Danh Viện Công Lược

Chương 22

Bạc Yên

12/11/2020

Editor: Selene Lee

Hứa Lộc đến phòng làm việc của mình tại xưởng, cô treo áo khoác lên giá, đoạn ngồi xuống xem tờ báo mà mình đã dặn đặt mỗi ngày.

Trên đó có một mẩu tin như sau: Cuộc vận động quy mô lớn nổ ra tại Pháp của các du học sinh Trung Quốc phản đối việc chính phủ Pháp cưỡng chiếm đất đai tô giới trong nước, cũng như việc gian lận thuế xuất nhập khẩu hàng hóa. Giới cầm quyền Pháp đã bắt giữ rất nhiều du học sinh yêu nước, dẫn đến sự chú ý mạnh mẽ của dư luận nội tại. Hình như mấy ngày nay báo chỉ nhắc đến chuyện này, còn chỉ ra việc có nhân vật thuộc giới kinh doanh đứng sau cứu trợ những người bỏ trốn.

Ngay cả chính phủ cũng phải chịu nhiều áp lực, đã tuyên bố sẽ cố gắng “giao tiếp” với phía chính phủ Pháp.

Phong trào yêu nước hiện tại đang là “một cơn sốt” mà giới tiên phong chính là công nhân và học sinh. Hứa Lộc thật sự khâm phục nhiệt huyết và tinh thần dám nghĩ, dám làm của họ. Đổi lại là cô, Hứa Lộc không nghĩ mình có nhiều can đảm như thế. Cô cũng không phải người có lý tưởng lớn lao, cô chỉ muốn sống yên ổn qua ngày với gia đình.

So với họ, cô chẳng là gì.

Hứa Lộc lật mặt sau của tờ báo ra, bên trên chính là quảng cáo tuyển diễn viên mới của công ty mà Phùng Thanh nhắc đến. Xem ra con bé không nói dối. Vậy ra Tô Mạn muốn chuyển về sau màn?

Cũng phải. Hiện tại sự cạnh tranh giữa các công ty giải trí rất quyết liệt, bị đào thải là chuyện bình thường, mà nghề minh tinh lại hoàn toàn không thể xem là một kế hoạch lâu dài.

Xưởng trưởng Ngô bưng một bình nước nóng đến cho cô, đoạn lên tiếng: “Cô cả, ông chủ Diêu đến ạ.”

Hứa Lộc vội vã đứng dậy: “Mau mời ông ấy vào.”

Diêu Quang Thắng chỉ xuất hiện với một người thư ký. Sau khi đã ngồi xuống, ông mới nói với Hứa Lộc:

“Tôi không quấy rầy cháu chứ?”

“Sao lại quấy rầy ạ? Bác đừng khách sáo như vậy.”- Hứa Lộc ngồi xuống vị trí đối diện ông, rót một tách trà cho khách.

Diêu Quang Thắng trình bày rõ mục đích của mình: Đơn hàng lần trước ông đặt tại xưởng dệt đã được mang đi tiêu thụ ở phía Bắc, lợi nhuận thu về không tồi. Khác với sự “tân thời” của Thượng Hải, rất nhiều nơi ở phía Bắc vẫn còn ưa chuộng sườn xám và áo dài truyền thống nên tơ lụa và vải bông được ưa chuộng hơn vải phương Tây nhiều. Lần này Diêu Quang Thắng định ra Bắc một chuyến nữa, và ông muốn đặt năm nghìn thước vải ở chỗ Hứa Lộc.

“Tôi đã soạn sẵn hợp đồng rồi. Cháu có thể xem thử, nếu không có vấn đề gì thì chúng ta thành giao.”- Diêu Quang Thắng ra hiệu cho thư ký đặt bản hợp đồng lên bàn trà.

“Năm nghìn thước?”- Xưởng trưởng Ngô nhịn không được mà nhắc lại. Đây là lần đầu ông ký vào một bản hợp đồng lớn như thế, thành ra không khỏi hồi hộp, đến cả tay cũng run lên theo.

Tuy nhiên, sắc mặt của Hứa Lộc lại trầm xuống:

“Bác Diêu, cháu có thể nói chuyện riêng với bác một chút không ạ?”

Diêu Quang Thắng biết cô có chuyện quan trong, bèn nháy mắt với thư ký ngồi cạnh. Anh ta và xưởng trưởng Ngô bèn lui ra ngoài.

Hứa Lộc đứng dậy, khom người cảm tạ thật trịnh trọng rồi mới nói: “Thưa bác, con thật sự rất cảm kích sự trợ giúp của bác đối với nhà máy. Lúc đầu con đi tìm lại những người bạn, những đối tác cũ của cha, cũng chỉ có bác đồng ý trợ giúp, bây giờ bác lại đề nghị hạ bút vào một đơn đặt hàng lớn như thế này. Nhưng xin cho phép con hỏi bác một câu, mong bác sẽ trả lời thật lòng. Bác chọn xưởng dệt vì đánh giá cao thực lực của chúng con, hay là có người đã bày mưu vẽ kế để bác làm theo? Bởi lẽ thị trường còn rất nhiều các công ty lớn để bác chọn, mà trước nay bác cũng chưa hợp tác nhiều với cha con.”

Hiển nhiên Diêu Quang Thắng không ngờ cô sẽ hỏi như thế. Ông chỉ cười thản nhiên: “Tiểu Uyển à. Cháu đã lo nghĩ nhiều rồi. Tuy là tôi và cha cháu có giao tình nhiều năm, nhưng tôi cũng không đồng ý cách kinh doanh của ông ấy. Vì không muốn lỗ vốn nên tôi mới giảm bớt đơn đặt hàng chỗ cha cháu lại. Lúc cháu đến tìm tôi, tôi thật sự muốn giúp cháu. Bản thân tôi cũng dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, tôi hiểu những điều cháu đang trải qua. Đối với tôi, nếu cháu không đủ sức, cùng lắm chỉ là tổn thất nhỏ. Nhưng với cháu, có thể đây sẽ là cơ hội thay đổi cuộc đời cháu mãi mãi. Tôi không hề có mục đích nào khác.”



“Bác Diêu… Bác hiểu lầm ý cháu rồi…”- Hứa Lộc vội vã giải thích. Cô chỉ đoán là Phó Diệu đã xúi giục ông chiếu cố xưởng dệt năm lần bảy lượt…

Xem ra sự thật không phải như thế.

Diêu Quang Thắng khoát tay: “Tôi hiểu. Thiếu ân tình, sau sẽ khó đáp trả. Nhưng sự thật là đa phần các nhà máy dệt hiện tại đều nằm trong tay người nước ngoài, giá vốn lẫn nhân công đều đắt tiền, mà các xí nghiệp trong nước lại còn nhiều thiếu sót về kỹ thuật. Xưởng dệt của cháu cân bằng được vấn đề này, từ khi cháu quản lý thì công việc đã đi vào nề nếp, trật tự. Tôi quyết định ký hợp đồng, hoàn toàn là dựa trên sự cân nhắc quyền lợi. Tôi đã nói đến vậy rồi, cháu đã yên tâm chưa?”

Lúc này Hứa Lộc mới gật đầu, đoạn lại gọi xưởng trưởng vào, để ông ấy thỏa thuận chuyện hợp đồng với Diêu Quang Thắng.

Chỉ cần mối làm ăn này trót lọt, không chừng nhà họ Phùng có thể phất lên, sẽ trở về như trước nhanh thôi. Chỉ cần nghĩ cũng đã thấy hứng khởi!

Chờ Diêu Quang Thắng đi rồi, lúc này xưởng trưởng Ngô mới nói: “Cô cả, tôi muốn bàn với cô chuyện này”

“Bác nói đi ạ.”- Hứa Lộc ngẩng lên nhìn ông ấy.

“Hiện tại công việc của nhà máy đã khởi sắc hơn, không phải chúng ra cần xây thêm xưởng mới và tuyển thêm công nhân để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn sao? Với quy mô hiện tại, sợ là số công nhân của chúng ta không làm việc kịp. Máy móc cũng cần bảo dưỡng và thay mới.”

Hứa Lộc cũng đã cân nhắc chuyện này, song muốn mở rộng, phải có một số tiền lớn.

“Tôi hiểu ý bác, nhưng hiện tại chúng ta không có nhiều phần dư. Tính chuyện đó có phải là hơi gấp không?”

Xưởng trưởng Ngô tiếp tục đề nghị: “Người suy nghĩ một chút. Chúng ta có thể đề nghị Nhật Thăng đầu tư trước cho xưởng không? Bọn họ đã nắm một nửa cổ phần, hẳn sẽ không phản đối chuyện sinh thêm lãi. Tôi nghe nói ngài Phó đã từng nâng đỡ rất nhiều xí nghiệp trong nước, không chừng ngài ấy sẽ đồng ý ý tưởng của chúng ta?”

“Sao bác lại biết chuyện của anh ta?”

“Lúc trước tôi từng đến nghe tọa đàm của hội liên hiệp thương nhân, có quen được vài ông chủ nhỏ, là họ nói với tôi. Không chỉ như thế, mấy năm gần đây ngài Phó còn tài trợ cho rất nhiều học sinh ưu tú có thành tích tốt nhưng gia cảnh nghèo khó được đi du học. Rất nhiều học sinh trong số đó đã quay về đền đáp tổ quốc. Tôi cảm thấy việc làm này của ngài ấy rất đáng khâm phục.”

Hứa Lộc hơi ngẩn ra.

Đường đường là một vị chủ tịch chiếm phần lớn tô giới Pháp làm của riêng, vậy mà anh lại âm thầm nâng đỡ những xí nghiệp quốc doanh chống lại người phương Tây. Khó trách nhiều kẻ có địa vị cao căm ghét Phó Diệc Đình, hẳn cũng bởi vì hành động và địa vị của anh có mâu thuẫn quá lớn.

Nhiều người nhỏ bé nhưng lại có ước mơ lớn, tất cả đều nhờ đôi cánh của anh để tiếp tục quyền ước mơ. Ngay cả cô, hiện cũng đang lạc trong giấc mộng đó.

“Chuyện này tôi cần phải suy nghĩ thêm. Bác cứ đi làm việc trước đi ạ.”

Bận rộn ở xưởng cả ngày, trưa hôm đó Hứa Lộc chỉ ăn vội hai miếng bánh mì lót dạ, thành ra vừa chạng vạng tối bụng cô đã sôi ùng ục. Hứa Lộc ra khỏi xưởng, vừa định gọi xe kéo đưa về nhà thì một chiếc xe hơi đã đỗ lại trước mặt cô: Vương Kim Sinh trong bộ âu phục bước xuống xe, đi đến phía đối diện Hứa Lộc.

“Thư ký Vương?”- Gặp anh ta ở đây, cô cảm thấy vô cùng bất ngờ.

Vương Kim Sinh cúi chào rồi nói: “Tôi đến nhà họ Phùng tìm tiểu thư, gia đình người báo người đang ở đây. Không biết tiểu thư có đanh rảnh không ạ? Có chuyện khẩn cấp cần người giúp đỡ.”

Hứa Lộc gật đầu, Vương Kim Sinh bèn mời cô lên xe rồi mới nói chuyện.



Người lái xe không phải Viên Bảo mà là một tài xế lạ mặt. Vương Kim Sinh bảo anh ta ra ngoài canh chừng, đoạn mới quay sang nói với cô: “Chuyện là như thế này: Chúng tôi có một số tài liệu khẩn cần gửi, nhưng vì nội dung đặc biệt nên mong tiểu thư có thể biên dịch giúp.”

“Chuyện này có khó gì. Không biết anh có mang tài liệu theo không?”

Vương Kim Sinh lắc đầu: “Không thể mang tài liệu đó ra ngoài được, hiện đang ở biệt thự, xin tiểu thư đi với tôi một chuyến.”

Vốn là Hứa Lộc không muốn đi, vì đến đó nghĩa là phải gặp Phó Diệc Đình, mà cô vẫn chưa biết phải đối mặt với anh ta như thế nào.

Dường như Vương Kim Sinh hiểu nỗi băn khoăn của cô, bèn nói: “Hiện Lục gia đang ở Pháp.”

Không hiểu vì sao Hứa Lộc lại cảm thấy thất vọng.

Anh ở đây, cô không biết nên làm gì cho phải. Anh đi rồi, dường như cũng mang theo nơi nào đó trong trái tim cô theo mất. Với tình trạng giao thông lúc bấy giờ, hẳn là phải mất mấy tháng không gặp?

Nghĩ xong, Hứa Lộc lại cười tự giễu.

Anh ở đâu thì có liên quan gì đến cô?

Vương Kim Sinh đưa Hứa Lộc vào thư phòng của Phó Diệc Đình. Anh ta bật đèn, căn phòng trống rỗng. Có lẽ vì chủ nhân đã đi vắng nên nó cũng lạnh lẽo đến lạ. Dường như trong không khí vẫn còn vươn lại mùi thuốc lá nhàn nhạt, bàn ghế sạch sẽ không một hạt bụi.

Vương Kim Sinh bưng một tách hồng trà đến cho Hứa Lộc, đoạn đi đến tủ sách trước mặt, lấy một tập tài liệu ra. Anh ta giao nó cho Hứa Lộc rồi nói: “Chính là cái này. Tiểu thư có thể dịch xong trong tối nay không ạ?”

Hứa Lộc mở ra xem thử. Tổng cộng 3 trang giấy. Cũng không tính là nhiều, bìa trong có in tựa: “Gửi các đồng nghiệp trong hội Ái Quốc tại Nhật.”

– Là nét chữ của Phó Diệc Đình – Tim Hứa Lộc đập thình thịch. Cô khựng lại một chút. Ái Quốc là một tổ chức khổng lồ có phân hội khắp nơi trên thế giới. Tổ chức này hội tụ rất nhiều du học sinh, doanh nhân, nhà khoa học, nhà trí thức, đủ các ngành nghề khác nhau. Bọn họ hướng về tổ quốc, bôn ba tìm một con đường cứu nước đúng đắn, vì nước mà hy sinh. Vì thế lực quá mạnh, lại không chịu ảnh hưởng quản lý của chính phủ nên họ không được thừa nhận. Thậm chí vì mấy lần tổ chức vận động kháng Nhật, kháng ngoại mà nhiều người đã bị liệt vào danh sách truy nã của chính phủ.

Vương Kim Sinh nói: “Đây chính là lý do chúng tôi không thể thuê người biên dịch. Lục gia cũng là một thành viên của hội Ái Quốc, hay đúng hơn là hội trưởng phân hội Thượng Hải.”

Hứa Lộc hít một hơi thật sâu, cảm thấy lạnh hẳn. Lúc này đầu cô lại hiện lên chuyện cũ tại nhà hát Lớn, cũng không hỏi nhiều nữa mà mượn từ điển rồi cố gắng biên dịch thật nghiêm túc.

Từng nét chữ ngay ngắn trên giấy như có lực, lại như muốn vạch trần một góc thế giới của Phó Diệc Đình cho cô chiêm ngưỡng: Anh kêu gọi những người yêu nước trong hội giúp đỡ dẫn độ những du học sinh bị chính phủ Pháp bắt giữ. Anh cũng nêu lên sự anh dũng, gan dạ của những du học sinh này, khẳng định họ là tương lai, là hy vọng của tổ quốc. Anh mong mọi người có thể giải cứu họ, bằng tất cả sức lực, không tiếc bản thân mình.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.”

(Sel: Đây là một câu hay nên mình không dịch. Đại ý là “Hưng thịnh của tổ quốc, người bình thường cũng phải gánh vác trách nhiệm.”)

Hứa Lộc đã từng nghĩ, những chuyện này cách cô xa lắm… Vậy mà khi đọc được những dòng chữ này, dường như có ai đó vừa đốt lên một ngọn lửa từ tận cõi lòng nguội lạnh của cô, mạnh mẽ đến mức từng giọt máu trong thân thể cô đều sôi sục như muốn bùng cháy! Ngôn từ mộc mạc nhưng lại chứa đựng sự chân thành, tha thiết. Một người đến từ hiện đại như cô, sao có thể hiểu hết nỗi đau của những người canh cánh mối thù mất nước, sao có thể lĩnh hội ánh sáng đã đưa những từng lớp, từng lớp người đứng lên trước sự gục ngã của lớp người trước mà tiếp tục cho lý tưởng?

Nhưng giờ đây, dường như cô đã hiểu… Ngay cả một người bình thường, nhỏ bé, họ cũng muốn cống hiến hết toàn bộ khả năng và sức lực của mình cho non sông. Cuối cùng, rồi một ngày kia, những ngọn lửa nhỏ sẽ bùng lên thành lửa thiêng hừng hực, thắp sáng tổ quốc.

Một thời đại anh hùng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Danh Viện Công Lược

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook