Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 1 - Chương 29: Khó Chịu

Ngọ Hậu Phương Tình

25/03/2013

Trên đường trở về, bà nội không kìm nổi, hỏi Thạch Kiên:

- Cháu ngoan, những điều ngươi nói là thực ?

Bà thầm lo lắng, những lời nói của Thạch Kiên hôm nay ở Tôn gia vô cùng rung động, có thể khiến đại Tống tăng sản lượng lương thực cả trăm, thậm chí cả ngàn triệu cân ? Còn những đại lục kia ?

Thạch Kiên nói:

- Bà nội, người cứ yên tâm, nếu không nắm chắc cháu sẽ không để Giang huynh mạo hiểm như vậy.

Bà nội vẫn lo lắng, hỏi:

- Phụ thân ngươi thực có người bằng hữu thần kỳ như vậy ? Sao bà không biết ?

- Bà nội, đó là một thương nhân, phụ thân nào để hắn vào mắt, vì vậy đương nhiên phụ thân không nhắc tới hắn. Tuy nhiên, phụ thân đại nhân cũng không thông minh như cháu….nghe người kia nói chỉ cười đùa, nhưng cháu thì khác, cháu từ đó mà phân tích ra rất nhiều truyện.

Bà nội giơ tay, gõ vào đầu hắn:

- Lá gan của ngươi thật không nhỏ, dám nói phụ thân ngươi không thông minh bằng ngươi !

Bà nội nói, giọng đầy kiêu ngạo, cũng có chút buồn bực. Kiêu ngạo vì bà có một đứa cháu kiệt xuất, buồn bực vì đứa con bà cố mấy cũng không bằng một phần của đứa cháu nhỏ này, thậm chí nó càng lúc càng thần kỳ, chẳng lẽ nó thật sự là Văn Khúc Tinh hạ phàm ?

Về tới nhà, Hồng Diên nghe mọi việc xảy ra ở Tôn gia xong, khuôn mặt nàng thay đổi liên tục, nàng thầm tiếc nuối không thôi, sao tự dưng nàng lại ở nhà, không được chứng kiến sự tình ngoạn mục như vậy.

Thạch Kiên thấy vậy nghĩ thầm, mấy tháng qua nàng cai quản việc nhà, vô cùng vất vả, có thể nói công lao nàng rất lớn. Vì thế hắn nói:

- Tiểu Hồng Diên, không cần nhăn nhó như vậy, ta làm cho ngươi một bài thơ.

Hồng Diên thấy hắn gọi nàng là Tiểu Hồng Diên, nàng càng bực bội, nhưng nghe hết câu nàng lại vui vẻ nhảy nhót. Được thiếu gia viết thơ từ cho, cái này ngay cả tri huyện còn chưa có vinh dự.

Thạch Kiên lấy giấy viết:

Điệp Luyến Hoa

Đình viện thâm thâm thâm kỷ hử ?

Dương liễu đồi yên,

Liêm mạc vô trùng số,

Ngọc lặc điêu an du trị xứ,

Lâu cao bất kiến Chương Đài lộ.

Vũ hoành phong cuồng tam nguyệt mộ,

Môn yểm hoàng hôn,

Vô kế lưu xuân trú.

Lệ nhãn vấn hoa, hoa bất ngữ ,

Loạn hồng phi quá thu thiên khứ.

(Dịch thơ: Đình viện sâu sâu sâu biết mấy,

Liễu hồng áng khói,

Trướng rèm không đếm nổi.

Hàm ngọc yên vàng như trẩy hội,

Lầu cao khiến Chương đài khuất lối.



Tháng cuối xuân rồi mưa gió gội.

Cửa khép hoàng hôn,

Cách chi lưu xuân nổi.

Mắt ướt hỏi hoa hoa chẳng nói

Tơi bời hoa rụng hơn thu tới.)

Hồng Diên vốn cũng đọc một ít sách vở, lại thỉnh thoảng được Thạch Kiên chỉ bảo, hơn nữa cũng tự tay chép toàn bộ Tây Du Hiếu Ký nên trình độ thưởng thức văn học cũng đã được nâng cao. Sau khi Thạch Kiên viết xong, nàng bật thốt: “Thật hay”

Lục Ngạc lúc này cũng đã quen với Thạch gia, nàng nhìn Thạch Kiên, đôi mắt tràn ngập thâm tình.

Thạch Kiên lắc đầu:

- Ngươi cũng đừng dùng ánh mắt này nhìn ta, ta cũng sẽ viết cho ngươi một bài thơ.

Hắn lại viết ra một bài thơ của Tần Du:

Thước Kiều Tiên

Tiêm vân lộng xảo,

Phi tinh truyền hận,

Ngân Hán điều điều ám độ.

Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng ,

Tiện thắng khước nhân gian vô số.

Nhu tình tự thuỷ,

Giai kỳ như mộng,

Nhẫn cố thước kiều quy lộ!

Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,

Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ ?

(Dịch thơ:

Mây viền khoe đẹp,

Sao bay đưa hận,

Thầm qua sông Ngân vời vợi.

Gió vàng, móc ngọc một gặp nhau,

Hơn biết mấy người đời gần gụi.

Tình mềm tựa nước,

Hẹn đẹp như mơ,

Cầu Thước nhìn về ngại nỗi.

Hai tình ví phỏng mãi lâu dài,



Đâu cứ phải mai mai tối tối.)

Lục Ngạc đọc tới câu cuối cùng, tất cả mọi người đều bị mê hoặc, nàng thấp giọng:

- Thiếu gia, sau này nô tì nhất định sẽ phải chết trước người.

Thạch Kiên ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao ?

- Nếu không nô tì sẽ luôn nhớ thiếu gia, nô tì sẽ thương tâm, sẽ khó chịu, so với rơi xuống mười tám tầng địa ngục còn khó chịu hơn.

Thạch Kiên ban đầu ngạc nhiên, sau đó cười lớn. Hắn quả thực đã xem nhẹ người nhà Tống rồi. Hai bài thơ này sau này lan truyền cũng khiến vô số thiếu nữ đại Tống si mê, ngây ngất. Thậm chí khi cha mẹ bắt phải xuất giá, không ít nàng không chịu, muốn tình nguyện tới Thạch gia làm nô tì chứ không muốn lập gia đình, nếu không nghĩ tới Hoàng đế, phỏng chừng cánh cửa nhà hắn sẽ bị những người tới cầu hôn đạp bằng.

Sau khi từ Tôn gia trở về, Thạch Kiên lại đóng cửa đọc sách, luyện thư pháp. Nhưng ngoài cửa nhà hắn lại ngày càng đông, tất cả mọi người lúc này đã nghe được câu truyện ở Tôn gia. Nhưng dù sốt ruột muốn làm giàu, họ cũng không dám quấy rầy Thạch Kiên, cũng có người nhìn thấy sinh cơ, vì thế gần Thạch gia bắt đầu mọc lên những quán trà, và quán ăn. Thạch Kiên thỉnh thoảng nhìn ra cửa, lắc đầu cười khổ, ngoài cổng Thạch gia lúc này quả thực như đang trẩy hội vậy.

Hạ tuần tháng chín, đạo thánh chỉ thứ ba cũng đã tới. Tống Chân Tông đặc biệt ban thưởng cho Thạch Kiên thân phận tiến sĩ, lúc này thăng lên quan tứ phẩm, danh hiệu Long Đồ Các

Một tiểu hài tử tám tuổi được thăng lên quan tứ phẩm, trở thành sĩ phu trong triều, mọi người ở cổng đều há mồm, ngốc trệ, nhưng nghĩ lại nếu con rể Tôn gia lần này thành công, đại Tống hàng năm thu hoạch được thêm trăm triệu cân lương thực, chức quan này hắn tuyệt đối vô cùng xứng đáng.

Nhưng Thạch Kiên lần này vẫn cự tuyệt, hắn nói:

- Chức quan quá lớn, tiểu tử quá nhỏ, học không sâu, tư cách chưa đủ. Hơn nữa tiểu tử còn phải chờ Giang huynh trở về từ tân đại lục. Việc này so với chức vị còn quan trọng hơn.

Thiếu niên này tính cách cao ngạo, không màng danh lợi, khuyên bảo cách mấy cũng không được. Tuy nhiên Tống Chân Tông cũng đã có chuẩn bị, cho thái giám mang theo một bức họa, muốn Thạch Kiên xem.

Mọi người đang tụ tập xem bên ngoài thầm nghĩ, thật không ngờ Hoàng đế lại sủng ái Thạch Kiên như vậy.

Bức tranh đã giao xong, thái giám vẫn lưu luyến chưa đi. Thạch Kiên bật cười:

- Có phải muốn tiểu tử vì Thánh Thượng làm một bài thơ ?

Thái giám kia nói:

- Thạch tướng công, không dám phiền ngài hao tâm tổn sức, khi đi ngang qua Hòa Châu, ta nghe có người đọc hai bài thơ mới của ngài, cảm thấy rất hay, Thạch tướng công có thể viết lại cho ta hai bài thơ đó không ?

Thạch Kiên thầm nghĩ, điều này có thể thông cảm, tất cả những bài thơ mà hắn viết trước đây đều cứng rắn, hùng tráng, hợp với những người như tiên đế, sống trên lưng ngựa. Nhưng Tống Chân Tông lại sống ở thời thái bình, bản thân không thích chiến tranh, vì thế hai bài thơ kia nếu thích cũng không sai vậy. Đặc biệt trong hai bài thơ vừa rồi, bài thơ Thước Kiều Tiên của Tần Du quả thực rất sâu sắc, còn mang theo một chút hương khí quý phái, rất thích hợp với Tống Chân Tông.

Thạch Kiên chắp tay nói:

- Công công có lệnh, tiểu tử không dám không theo.

Cảnh này khiến vị công công bắt đầu phát sinh hảo cảm với Thạch Kiên, hắn có khí phách của Khấu đại nhân nhưng thái độ lại hiền hòa, không phải lúc nào cũng hếch mũi lên trời như vị Khấu đại nhân kia.

Thạch Kiên lần này chép thơ sử dụng thư pháp Đổng Xương, đây là một loại thư pháp tổng hợp phong cách ba nhà, Đường, Tống, Nguyên, hợp lại thành một, thư pháp phóng khoáng, linh hoạt, kỳ ảo, tao nhã. Bút họa tú dật, bình thản, mang theo chút hơi hướng cổ xưa. Nét bút đầy đặn, tràn ngập chính khí, đôi nét vẩy nhạt, đôi nét chấm đậm, kết cấu rõ ràng, khoa học, lực cổ tay sử dụng vô cùng chuẩn xác, vô cùng kỳ diệu.

Thư pháp Đổng Xương này có thể nói là tập hợp của “Lục Thể” và “Bát Pháp”, dưới ngòi bút của Thạch Kiên, từng nét từng nét vô cùng tinh diệu.

Tuy rằng trong lịch sử, Đổng Kỳ Xương, người sáng tạo loại thư pháp này đối nhân xử thế rất kém, nhưng thư pháp của hắn là đệ nhất thời Minh. Trong khoảng thời gian vừa qua, Thạch Kiên cũng dùng loại thư pháp này để viết Tự Trị Thông Gián. Hiện tại, thư pháp này Thạch Kiên viết vẫn chưa thể so sánh với Đổng Kỳ Xương, nhưng cũng đủ để khiến cho vị công công kia và Đào tri huyện say mê không rời mắt.

Chỉ có điều, Tống Chân Tông khi nhìn vào thư pháp này, lão bị thu hút, ngắm nghía từ sáng đến tối, rồi lẩm bẩm:

- Đứa nhỏ này, không tới gặp trẫm, lại dùng những thứ tốt như vậy câu dẫn, không phải muốn trẫm càng khó chịu hơn sao ?

Lưu Nga nghe xong cười lớn:

- Chỉ có tiểu nha đầu Lục Ngạc kia là có phúc….

Vị công công kia thấy Hoàng đế thích thú, Hoàng hậu cũng vui vẻ, hắn nói thêm:

- Không chỉ như vậy, tiểu thần đồng tài hoa hơn người, dung mạo cũng ngày càng đẹp…

Nói xong hắn lấy bức họa ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook