Đi Được Bao Xa

Chương 9: Một người lạ đã rất quen

Tiểu Mỡ Mỡ

08/02/2018

Hà Nội đón chúng tôi trở về bằng một cơn mưa gần cuối thu hiếm hoi, sự ồn ào và vội vã chốn thủ đô chưa bao giờ thay đổi. Mùi hoa sữa đã nghe thoang thoảng đâu đây trên các con phố, một vị ngọt nhẹ đặc trưng không đâu có được.

Tôi khoan khoái thưởng thức cái dư vị cuối cùng, chuẩn bị bước sang mùa đông lạnh, trong lòng có chút nuối tiếc.

Tôi chưa bao giờ rời xa thu Hà Nội.

Những ngõ ngách luồn sâu ngoằn ngoèo, những chiếc xích lô thong thả chạy trên phố phường Hà Nội. Nhìn sang bên kia là đoạn đường tấp nập, tới bên này, chỉ còn nhìn thấy một sự bình yên, cách nhau chỉ một dàn phượng vĩ. Khác nhau, những lại tạo nên vẻ đẹp của Hà Nội, hai miền dung hòa khiến cả thành phố vừa êm đềm lại vừa náo nhiệt.

Khôi nắm tay tôi đi bộ cả quãng đường, chúng tôi cứ nhìn những con phố, nhìn dòng người đi lại tấp nập. Phố đị bộ bên hồ Gươm chưa bao giờ vắng. Đám bạn trẻ ríu rít trò chuyện, những cặp đôi tay trong tay, mặc chiếc áo dài đợi cái se lạnh. Tôi cũng tự mỉm cười, đông này tôi không cô đơn rồi.

Khôi đan tay tôi, miệng nhoẻn cười như đứa trẻ

- Khôi 19 rồi đấy. Bớt trẻ con đi - Tôi cười

Khôi lấy người hích tôi nhẹ, lườm lườm tôi. Cả hai chúng tôi đều cười.

Cậu vẫn cười đẹp như giây phút ấy.

Chúng tôi dừng ngay chân trước một tiệm chụp ảnh. Một tiệm nhìn cổ xưa lắm, bức tường trông ủ rêu xanh cả, cái cửa kính lèm nhèm nhìn mờ mờ bên trong. Phía trên treo cái biển đã cũ Chụp ảnh lấy ngay - rửa ảnh màu.

Khôi đẩy cửa bước vào bên trong, tôi còn bận quan sát. Không hiểu sao, bất cứ khi nào nhìn thấy đồ gì cổ cổ, tôi lại tò mò và thích thú, những cái cổ kính thú hút tôi rất mạnh. Có lẽ tôi là kiểu người ưa khám phá.

Cửa hàng dường như vắng lặng, thiếu hơi người, cái ghế vũ bằng nệm bông đen rách cả, cái ghế tựa bị khập khiễng chân. Nhìn qua, dễ mà đoán được, cái tiệm này phải thất thủ tới mấy mươi năm rồi chứ chẳng chơi. Bức tường đầy những tấm ảnh đen trắng, xưa lắm rồi, từ cái thời còn Pháp thuộc, người ta mặc quần âu, đội cái mũ vành đen mà tôi cũng chẳng biết gọi là gì, khi thì cả gia đình, khi thì một cô gái cầm ô, khi là hai ông bà già. Lắm kiểu, nhưng toàn màu đen trắng, hiếm hoi lắm mới thấy có cái ảnh màu, nhưng nhìn cách ăn mặc chắc mẩm phải tầm từ dăm bảy năm trước rồi

- Các cô cậu cần gì?

Bỗng nhiên giọng nói trầm trầm của người đàn ông trung niên khoảng sáu mươi bước ra từ căn buồng có cái rèm tím. Tôi nhanh nhảu đón lời

- Chúng cháu tới rửa ảnh ạ.

- Ngồi đi. - ông ấy lấy hai chiếc ghế nhựa ra cho chúng tôi.

Khôi vẫn đưa ra cái bộ mặt khó hiểu rồi dí cái điện thoại vào tay tôi cùng dòng nốt

Dở à mà vào đây, ngoài kia bao nhiêu tiệm đẹp thì không vào.

- Ở đây đẹp mà. - Tôi nói thầm vào tai cậu.

Sau đó, Khôi đưa cuộn phim trong máy ảnh của cậu cho ông thợ ảnh, chúng tôi ra về ngay sau khi thỏa thuận mọi thứ.

- Nắm tay chặt vào...

Tôi kéo tay Khôi sát về phía mình, trong lòng ngập tràn sự sung sướng, mong chờ những tấm hình đẹp nhất ra lò.

Chúng tôi đi thong dong đường phố, mua đủ thứ đò ăn vặt, chẳng ngại ngùng mà đút cho nhau ăn trên phố đi bộ. Tôi tranh thủ mân mê sợi dây tết đỏ trên cổ tay Khôi để đảm bảo nó còn nguyên vẹn. Trong lòng tôi hồi hộp thầm mong những suy nghĩ lo sợ của tôi sẽ không bao giờ xảy ra.

Chúng tôi còn đang rất hạnh phúc.

Con phố dài về nhà tôi phủ một lớp đỏ của lá bàng. Cái nắm tay bịn rịn rời ra trong chút tiếc nuối, ánh mắt ngọt ngào của Khôi như chẳng muốn xa tôi, và tôi cũng thế.

Chợt, tôi nghe tiếng hèm lớn của bố trong nhà, chúng tôi vội buông tay nhau, rồi tôi trộm hôn nhanh một cái lên má cậu và chạy biến vào trong nhà. Khôi như chẳng sợ bố vợ, cứ đứng ngây ra cười, làm tôi cứ phải nhìn theo.

Ngang qua phòng khách, tôi thấy bố đang ngồi đọc báo, qua định chào vài câu rồi chuồn lên phòng, bố liền hỏi tôi những câu quen thuộc, đi đâu làm gì

- Con lớn rồi, cũng đâu phải hai ba tuổi nữa, bố đừng xét nét tới vậy. Con chỉ ra ngoài cho thoải mái với rửa ít ảnh lúc lên Ba Vì thôi ạ.

- Con đi một mình à?

- Cùng bạn ạ. - Tôi hơi giật mình, có lẽ bố tôi đã biết cậu ấy rồi.



- San... bây giờ chưa phải lúc! - Bố tôi đặt tờ báo xuống, nghiêm giọng lại

Tôi chợt thấy tim mình nhoi nhói, hôm nay tôi không định gây sự với ai cả, nhất là bố tôi. Nhưng tôi không thể kiểm soát được, liền buông lời

- Vậy phải đợi tới lúc li hôn với chồng thì mới được bắt đầu đúng không ạ?

Tôi gào lên. Đó chính là cuộc sống của bố tôi. Bố nói với tôi bố không còn yêu mẹ, sau khi li hôn, cô Nguyệt mới chính là tình yêu mà bố lựa chọn. Vậy không yêu tại sao còn cưới nhau làm gì, còn đẻ ra tôi làm gì, để tôi trở thành gánh nặng của một tình yêu dĩ vãng và rồi bị kẹp giữa cái tình yêu tươi đẹp của bố tôi như này.

- Con còn hỗn....

Sau đó là một cái tát trắng trợn, bố tôi tức đỏ cả mắt, tôi biết chứ, và đây chính là kết cục chẳng có gì mà bất ngờ. Tôi cũng đang cần bị tát một cái cho tỉnh ra, để nhận thức rõ hơn nơi địa ngục mà tôi sống.

- Con cũng chẳng muốn tranh luận gì cả. Mười mấy năm qua con chịu nín nhịn quá đủ rồi. Bố làm ơn, làm ơn hãy nghĩ cho con một chút, còn nếu đã không muốn nghĩ đến con thì hãy coi con là một thứ vô hình đi.

Tôi khó chịu, quệt qua giọt nước mắt rồi chạy vội lên phòng. Tôi ngồi nghĩ một cái gì đó rất lâu, cái điều đó rối tinh rối mù trong đầu tôi, chỉ mang máng rằng, tôi sẽ ra ngoài sống.

Tôi thức tới quá đêm để xếp gọn quần áo vào túi cùng những món đồ khác vào thùng các tông. Sau đó, tôi mới gọi cho Khôi

- Khôi à, tôi ra ngoài sống, trong lúc tìm thuê phòng, cậu cho tôi ở nhờ nhà cậu vài hôm được không?

Khôi im lặng, sau đó nhắn tin cho tôi

San sao thế, cãi nhau với bố à? Cứ bình tĩnh đã.

Bình tĩnh gì chứ. Nếu cậu không đồng ý thì thôi, tôi đến nhờ cái Hương. - Tôi tự nhiên giận lẫy cả Khôi

Thôi được rồi. Giờ thì ngủ đi, có gì mai sẽ nói chuyện.

Tôi vứt điện thoại sang một bên, ngồi suy ngẫm, tự dưng, tôi nhớ mẹ, lại nhấc máy lên gọi nhưng đáp lại chỉ là tiếng tút dài. Chỉ thở dài vài tiếng lấy lệ rồi cúp máy.

Lòng tôi đầy những rối loạn.

Sáng hôm sau, tôi xách hành lí lên, xuống dưới nhà, cô Nguyệt nấu phở bầy ra bàn. Tôi bèn tới ngồi, cô ấy cười với tôi nhưng tôi không đáp lại, chỉ nói với bố tôi đang đọc báo

- Con sẽ ra ngoài ở bố ạ.

Bố tôi dừng lại, bỏ cái kính ra

- Con nói gì cơ? Ra ngoài ở? Ở đâu? Ở nhà này chưa đủ hay sao?

- Đối với bố, đây là nhà, còn con thì không.

Tôi nói rồi đứng dậy. Ra chân cầu thang cầm vali đi. Bố tôi vứt tờ báo, chạy theo kéo tay tôi lại

- Có chuyện gì phải nói cho bố nghe, sao con cư xử như trẻ con thế?

- Sống ở cái nhà này, đã bao giờ con được coi là một người lớn đâu bố. Con muốn tự lập, con muốn sống xa bố một thời gian, để con cảm thấy bình tĩnh một chút bố ạ. Con đi đây.

Tôi bình tĩnh, nói từng lời dứt khoát, cũng không lớn tiếng, tôi không muốn gây chuyện cho bố tôi nữa, và có lẽ bố tôi cũng muốn vậy. Tôi thực sự cần phải xa nơi này, tôi cần làm chính mình, không muốn phải diễn kịch, có thể nói không thích với những người không thích, lắc đầu những cái không cần.

Cả cuộc đời tôi, chỉ khát khao được làm chính mình.

Ngay khi bước chân ra khỏi cổng, tôi đã quay lại nhìn thấy gương mặt bố, không thể diễn tả nữa, hình như có cái gì đó đổ sụp ngay trước mắt bố tôi, đôi mắt ấy nhìn theo hoàn toàn là sự não nề, vô vọng. Nhưng biết sao được, thời gian đã chấm hết rồi.

Ra ngã tư, tôi đã thấy Khôi đứng đó mặc dù không hề hẹn trước, tôi cũng bất ngờ không kém, Khôi đến và đón tôi lên chiếc xe máy của cậu.

Chúng tôi đến nhà Khôi, căn nhà màu trắng nhỏ xinh ấy, tôi vẫn chưa quên, mặc dù mới tới một lần. Khôi chuẩn bị sẵn cho tôi căn phòng, gom hết đồ đạc vào đó. Cậu ấy giúp tôi gập quần áo vào tủ. Còn tôi tranh thủ nấu bữa trưa.



Anh đi nhé - Khôi chào tôi trước khi ra khỏi nhà đến trường học.

Tôi mỉm cười vẫy tay chào. Hình như, chúng tôi ngày càng ít giao tiếp bằng lời nói, hoặc cũng có lẽ, tôi chán việc nói chuyện một mình rồi. Chỉ cần ánh mắt, chúng tôi vẫn hiểu được nhau.

Cứ thế, ngày qua ngày, sáng Khôi đi học, tôi ở nhà nấu cơm, rồi chạy lên quán Cafe của Khôi trông quán, bán hàng, trưa thì đem cơm đến trường cho Khôi. Trường đại học là một nơi tôi không thích nhất, nhưng biết sao được, người tôi yêu đang ở đây. Bước vào, tôi hỏi lớp của Khôi và được các bạn chỉ dẫn, cậu ấy học công nghệ thông tin.

Khôi dẫn tôi xuống canten, bảo tôi không cần phải vất vả mang cơm đến tận trường vì ở đây có cơm trưa nhưng tôi muốn nấu cơm cho cậu ăn mà. Chỉ cần gặp cậu một chút là tôi thấy vui rồi, cứ loanh quanh trong quán nước, nhìn mấy cặp đôi tíu tít trò chuyện mà đôi khi tủi thân kinh khủng.

Giá mà...

Buổi chiều, Khôi đến quán, vừa trông quán, vừa chơi với tôi. Khi nào cậu bận làm chương trình thì tôi ngồi nói chuyện, tập tành mấy công thức nước mới, còn cậu rảnh thì hai chúng tôi lại làm mấy đồ handmade xinh xinh để treo trong quán.

Thời gian đó, quả thực là hạnh phúc, cảm giác như tôi đã là vợ cậu rồi ấy. Thi thoảng cũng có vài cô gái ghé quán một mình, cái chính là để ngắm cậu, nhưng ngắm thì ngắm thôi, vì tôi cũng lẽo đẽo theo cậu mà, thi thoảng còn thơm má cậu để nhắc nhở họ rằng Khôi đã là của Hà San tôi rồi.

Vào cuối tháng mười hai, bố đột nhiên gọi tôi về nhà, bảo mai là chủ nhật, muốn cả nhà cùng ăn bữa cơm, và cũng muốn tôi trở về nhà. Bố xin lỗi vì ngày trước đã can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của tôi và hứa từ giờ, sẽ để tôi thoái mái làm điều mình thích. Tôi đồng ý, dù sao cũng là bố của tôi.

Căn phòng áp mái chào đón tôi trở về. Đám hoa cỏ còn xanh mướt, có lẽ cô Nguyệt đã giúp tôi chăm sóc chúng.

Tối đó, bố nói chuyện với tôi

- San này, ngày mai mình về nhà nội ăn bữa cơm. Con trai cả nhà cô Nguyệt sẽ đến đấy ăn cơm, và có lẽ cậu ấy sẽ sống ở nhà mình còn ạ, căn nhà trước của cô Nguyệt cần bán đi. Con nghĩ sao?

- Từ bao giờ mà con có quyền tham gia mấy chuyện này thế ạ?

- Bố tôn trọng con mà.

- Sao cũng được ạ. Nói chung là có thêm một người cũng chẳng ảnh hưởng gì đến con.

Tôi nói rồi, ăn nốt bát cơm và lên phòng.

Bố dặn tôi mai dậy sớm sang bà làm bữa cơm thịnh soạn để đón anh.

Sáng hôm sau, tôi dậy từ sớm, đến nhà nội, cùng nội ra chợ mua đồ, chẳng lẽ bố dặn rồi lại làm qua loa. Bố và cô Nguyệt đi đón cậu con ấy từ sớm.

Tôi nấu ăn trong bếp, đang dở thì nghe tiếng người về. Đoán chắc là bố tôi, rộn rã cả sân. Tôi chẳng quan tâm, cố chiên nốt thịt gà. Những cũng cảm thấy tò mò, họ về từ nãy mà chẳng nghe thấy tiếng nói chuyện của anh kia đâu. Tôi ló mặt ra thì thấy anh ấy đang ngồi trên ghế uống nước nhưng quay lưng về phía tôi, thấy mỗi chỏm tóc.

Bố tôi tươi cười dót nước, chả biết bố vui đến đâu nhưng tôi cảm thấy chạnh lòn, có chút ghen tỵ. Quay lại bếp, vớt nốt miếng thịt rồi đi ra, gọi mọi người vào ăn cơm.

- Vào ăn cơm đi con! - Bố nói với Anh ấy.

Tôi đứng đó, đợi anh ấy quay ra, và rồi cũng chẳng mất thời gian lâu hơn, cái thìa trên tay tôi rơi keng xuống đất...

... một cách bất chợt và lạnh giá.

Tôi chợt nhận ra, số phận tôi, chưa từng có may mắn, tất thảy từ đầu tới cuối là ông trời đang trêu đùa tôi.

Miệng tôi cứng đờ, chân run rẩy chỉ trực khụy xuống, môi mấp máy được vài chữ chẳng nên câu từ

- K...Kh...ôi!

... trái tim tôi tự nhiên nhói lên, nước mắt không kìm được mà rơi xuống, mím môi thật chặt, cậu ấy ... cũng nhìn tôi đầy bất ngờ.

Mọi người... tất cả họ đều nhìn tôi bất ngờ.

Mắt tôi nhòe đi và chẳng kịp nhìn thấy bất kì thứ gì nữa.

....Liệu tôi nên chạy đi... hay là tiếp tục đóng nốt màn kịch bi hài này?

Hóa ra, chuyện này lại khiến tôi đau đến vậy. Chỉ muốn bật cười cho số phận của mình. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đi Được Bao Xa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook