chỉ sau già và hội chủ thôi!”

Trần Lĩnh lại đi dạo, những hang hốc ở đây gã đã khá quen thuộc, chỉ có cánh cửa sắt là khiến gã tò mò. Không lâu sau, gã đã dừng chân chốn đó. Cánh cửa này rộng nửa trượng, cao chỉ tới cổ họ Trần, trông khá dày và nặng nề. Quả nhiên không có ổ khóa hay chót cửa gì.

“Làm sao để mở đây ta, trông thái độ cụ bà hơi khác lạ, rất có thể đây là cửa ra, làm nơi ấn nấp chẳng lẽ không chừa một sinh lộ.” Trần Lĩnh loay hoay, rờ soạng khắp nơi một hồi lâu nhưng vô vọng, gã chán nãn ngồi bệch xuống, nghĩ thầm: “Mình không thể chôn thân chốn này được, cha sẽ lo lắng lắm… Không có khóa, không có khóa, tổ cha nó, làm cửa gì kỳ vậy!”

Trần Lĩnh suy nghĩ hồi lâu, rồi mắt gã sáng lên, mừng rỡ nói: “Đúng rồi! Không có khóa thì đừng mở, cứ vậy mà đi vào thôi!” Họ Trần cúi người thấp xuống cứ thế tông mạnh vào, trán gã va vào cánh cửa một cái, lực đạo không nhẹ, gã ôm đầu suýt xoa đau đớn.

“Ôi điên cái đầu mất thôi! Sắt gì mà cứng thế không biết … sắt cứng, sắt cứng … á thật là ngu quá, sắt cũng có lúc cứng lúc mềm, con cháu thợ rèn mà đạo lý đơn giản như vậy cũng không biết, hỏa khắc kim cơ mà!”

“Nhưng cũng không được! Ở đây chỉ có một vài lỗ hổng nho nhỏ để thoát khí, mình đốt lửa thì cả cái hang này chết ngộp hết… Trời ơi, sao mà đau đầu thế này! Cánh cửa thật kỳ quái, đẩy qua lại không được, đẩy tới đẩy lui cũng không xong…” Ánh mắt họ Trần Liền sáng lên, gã đi đến, nắm thanh ngang của cánh của đẩy lên, không có tác dụng gì, gã lôi ngược kéo xuống liền nghe tiếng keng kéc. Nét mừng rỡ hiện ra trên mặt, Trần Lĩnh càng ra sức, cánh cửa dần di chuyển, tuy hơi nặng, nhưng họ Trần sức gã rất khá nhờ làm việc nặng, huống hồ giờ đây gã đã biết cách vận khí công để trợ lực. Không bao lâu cánh cửa sắt nặng nề đã được kéo xuống quá nửa. Trần Lĩnh không ngờ có người nghĩ ra chuyện kỳ quái này, làm cánh cửa đi xuống, không theo một lề lối, lẽ thường nào.

Trước mặt hiện ra lối đi nhỏ hơn cánh cửa, thảo nào không cách nào di chuyển được. Thấy cái hang có vẻ dốc lên, Trần Lĩnh mặt vui như người ta bắt được vàng. Gã không thể ngăn đôi chân mình hướng đến tự do.

Đi được khoảng sáu, bảy trượng theo đường dốc, Trần Lĩnh tới một cái hang trống trơn, bề rộng khoảng một trượng, cao hơn thân người gã một gang, phía trên là nhiều phiến đá lớn làm trần, không cách nào để đào bới được. Ánh sáng ở đây yếu ớt vô cùng, chỉ hơi lóe ở trung tâm. Trần Lĩnh mặt mày liền trở nên thiểu não, ở đây chỉ có một cái lỗ nhỏ chưa bằng lòng bàn tay, nhìn lên thì thấy có thêm phiến đá khá phẳng đè lên, những khe hở nhỏ miễn cưỡng để cho một vài tia sáng nhỏ chui vào. Họ Trần Mệt mỏi ngồi bệch xuống, mặt mày thất vọng ủ rủ, nghĩ thầm: “Chẳng lẽ định mệnh của mình là ở đây hay sao… Không! Trần Lĩnh này sẽ không đầu hàng, mình sẽ lấy cái gì đó để đập vỡ những tảng đá cà chớn kia! Hừ …”

Lúc đó bất ngờ Trần Lĩnh nghe thấy thanh âm thanh thoát của nhạc cụ, gã bắt đầu bận tâm chú ý, khí lực trong người dao động khiến ngũ giác quan gã trở nên ưu việt hơn. Là tiếng đàn tranh, Trần Lĩnh vui mừng la lớn lên: “Có ai đó không! Mở cửa cho tôi! Mở cửa!” Gã la một hồi lâu, nhưng dương như đối phương không nghe thấy gì, họ vẫn tiếp tục theo đuổi nhưng thăng trầm của cung đàn.

Trần Lĩnh cảm thấy vô vọng, gã đành dừng lại chờ đối phương ngừng nốt nhạc sẽ tiếp tục cố gắn. Đây là một bài nhạc tình yêu buồn bã, từng nốt thăng trầm như muốn não lòng của gã thanh niên. Gã tự nhiên nhớ đến cha mình, nhớ người thân, nhớ cả anh chàng họ Lâm mới quen biết nhưng dường như tâm ý như đã tương hợp từ lâu. Rồi gã nhớ đến cô gái ấy, cô gái có nét đẹp thanh khiết tựa hoa sen, gã cứ nhớ nhung và nuôi lớn tương tư trong lòng, chẳng biết tánh tình người ta ra sao, nhưng sức hút của đôi mắt ấy, khuôn mặt trắng ngần tự nhiên ấy, cứ ám ảnh, cứ hành hạ gã.

“Bặt” Bỗng nghe thanh âm dây đàn bị đứt, người kia dừng điệu khúc, Trần Lĩnh như thoát khỏi cơn mê mụi, bấn loạn. Từng thời khắc nặng nề trôi qua, Trần Lĩnh như muốn nín thở, không biết cảm giác kỳ lạ khiến mồ hôi gã sối sã hay do không khí ở đây quá nóng nực nữa.

Với giọng điệu buồn bã như một lần nữa, muốn não lòng của Trần Lĩnh, thanh âm ngọt ngào trong trẻo vang lên: “Chị sắp phải lấy người chị không thương rồi Vệ Đông ơi!”

Một giọng nói khác: “Dạ! Nhưng biết làm sao giờ, hôn sự với Ngô gia đã được ông chủ định từ lâu rồi, chị cũng không nên buồn phiền! Em thật không muốn thấy chị như vậy!”

Giọng nói của người này, từng làm Trần Lĩnh rùng mình, gã nhận ra chủ nhân của nó chính là cô gái có khuôn mặt góc cạnh, chân tay to lớn, khá giống đàn ông.



“Chị đã chờ đợi chàng từ rất lâu, khi ngô vẫn chưa trổ bông ngoài đồng, khi lúa mới xanh màu mạ non. Rồi chàng đi biền biệt, chàng đã đi đến nơi phồn hoa đô hội, yến oanh nơi thành đô đẹp như mộng, chàng đã bỏ quên tuổi thơ với cô bé quê mùa, bỏ quên chị mất rồi.” Giọng nói ấy thanh tao, trong trẻo đến kỳ lạ, cảm tưởng như chưa bao giờ nàng nói ra những từ ngữ nặng nề trách móc, lúc nào cũng dành những lời từ ái cho người khác. Trần Lĩnh cảm thấy tâm tư xao động mãnh liệt, gã nhớ lại trên thành hồ ngày hôm đó, chính giọng nói này đã làm gã tương tư bao ngày, gã vẫn mong được đến xem nàng hát và vừa mới đây thôi họ Trần nghĩ về nàng, cô gái có tên Nguyễn Hoài Đông.

Có một nhạc sĩ nào đó đã hát: “Người còn gái không được quyền chọn người mình thương mến để gởi gắm cả đời, trừ khi cô ta chết… và cô gái trong bài hát ấy đã chọn cách chết với người tình thanh mai trúc mã. Chị vẫn tin vào duyên phận, và chỉ không muốn ngừng đấu tranh, có lẽ em sẽ cho rằng chị bồng bột nhưng chị vẫn tin vào cảm giác ấy. Chỉ có chàng mới cho chị cảm giác gần gủi, cảm giác chân thành, dù chàng đôi khi đối xử tệ, hay chọc phá chị nhưng vẫn luôn quan tâm chị, bảo vệ chị và sẵn sàng hy sinh vì chị. Không những vậy, chàng còn là một đàn ông tốt, luôn giúp đỡ mọi người!”

Trần Lĩnh chua xót nghĩ thầm: “Anh chàng kia thật là may mắn, có người đẹp như thiên tiên tương tư vì hắn, vậy mà hắn lại bỏ đi lên kinh thành làm gì không biết, thật là khùng điên quá.” Rồi gã xoay chuyển: “Cũng có thể hắn muốn lên kinh thành để thi làm trạng nguyên, rồi mới có thể đường đường chính chính đến hỏi cứu nàng ta! Có lẽ vậy, một cô gái xinh đẹp tài năng như vậy không ai nỡ xa đâu! Ối cha! Nãy giờ mình nghe trộm chuyện của người ta thế này, thật là không đúng!”

Trần Lĩnh định quay đi dù không muốn, nhưng bất ngờ tai gã nghe tiếng hát, giọng hát của cô gái thánh thót vô bì, êm diệu miên man như dẫn Trần Lĩnh vào thế giới của nàng, một thế giới xinh đẹp, nhưng buồn bã thê lương.

Ca từ của bài hát, một cô gái đang tương tư, ngày đêm thương nhớ người yêu, nhưng vì nhà anh kia nghèo nên cha mẹ cô gái không cho hai người đến với nhau … Tiếng hát bỗng dừng, Hoài Đông vẫn miên man hòa nhập với những thanh âm tình tang của dây đàn, nàng không hát nữa, cứ mãi theo đuổi những nốt thăng trầm, Trần Lĩnh như kẻ si dại, bị dắt đi mà không hay biết.

Sau hai thì thần lạc vào cõi mộng, Trần Lĩnh bừng tỉnh khi tiếng đàn vừa dứt, giây lát sau đó nghe tiếng bước chân khe khẽ, rồi bốn bề trở nên yên ắng, chút ánh sáng yếu ớt từ lỗ hổng nhỏ cũng dần tan biến, chắc trời đã sập tối.

************

Trần Lĩnh quanh quẩn mãi cũng chẳng biết làm gì, trừ những giờ ăn, lúc nào gã cũng đến cái hang sau cửa sắt, luyện công và chờ đợi sự xuất hiện của cô gái ấy, nhưng chỉ nhận được sự thất vọng não nề. Mấy ngày sau đó Gã mang theo cả chiếu manh, thức ăn khô và nước uống đến vì sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội trong khi ăn uống, ngủ nghĩ. Gã nói rằng đang cố gắn luyện công để đánh bại những người trong hội Giao Long và đi cứu cậu bé Đinh Long, nên cụ bà không ngăn cản, cô bé Yến Xuân buồn ra mặt nhưng cũng đành chịu, cô cũng mong sớm ra ngoài để đi cứu cậu bé họ Đinh, vốn đã cùng lớn lên với cô ở nơi đây.

Đã nhiều ngày trong thạch động, nội công Trần Lĩnh gia tăng rất nhiều, vì ngoài ăn ngủ gã chẳng làm việc gì khác, gã cũng chẳng ngủ nhiều, vì những lúc thiền sâu cơ thể đã được nghỉ ngơi rồi, chỉ thẳng giấc hai, ba canh giờ là tỉnh như sáo.

Cuốn sách võ công Trần gia được bọc kín cẩn, dùng giấy và mực tốt để viết lên, nên chẳng hư hại nhiều, chỉ có một vài chỗ bị nhòe thôi. Trần Lĩnh rãnh rang nên đọc hết, giờ đây khả năng điều khí của gã cũng khá, không bị trì truệ như trước. Ngoài ra, những trang cuối có nói về binh khí thuật. Theo phương pháp gia truyền của gã thì bất cứ loại binh khí nào cũng có thể luyện được, sử dụng được. Trần gia quan tâm đặc biệt đến búa vì họ là những người thợ rèn, luyện búa để có được sự chuẩn sát trong lúc gia công mà thôi. Còn kiếm căn bản là món binh khí khá thuận tiện, nhẹ nhưng rất linh hoạt nên Trần gia ưu tiên dùng.

Nhiều ngày nữa trôi qua, bộ quần áo Trần Lĩnh trở nên tả tơi, cụ bà và cô bé may cho gã một bộ mới bằng nhiều loại da thú ghép lại. Sắp đến mùa đông, dù ở Đây kín gió nhưng cũng sẽ lạnh. Đã hơn tháng ở trong thạch động, cô gái họ Nguyễn vẫn chưa xuất hiện lần nào nữa. Có lúc Trần Lĩnh muốn từ bỏ chờ đợi, để khỏi tương tư thêm, nhưng rồi gã cũng không ngăn mình lại được.

*******************

“Hoài Đông! Mình đến chòi nghỉ mát kia đi!” Tiếng nói của một người con gái làm Trần Lĩnh giật mình chấn động. Đã rất lâu rồi họ Trần chờ nghe tiếng người phía trên nói, để biết rằng mình chưa biến mất khỏi cuộc đời đau khổ, tù túng này.

“Có chuyện gì mà cậu hối hả đến tìm tớ vậy? Giọng nói của Hoài Đông, máu nóng trong người họ Trần một lần nữa được sôi lên.

Cô gái kia nói: “Lâu nay cậu không đi hát với đoàn ca kịch nữa, bàn bè tới nói chuyện không được sao? Mà thôi tớ có chuyện này nề!”

“Cậu nói đi!” Hoài Đông đáp, cô bạn kia cố tạo ra sự tò mò, nhưng chỉ nhận được sự dững dưng, vô sự của bạn mình, cô đáp: “Cậu làm gì mà cứ thiểu não, mất sức sống vậy, thật chán quá đi, không kể nữa, tớ về đây!”

Hoài Đông vội nói: “Xin lỗi! Tớ cũng không biết tại sao tớ lại vậy nữa, xin lỗi! Lan đừng giận nhé!” Thấy giọng nói buồn buồn của Đông, cô bạn tên Lan nán lại nói: “Ừ được rồi, thầy đồ dạy bọn mình lúc nhỏ ấy, ông ấy ốm nặng rồi, hôm trước tớ và mấy đứa có đến thăm. Có chuyện này rất kỳ lạ, ông ấy cứ nhắc đến cái gã họ Trần …”

“Nhắc đến anh Lĩnh sao?” Hoài Đông hỏi rất gấp, có vẻ nôn nóng, Trần Lĩnh bất ngờ đến há hốc, gã không ngờ ông thầy đồ lúc xưa đối xử tệ với gã, lúc ngã bệnh lại nhắc tên, bất ngờ hơn là Hoài Đông biết đến gã, còn gọi là “anh Lĩnh” khá thân mật.

“Gì mà đổi thái độ nhanh vậy, mới mang bộ mặt đưa đám, giờ mắt lại sáng lên như thế, là sao vậy cà!” Lan nói giọng đùa cợt, Hoài Đông phân trần: “À thì lâu quá không nghe tin tức, vã lại anh ấy lớn hơi tụi mình hai tuổi mà!” Trần Lĩnh nghe rõ từng chữ, nhưng cứ tưởng mình chưa tỉnh ngủ nên lấy tay tát một cái thật mạnh, má phải sưng vù lên đau điếng.

Cô gái tên Lan lại nói: “Ừm mình thấy thật là lạ, nhưng thầy cứ luôn miệng tự trách rồi xin lỗi họ Trần, có lẽ thần trí của thầy cũng không tỉnh táo, như bệnh lãng của những người già ấy! Thầy nói rằng, không phải thầy muốn đuổi học Lĩnh, nhưng lúc đó, anh Lĩnh nhà ta cứ quậy phá, còn đánh con trai của trưởng làng bị thương nặng, thầy bị ép phải đuổi học anh ta mới được tiếp tục dạy. Rồi thầy nói thầy không nhận tiền từ trưởng làng, hôm đó anh Lĩnh bắt gặp hai người, là lúc thầy mang một trăm quan trả lại cho ông ta, không phải nhận. Vì chuyện đó mà thấy cứ cắn rức mãi đến giờ. Thầy thấy càng ngày Lĩnh càng quậy phá, sợ rằng sau này anh ta, sẽ coi thường đạo đức, coi thường nhân, nghĩa, trí, tín… Nên muốn chuộc lỗi, nhưng Trần Lĩnh cứ lánh mặt, một năm sau đó anh ta đi biền biệt, không biết đi đâu nữa!”

“Không đâu, anh Lĩnh là người tốt bụng, anh rất tuy quậy nhưng không làm tổn hại ai đâu …” Hoài Đông nói giọng cương quyết, ngữ khí bảo vệ họ Trần, khiến gã thấy chua xót trong lòng. Rồi gã nghĩ đến rất nhiều chuyện trong quá khứ, mới đây gã vẫn giữ thái độ hằn học với vị thầy đồ. Gã cảm thấy mình thật tồi tệ, không đáng được nhận sự che chở của cô gái họ Nguyễn. Trần Lĩnh bị chấn động mãnh liệt, nội khí trong người gã bộc phát, cảm giác khó chịu xâm lấn cơ thể. Hỏa khí từ đại huyệt Khí Hải và sáu luân xa phát tán loạn xạ khắp cơ thể, Trần Lĩnh đau đớn rên la. Trong lúc thần thức bấn loạn, gã cố gắn với đến quyển sách, vì gã nhớ rằng mình đã đọc đến tầng sáu, cảm giác này giống như những miêu tả trong sách. Trong sách có viết, khí công của Trần gia khi qua được tầng thư năm sẽ luyện rất nhanh, nhưng những lúc thăng tầng như thế này cần có cao thủ trong tộc hỗ trợ, một mình công phá để thăng tầng là rất khó, dễ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, nếu không có một tinh thần cứng rắn. Không may cho họ Trần, tâm ý gã vừa bị xao động mãnh liệt, lại không có cha bên cạnh. Giờ gã chỉ còn biết dựa vào bản thân mà thôi.

Trần Lĩnh cố kìm hãm những cảm giác nóng bức khó chịu, gã đành chạy ra khỏi thạch động này, đến một nơi yên tĩnh gần đó để tránh dao dộng khi nghe những cô gái kia nói chuyện. Theo cách ngồi thiền và dẫn khí như trong sách, Trần Lĩnh bắt đầu luyện.

Càng lúc hỏa khí càng bộc phát, Trần Lĩnh không thể nhập định được, gã phát điên lên dùng tay đấm đá lung tung, gã cứ luôn miệng gào lên: “Người đó là tôi sao, người đó là tôi sao…” Một lúc sau Hồng bà bà nghe phong phanh liền chạy đến. Nhìn sơ qua một cái cụ bà liền biến sắc. Thân thủ mau lẹ bà sấn tới chế ngự tay phải Trần Lĩnh, ném vào họng họ Trần một viên đan dược, hất đầu gã lên và điểm nhẹ vào cổ. Trần Lĩnh có vẻ đã nuốt viên thuốc, nhưng gã vẫn còn mê mụi, cứ gào lên và tung quyền loạn xạ, không phân biệt gì cả. Trong cơn điên loạn gã ra tay càng mạnh hơn, thân pháp phát huy đỉnh điểm, sau năm chiêu vai cụ bà bị trúng một chưởng, thân người bà văng xa cả hai trượng. Cô bé Yến Xuân vội đến, hai bà cháu dắt nhau tránh xa họ Trần.

Trần Lĩnh chạy đến hang động sau cửa sắt, gã cứ tung chưởng đánh liên tiếp vào những tảng đá rắn chắc trên trần, khiến bụi đá bay tứ tung. Hồng lão lão đoán, lý do gã như vậy là vì lượng hỏa khí dồi dào phát xuất khác thường, cơ thể gã chưa thích nghi, hỏa khí xông lên đầu khiến gã vào trạng thái tẩu hỏa, theo tự nhiên cơ thể gã chỉ muốn tống khứ nguồn nội khí dồi dào này ra ngoài, cho nên chân khí theo tâm ý vào kì kinh bát mạnh dẫn đến huyệt Lao Cung trong hai lòng bàn tay phát xuất đánh ra nhằm tống khứ đi hết.

Trạng thái điên loạn kéo dài, thuốc mê của cụ bà theo chân khí đi ra bên ngoài, chả có ánh hưởng gì đến họ Trần cả. Sau nửa canh giờ Trần Lĩnh ngã gục vì kiệt sức, gã mê man chẳng biết gì nữa.

***************

Trần Lĩnh mở mặt ra, hình ảnh một bà lão râu tóc bạc phơ, da mặt nhăn nheo, da dẽ nhợt nhạt, dáng người tiều tụy xuất hiện. Gã hoảng hốt nói: “Đã xẩy ra chuyện gì, sao trông bà …”

Cụ Bà vui mừng nói: “Già không sao? Đã giữ được tỉnh táo, thật là may mắn cho cháu, không dễ có một ai có thể chiến thắng được Lục hỏa hầu khi nó hoành hoành đâu!”

Trần Lĩnh mặt khó hiểu nói: “Cháu đã làm gì? Cháu…” Bà lão nói giọng yếu ớt hơn những lúc trước đây: “Hôm qua là lúc quan trọng để hành khí thăng cảnh giới mới, đáng lẽ cháu phải nhập định để dẫn khí vào Đan Điền, trong vòng ba canh giờ cơ thể cháu sẽ quen, đó là cách của mọi người. Có lẽ ở nơi tù túng thế này, cháu đã lo nghĩ quá nhiều chuyện, dẫn đến tâm trí bị hỏa khí lấn áp, không thể tự chủ được mình, nhưng cũng may, cháu đã tung chưởng liên tục để tống khứ bớt, khiến giảm nhẹ áp lực, giờ cơ thể cháu đã thích nghi được rồi, khoảng năm ngày nữa sẽ cảm thấy bình thường. Từ nay vòng quay của sáu luân xa hỏa hầu sẽ nhanh hơn, tinh khí của trời đất sẽ hấp thu nhiều hơn. Già cũng không ngờ, trên đời này có người thăng tầng bằng cách tung chưởng đấy.”

Bà lão hỏi tiếp: “Cháu chứng được tầng thứ năm vào lúc nào?” Trần Lĩnh vẻ mặt đầy suy tư nói: “Dạ! cách đây khoảng hai tháng!”

“Chỉ hai tháng sao? Không thể nào? Chẳng lẽ cháu luyện nội công chưa đầy một năm hay sao?” Bà lão ngạc nhiên, Trần Lĩnh thật thà đáp: “Không! Theo cha cháu nói thì đã mười ba năm rồi! Nhưng có sự trợ giúp của cha cháu nữa! Lúc trước cháu ngồi thiền dẫn khí xuống đan điền, lúc đó cháu cũng không biết mình đang luyện công. Cứ tưởng đó là phương cách hít thở để thư giản thôi.”

“Hóa ra là vậy, nền móng đã xây vững chắc, hằn gì có thể chống được hỏa hầu trong cơn mê mụi. Nếu theo phương pháp khác, những lúc thăng tầng thế này phải kiếm nơi yên tĩnh, luyện vài ba tháng họa may thành tựu. Nhưng cháu cũng không nên ỷ lại. Nếu vài năm sau, cảm thấy nội công thăng tiến đỉnh điểm, thì phải lập tức bế quan luyện công ngay. Đệ thất hỏa hầu là ngưỡng rất khó qua, đã nhiều người vì luyện đến đó mà bị điên loạn, thậm chí là mất mạng luôn.”

Trần Lĩnh đáp dạ, mặt gã cũng không có cảm xúc vui mừng gì, cụ bà nói tiếp: “Già luyện cả đời chỉ đạt năm thành, càng lớn tuổi càng vô dụng, chẳng thăng tiến thêm, cháu còn trẻ vậy đã mở được sáu thành hỏa hậu thật là hiếm có. Cố gắn dụng công thêm vài ba tháng nữa, đến khi vận khí như ý, tâm đến đâu khí đến đó là cháu có thể đánh bại tất cả những tên khốn kia rồi.”

“Cháu có thể sao?” Trần Lĩnh ngạc nhiên, bà lão cười nói: “Đừng đánh giá thấp bản thân mình, cháu khá lanh trí đấy, tư duy cũng rất linh hoạt, không hề cố chấp theo lối mòn nào, cháu đã mở được cánh cửa sắc đó còn gì. Ta đã nói dối: “Thật ra cánh cửa sắc này đã có từ một trăm năm trước. Lúc đó Giao Long giáo bị võ lâm công phá vì một vài con sâu làm sầu nồi canh, giáo chủ đời thứ chín của giáo phái chạy trốn được đến đây. Ông ẩn nấp dưỡng thương và làm ra cánh cửa này, rồi sau khi triệu tập giáo chúng, ông biết mình đã già không thể tiếp tục sự nghiệp nên đã nói rằng: “Nếu ai mở được cánh cửa ấy sẽ là người kế nhiệm!” Từ đó đến nay, phương cách này vẫn dùng để tuyển lựa giáo chủ và sau này là hội chủ vì tổ chức đổi tên, nhằm tránh sự truy đuổi.”

“Ôi! Ta quên mất, chắc cháu đã đói lắm rồi, Xuân nhi! Lấy cháo cho anh Lĩnh ăn đi cháu!” Nghe cụ bà trần tình không giấu giếm, Trần Lĩnh vẻ mặt cảm động, gã nghĩ cũng nên vì bà mà làm chút việc, gã nói: “Bà yên tâm, cháu sẽ dẫn bà ra khỏi đây, rồi chúng ta sẽ đi kiếm cậu bé họ Đinh… bà cứ yên tâm nhé… hì hì!” Hồng lão lão ánh mắt tỏ ra vui mừng đáp: “Tốt quá! Trăm sự nhờ cháu!”

********************

Trần Lĩnh đi đến cái hang sau cánh cửa sắt, ngạc nhiên khi thấy cái trần bị lõm một miếng rộng bốn thước vuông, sâu nửa gang. Gã đưa hai bàn tay lên nhìn ngắm nghĩ thầm: “Không biết có nên vui hay buồn đây, nội công mình đại tiến, nhưng không có cách ra khỏi đây, nàng ta… nàng ta sắp đi lấy chồng rồi, không dễ gì có cơ hội được nghe giọng nói ấy nữa, mình sẽ buồn cả ngàn năm mất!”

Họ Trần ngồi bệch xuống, suy nghĩ miên man: “Thật không ngờ, cô bé năm xưa lớn lên xinh đẹp đến vậy, mà không phải, cô ấy đã rất đáng yêu, chỉ vì lúc đó mình vô tư, vô tâm chẳng để ý gì, ngoài nghĩ cách để trêu chọc. Nghĩ học nên rãnh quá mà, chẳng biết làm gì, la cà đây đó bầy trò tiêu khiển.”

“Không ngờ người không ra gì như Trần Lĩnh này lại được nàng bận tâm đến. Không biết là nên vui hay buồn đây, nàng sắp lấy chồng rồi, sắp lấy chồng rồi, cái tên du thủ du thực như mình chẳng xứng với nàng chút nào đâu, ngàn lần không xứng. Rồi nàng ngày đêm nâng khăn sửa túi cho người, rồi nàng cũng sẽ có tình cảm với hắn, rồi nàng sẽ quên mình thôi. Cha đã từng nói, phụ nữ họ thích người làm cho họ vui nhưng sẽ sống cả đời với người cho họ cuộc sống ấm êm. Mình chỉ thấy người ta đẹp, hát hay nên thích, nên mến vậy thôi, cũng tầm thường như bao gã trai khác, đâu phải yêu đương sâu đậm gì!”



Trần Lĩnh nắm lấy một cục đá, gã đi đến giữa hang, nhẹt vào lỗ hổng, quảnh mặt đi ra rồi kéo sầm cách cửa sắt lên, mặt mày ủ rủ thê lương.

*****************

Buổi sáng của một tháng sau, Trần Lĩnh vẫn đang ở trong cái hang sau cánh cửa sắt, viên đá bít cái lỗ đã được gỡ ra, mặt gã đơ đơ xuất thần, mắt gã nhìn chăm chăm vào chút ánh sáng le lói giữa hang. Đã nhiều ngày qua, râu tóc Trần Lĩnh mọc um tùm không cắt tỉa, trông già hơn cả chục tuổi.

Tiếng người huyên náo lọt vào tại họ Trần, một vài người họ Ngô và Nguyễn đang vui cười nói chuyện với nhau.

Giọng của một thiếu phụ: “Tân nương thật là xinh đẹp, lại có tài hát hay nữa, Ngô Công Chính nhà ta thật là có phước!” Một vài thiếu phụ khác hùa theo: “Ừ! Đúng đó!” “Quá đẹp là đằng khác!”… Trần Lĩnh nghe thấy hết, nhưng mặt gã cứ đơ đơ, không cảm xúc gì, trên tay gã cầm chai rượu thuốc trị đau lưng của cụ Hồng đưa lên miệng, tu một tràng dài.

Trần Lĩnh lẩm bẩm giọng ngà ngà say: “Cái tên Ngô Công Chính cà chớn của Ngô gia đao phái chứ gì, hắn đã bị tôi đánh cho bầm mặt, hắn thù dai nên cố tình cướp người yêu của tôi chứ gì… cái tên hèn, có ngon xuống đây đấu tay đôi với Trần Lĩnh này… ực ực … Tao sẽ chấp mày ba mươi chiêu… ha ha!”

Tiếng bọn trẻ đùa giỡn, tiếng người nói năng, tiếng người chúc tụng nhau, có cả những gã đã uống say hát hò đủ thứ, nhiều người đồng thanh nói “Cạn ly mừng tân nương, tân lang trăm năm hạnh phúc…” Trần Lĩnh ở dưới cũng dương chai rượu thuốc nam lên nói “cạn ly”, rồi gã đưa lên miệng tu một tràng.

“Anh sẽ buồn ngàn năm! Đông ơi! Anh Lĩnh đã bỏ đi, tất cả là do anh, anh đã khiến cha chịu không nổi, mới đưa sang nhà dì… hức…hức… ở tận miền biển xa xôi, mỗi sáng anh vẫn thường ra bãi cát trắng, vẫn thường lấy túi gấm em tặng ra xem, nhiều lúc anh vẫn nhớ về em… Ực ực… nhưng không phải tình yêu gì, chỉ nhớ như một người bạn thân thơ ấu. Anh không hay biết rằng… em đã tương tư vì anh, nhưng em đã cưới người em không thương thật rồi, anh đã kêu gào suốt mấy ngày qua… anh đã đấm vào những tảng đá, nhưng vô dụng… anh là kẻ bất lực, anh không thể chiến đấu được, chẳng thể làm gì để xứng đáng với tình cảm của em dành cho anh… ” Trần Lĩnh càng nói càng gào to lên, những người ở trên đã vào sâu trong cuộc vui, họ càng nói lớn, càng cười to hơn. Trần Lĩnh cho rằng họ đang cười nhạo gã nên lảo đảo đứng dậy, hai nắm đấm đang bị băng bó đánh tới tấp vào trần hang, vết thương cũ ứa máu ra đỏ cả dãi băng. Họ Trần phần đã ngấm rượu nặng, phần ra sức quá nhiều, gã té nhào, rồi mê man thiếp đi.

************

Trong cơn mơ hồ Họ Trần cảm giác mình bị khiên đi, rồi lại chìm vào mê man. Một lúc khác nghe nghe có tiếng ngựa hí vang, rồi nghe tiếng lộp cộp

Trong cơn mơ hồ Họ Trần cảm giác mình bị khiên đi, rồi lại chìm vào mê man. Một lúc khác nghe có tiếng ngựa hí vang, rồi lại nghe tiếng lộp cộp.

Một lúc lâu sau, Trần Lĩnh tỉnh dậy, ánh sáng chói lòa, trước mặt là khung cảnh một căn phòng giản dị, gã đang nằm trên một cái gường khá êm ái, cũng vì bấy lâu nằm đất, nên thấy êm là vậy.

Dựng người dậy, nhìn khắp phòng thấy không có ai, gã tưởng mình đang mơ nên béo má, rồi suýt xoa đau điếng. Hai mắt ánh lên vẻ vui mừng tột độ, gã chạy nhanh ra, tông phải cánh cửa đang khép làm nó gẫy thành bốn, năm mãnh.

“Trần Lĩnh … cháu sao thế này!” Tiếng của cụ Hồng, Trần Lĩnh hấp tấp nói: “Cháu đã ngủ bao lâu, đây là ở đâu…” Hồng lão đáp: “Mê man hơn tám canh giờ rồi… Chúng ta đang ở thành Phủ Nghệ An .”

“Đô thành Nghệ An sao? À… cụ có biết nhà họ Ngô không, là Ngô gia kiếm phái gì đó trong võ lâm ấy…”

Giọng nói của một cô gái còn trẻ vang lên: “Ngô gia kiếm trang à! Ở gần đây thôi, hôm nay đang có hỷ sự, Ngô Công Liêm là một trong tứ trụ của bổn hội, hôm nay làm lễ thành thân cho con trai ông ta, tân nương là con của Nguyễn Bá, cũng là một trong tứ trụ, nhưng chúng tôi không ưa hai lão già này. Nhân cơ hội này triệu tập được một số anh em … tôi là Bạch Vân Anh, người trong hội, rất cảm ơn vì cậu đã đồng ý giúp bọn tôi đi cứu tiểu hội chủ!”

Trần Lĩnh nhìn cô gái thấy quen, đã gặp ngày đầu tiên xuống hang, nhưng giờ gã không bận tâm việc gì khác, gã hấp tấp nói: “Có việc gấp lắm… chị làm ơn chỉ đường tôi đến đó được không…”

Cô gái nói: “Cũng được thôi! Mà may cho cậu đấy, chúng tôi định đi đường núi, rồi lại đổi ý… Nhà họ Ngô cách đây bốn dặm thôi.”

“Cụ và mọi người chờ cháu, xong việc cháu sẽ về ngay…” Trần Lĩnh nói vội rồi nắm tay Vân Anh lôi đi, gã không cẩn thận trượt té xuống cầu thang, mặt trầy sướt, đã thảm trông càng thảm thương hơn.”

Vân Anh nói: “Cậu định giữ bộ dạng như ăn mày này đến hỷ sự nhà người ta hay sao? Đến làm gì vậy… cậu ở suốt bốn tháng trong mỏ vàng, mà làm gì sốt sắn thế?”

“Sẽ nói với chị sau, đi nhanh đi chị…” Trần Lĩnh một hai cứ cố lôi cô gái họ Bạch đi ra cửa quán trọ, cô nói: “Chúng ta có ngựa mà!” Trần Lĩnh hối hả đáp: “Tôi không biết cỡi, tôi chạy nhanh lắm… không cần đâu…” Vân Anh khó chịu nói: “Tôi chạy không nhanh… phải lấy ngựa.” Trần Lĩnh dục: “Vậy lấy nhanh đi… tôi gấp lắm” Nói rồi gã cứ đi qua đi lại, tỏ vẻ nôn nóng.

Lát sau Bạch Vân Anh ngồi trên con ngựa trắng dáng cao đi ra cổng quán. Cô tỏ vẻ hơi e ngại, Trần Lĩnh không để ý gì, gã nói: “Tôi tự chạy được rồi, không cần ngồi chung, một mình cô cưỡi, ngựa chạy cho nhanh.” Vân Anh không thể chủ động ngỏ lời nên để gã chạy bộ.

Cả người, ngựa chạy về hướng bắc theo con đường lớn, trời đã nhá nhem tối, Trần Lĩnh xót ruột, nên dùng hết sức bình sinh có thể, Vân Anh kinh ngạc, phải ra sức thúc dục con ngựa chạy theo. Mỗi khi đến giao lộ Trần Lĩnh lại dừng lại giây lát để chờ cô gái, mặt gã nóng nảy vô cùng, Vân Anh thấy lạ nhưng cũng không có cơ hội để hỏi.

Sau thời gian nửa canh giờ, họ đã đi ra ngoại thành, đến một đồng ruộng mênh mông, không bao lâu đã đến tòa nhà rộng lớn, phía trước cổng đề chữ Ngô Kiếm Trang.

Trần Lĩnh nhìn thấy quanh trang viên dán nhiều giấy đỏ, lông đèn đỏ tỏa ánh sáng chan hòa khắp nơi. Cửa Trang rộng mở, có một vài người đi ra đi vào. Bốn gia nhân gồm hai nam hai nữ đứng đón tiếp và đưa tiễn mọi người. Trần Lĩnh vội vả cứ thế đi vào, liền bị chặn lại. Gã ở đợ vênh váo nói: “Tên ăn mày này, cút đi!” Trần Lĩnh nổi giận định dẩy tên kia ra, nhưng ngay lúc đó Vân Anh đã kịp ngăn lại và nói: “Có giấy mời của Ngô lão chủ đây, bọn ta vào được chứ?”

“Xin lỗi hai vị, hắn đã thất lễ… xin mời!” Gã người ở khác nói rồi cung tay cúi người. Trần, Bạch hai người tiến vào. Phía trước sân nhà rộng lớn này có đến bốn mươi bàn tiệc là ít, nhiêu đó đủ thấy Ngô lão giao du rộng rãi thế nào rồi. Quá nửa khách mời đã ra về, chắc tiệc rượu bắt đầu đã khá lâu, thấy thế họ Trần càng nôn nóng thêm lên.

Trần Lĩnh cố sức chạy đến, nhưng giờ gã chẳng biết tính sao, cứ lóng tay chân. Một lão già ngũ tuần ăn bận kiểu quản gia đến đón tiếp, đưa đường cho Trần, Bạch hai người đến cái bàn còn khuyết. Trần Lĩnh chẳng biết thế nào, cứ ngồi đại rồi tính.

Họ Trần nốc cạn một bát rượu lớn, quay sang anh chàng mặc bộ áo dài khăn đóng xanh lam, khoảng ba mươi tuổi bên cạnh nói: “Tân lang, tân nương đâu rồi nhỉ!” Mọi người trong bàn sững sờ, gã bên cạnh ngập ngừng giây lát nói: “Đã bái đường… chúc rượu mọi người xong, họ dắt nhau đi động phòng lâu rồi! Không biết mặt mũi tân nương như thế nào nhỉ!”, Người ngồi đối diện nói: “Nghe nói là xinh đẹp lắm, ai nấy đều khen lấy khen để…” Trần Lĩnh chua xót trong lòng, rã rời tay chân, gã chẳng biết làm gì nữa, cứ rót rượu rồi uống ừng ức, mặt gã bực dọc, buồn bã như đưa đám, ai nấy đều nhìn gã như sinh vật lạ.

Trần Lĩnh cứ nhắm mắt nhắm mũi uống lấy uống để, Bạch Vân Anh vẻ mặt khó chịu nói: “Này thôi đi! Mọi người đang nhìn cậu kìa!” Trần Lĩnh gạt tay nói: “Cô tránh ra… cứ kệ tôi!”

Trần Lĩnh cứ nốc, cứ uống hết tất cả rượu trên bàn, không phải của mình cũng uống tất, ai cũng nhìn gã bằng ánh mắt không mấy thiện cảm, bộ quần áo và khuôn mặt đen đúa, râu tóc lồm xồm càng khiến họ bĩu môi hơn.

“Bạch trại chủ, anh bạn này là ai đây? Tưởng cô không đến chứ!” Một trung niên đi đến, bộ quần áo màu đỏ ông bận, trịnh trọng và quý phái hơn bất kỳ ai ở đây. Bạch Vân Anh tỏ ra khó xử nói: “À … Là thành viên mới, bọn tôi…”

“Anh bạn, Ngô Liêm này mời cậu một chung!” Nói rồi họ Ngô quay sang Trần Lĩnh đưa đến lý rượu nhỏ bằng xứ cao cấp cùng hoa văn tinh xảo. Họ Trần gã quá chén, chẳng còn suy nghĩ gì nữa, với lấy uống luôn, rồi gã nói: “Chén rượu gì mà bé tí… chả ra làm sao cả… hức hức…” Rồi gã ném luôn chén rượu xuống đất vỡ tan, mọi người nhìn họ Trần xăm soi, nhiều gia nhân và thân khách của Ngô gia định sấn tới cho họ Trần một bài học.

“Mang hủ rượu lớn đến đây.” Ngô Liêm nói giọng hòa hảo, giây lát ông quay sang, lấy rượu rót ra một bát lớn đưa đến Trần Lĩnh nói: “Anh bạn uống no rồi về!” Câu nói tuy rất giọng điệu bình thản nhưng chứa đựng sự khinh miệt, đã kích lớn lao.

“Có một bát sao mà no cho được, đừng lấy bụng lão so với bụng họ Trần này. Ngô gia bề thế là vậy mà tiếc rượu hay sao?” Trần Lĩnh lè nhè nói như đổ dầu vào lửa, gã đã say lắm rồi, sẵn cơn giận trong người, cứ thế phát xuất ra. Bạch Vân Anh vội đến định lôi gã dắt về nói: “Anh ta say quá rồi! Cáo lỗi với mọi người!”

Đôi co với gã say sưa, nói năng tầm bậy chỉ khiến họ Ngô bị gọp chung mâm, nhưng nếu cứ thế để yên cho họ Trần về thì còn mặt mũi nào nữa, lão chắc mình chẳng hiềm khích gì với anh chàng họ Trần kia, đinh ninh rằng người trong phái đối nghịch mượn gã đến phá rối. Ngô Khiêm nói: “Bạch Trại chủ không muốn về thì đừng gượng ép, hai người nhọc lòng đến đây chỉ có trò này thôi sao?” Nói rồi Ngô Liêm ngồi xuống, vút râu tỏ ra không sân giận gì.

Bạch Vân Anh tức khí trong người, nhưng thấy khó biện bạch, cô cũng chẳng muốn nhún nhường quá, đối với phe kia nên nói: “Đây là cuộc nói chuyện của hai người, cớ sao lôi tôi vào, gã họ Trần đang muốn uống thêm, Ngô gia không nể mặt thì bọn tôi về vậy!”

Đúng lúc đó, Trần Lĩnh đã uống cạn chén rượu, cơ thể đã quá mức chịu đựng liền nôn thốc nôn tháo ra cả bàn, trông tệ hại vô cùng. Nhiều người cười nhạo, Ngô Liêm cũng cười, Bạch Vân Anh bối rối vô cùng, vội đến xem tình hình họ Trần, gã nôn xong nói: “Kẻ nào dám cười, có ngon thì đánh tay đôi ba mươi hiệp, ha ha… cái tên chết bầm, đánh không lại ông nội nó đây, dám giỡ trò cướp người yêu của ông nội, thật là khốn kiếp mà!”

Nhiều người không hiểu Trần Lĩnh có ý gì, chỉ xem như gã say xỉn nói bậy. Từng đó đã đủ khiến đối phương mất mặt, Ngô Liêm cười nói: “Thôi mang gã tình lang yêu quý của trại chủ về đi, kẻo hắn trúng gió bây giờ!” Nói rồi ông ta đứng dậy quay đi, Bạch Vân Anh muối mặt nhưng chẳng còn lời nào để nói nữa, đành dìu gã họ Trần ra cổng, bên tai còn văng vẳng tiếng cười nhạo.

Họ Bạch để thân người Trần Lĩnh ngang trên lưng ngựa để gã tiện nôn ói, rồi thúc dục bạch mã chạy biến đi. Không lâu sau đó, Ngô gia náo loạn cả lên với nhiều tiếng người la ó, nói năng: “Tân nương đâu mất rồi!” “Có kẻ bắt cóc cô ấy rồi!” “Không thấy đâu cả!”, “Tôi nghe thấy có tiếng đập cửa, mở ra thì thấy cậu hai bị trói tay, trói chân, bịt miệng…” ”Mau chia nhau đi tìm!”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook