Cuộc Sống Bình Dị

Chương 16

Junne

26/09/2017

Mất khoảng gần chục ngày mới làm xong việc đồng áng, sau đó cha và Thanh Sơn thúc, Thanh Mộc ca lại vội vàng đi săn kiếm thêm thu nhập, chỉ khác thêm ở chỗ lần này có A Thành ca đi theo. Chẳng biết lý do vì sao mấy nay ca ấy hay đi theo Thanh Mộc ca hỏi han đủ thứ về đi săn, chắc cũng muốn tranh thủ kiếm thêm ít tiền để dành cưới vợ ha ha.

Năm nay An Nhi tỷ đã bước sang tuổi mười bốn, vậy là chỉ còn một năm nữa là tỷ ấy sẽ thành gái trưởng thành, có thể bàn chuyện cưới gã rồi. Khoảng thời gian này gia đình khấm khá, ăn uống đầy đủ nên An Nhi tỷ mập ra không ít, da trắng, mắt to, môi hồng hồng nhìn xinh xắn vô cùng. Còn Diệu Nhi cũng cao và mập lên không ít, hết thời gầy nhom và làn da thì vàng vọt xanh xao rồi. Đúng là có ăn đầy đủ cái là thay đổi thành một người hoàn toàn khác ngay.

Mấy đứa choai choai trong thôn rủ nhau lên bìa rừng hái sim chín, mùa này đúng là mùa sim đang chín rộ. Đứa nào cũng ăn miệng đen thui nhưng vẫn cười toe toét. Diệu NHi dắt tay tiểu Sơn và thêm cái đuôi Thanh Lãng đi theo bọn chúng hái sim. Cô mang theo một cái gùi nhỏ, nhặt hết sim chín rụng bỏ vào mang về rửa sạch làm trái cây cho mọi người tráng miệng sau bữa cơm.

Bọn nhỏ nông thôn làm gì có nhiều trò chơi như ở hiện đại nên toàn tự nghĩ ra các trò khác nhau để chơi thôi, may mà có Diệu Nhi ở đây nên cô chỉ cho chúng chơi trò năm mười. Cứ đứa thua là nhắm mắt đếm, còn những đứa còn lại chạy đi tìm chỗ trốn, có nhiều đứa còn nằm sải lai trong bụi cỏ hoặc leo tít lên tận trên cây cao, có đứa nhảy xuống mương thoát nước luôn. Vừa dơ, vừa bẩn hết quần áo nhưng chẳng có ai quan tâm, chơi hết mình, cười toe toét.

Đến gần trưa, Diệu Nhi nhờ mấy đứa lớn hơn gom dùm cô một ít củi và cô sẽ trả công một cái bánh hành và trứng áp chảo, còn bản thân cô thì tranh thủ hái ít rau dại, hôm nay thu hoạch không tệ còn tìm thêm được cả rau càng cua. Rau này mà về làm gỏi với tai heo luộc thì rất tuyệt.

Diệu Nhi bê rổ rau cùng tiểu Sơn đi về nhà, phía sau đi theo là mấy đứa nhóc ôm bó củi cho Diệu Nhi. Về đến nhà, Diệu Nhi chỉ cho mấy nhóc mang củi vào trong bếp, còn cô thì đi vào mở lồng ra lấy mấy cái bánh mang ra trả công như đã hứa. Tụi nhóc nhận bánh ăn ngấu nghiến, vừa ăn vừa khen:

"Ngon quá!"

Diệu Nhi cười nói: "Lần sau mọi người giúp ta nữa ta sẽ cho bánh ăn tiếp."

"Được! Được." Cả bọn đồng thanh đáp. Chúng đều là con nhà nghèo, mỗi bữa chỉ ăn cháo loãng với rau dại, hiếm lắm mới được một bữa trứng gà rán vàng ruộm nên đối với chúng thứ bánh này là mỹ vị nhân gian rồi.

Ăn xong mấy đứa nhóc tản ra, ai về nhà nấy, Diệu Nhi dẫn tiểu Sơn đi rửa tay rửa mặt rồi cho thằng bé tự chơi, cô đi vào bếp lấy rau ra giếng rửa cho sạch. Tiếp đó lại ra ngoài vườn hái một ít cà chua để làm canh cà chua trứng, hái thêm một ít ngọn khoai lang xào tỏi. An Nhi tỷ đã nấu xong cơm trắng, còn việc của Diệu Nhi là làm gỏi. Vì không có sẵn tai heo nên Diệu Nhi lấy một miếng thịt khô mang ra ngâm, sau đó lại luộc chín rồi thái lát mỏng, rau càng cua rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào trong một chậu nhỏ, cho thịt heo luộc vào, tiếp đó là cho nước sốt chua cay lên trên và trộn đều tay. Nước sốt gồm có muối, đường, một ít giấm, nước cốt chanh, ớt và một ít gừng.

Làm xong gỏi, Diệu Nhi nhanh tay nấu canh trứng, xào rau lang với tỏi. Sau đó tầm nửa canh giờ, cha nương và A Thành ca về, cả nhà quây quần ăn cơm vui vẻ.

Ăn xong, nghỉ trưa một lát, đến chiều Diệu Nhi bảo A Thành ca làm mấy cái vợt để bắt tôm, cô tính làm tôm khô để dành ăn dần, rồi thử mang lên trấn xem có bán được hay không.

Cả buổi chiều hai huynh muội bận rộn còn có thêm sự trợ giúp của cha nữa cũng vớt được một thùng tôm còn khuyến mãi thêm rất nhiều cá, cua và ốc. Mọi người bận rộn cả ngày nên tối đó Diệu Nhi chiêu đãi cả nhà tôm lăn bột mì chiên và canh cua.

Sau khi ăn xong, tiểu Sơn lo học bài, A Thành ca thì luyện chữ, nương với An NHi tỷ thêu thùa, Diệu NHi ngồi chép sách, có mỗi mình cha không biết làm gì sau khi ước xong một ấm trà hoa cúc thì mang đồ nghề ra sửa mấy cái chân ghế trong nhà. Sau đó đến tầm gần mười giờ mọi người đi nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, nương và cha giúp Diệu Nhi rửa tôm cho sạch, một thùng này Diệu Nhi ước chừng cũng phải được mười cân. Sau khi làm sạch tôm thì sẽ ướp với muối tinh, mười cân thì tầm ba muỗng muối là đủ và thêm một muỗng đường, để tầm hai khắc cho ngấm gia vị. Trong khi chờ đợi, An Nhi tỷ nhóm bếp đun một nồi nước, chờ nước sôi thì cho tôm vào trần qua tầm 1 phút (tôm đổi màu đỏ và cong lại là được), vớt tôm ra rổ, để ráo nước.

Bóc vỏ và đầu tôm, rút chỉ sống lưng tôm, bỏ cái phần phân tôm đi, giữ lại đầu riêng ra, sau đó rửa sạch đầu tôm, cho vào cối nhuyễn, lọc lấy nước tôm, nước này nấu canh gì cũng ngon, ngọt lừ và bổ dưỡng. Diệu Nhi tính để hôm nay nấu canh, còn dư thì mang qua cho mấy nhà hàng xóm mỗi nhà một ít vì thứ này cũng không để lâu được. Sau khi tôm đã bóc vỏ, Diệu Nhi hướng dẫn nương xếp lên cái mẹt to và đem phơi khoảng bốn đến năm nắng là có tôm khô ngon để ăn rồi. Trong khi phơi cô cũng rất cẩn thận trông coi để còn đảo tôm, lật tôm liên tục cho tôm khô đều, rồi canh ruồi muỗi nữa.

Sau mấy ngày thấy thân tôm cong lại, Diệu Nhi cắn thử một con nhai thấy dai dai, ngọt ngọt thì cảm thấy rất vui vẻ. Vậy là mẻ tôm khô đầu tiên cô làm cũng hoàn thành rồi. Tuy mùi vị và màu sắc chưa đúng lắm nhưng cũng không sao, vì cô chỉ là dân nghiệp dư mà, hơn nữa trên trong thời đại này người làm được tôm khô này chỉ có cô thôi. Cho nên đẹp hay xấu do cô quyết định a.

Diệu Nhi lấy mấy cái bình, rửa sạch phơi khô rồi cho tôm vào đậy kín để dành ăn. Cha lấy mấy hũ nhỏ mang qua cho trưởng thôn và nhà Thanh Sơn thúc với nhà Phan thẩm. Còn một hũ to thì để cho nhà ăn. Biết được nương sắp đi lên trấn nữa nên Diệu Nhi có lấy một ít tôm khô dặn dò cha và A Thành ca mang lên tửu lâu và các cửa hàng đồ khô chào giá. Cô cảm thấy A Thành ca khá lanh lẹ có tiềm năng buôn bán nên tập cho huynh ấy quen dần. Sau này nếu làm tốt sẽ có công việc mưu sinh khấm khá hơn.

Chờ mãi đến tận trưa mới thấy mọi người về, Diệu Nhi hồ hởi chạy ra mang đồ vào nhà, vừa làm vừa lén lút hỏi A Thành ca:

"Việc muội giao thế nào rồi?"

"Huynh cùng cha có vào mấy tửu lâu giới thiệu, có hai tửu lâu nhận giữ lại một ít dùng thử, nếu được thì sẽ mua tôm khô nhà chúng ta dài hạn, còn mấy quán bán đồ khô thì có một quán đồng ý mua của chúng ta mười cân bán thử."



"Vậy thì tốt rồi, chỗ tửu lâu cũ chúng ta bán măng khô thì sao?"

"À, họ cũng mua năm cân." A Thành ca vừa lau mồ hôi vừa trả lời. "Giá cả thì ấn theo lời muội nói, một trăm văn một cân. Mới đầu họ cũng kỳ kèo giá dữ lắm, may mà ta có nâng giá lên là một trăm mười văn, trả xuống nữa thì vừa vặn. Ha ha!"

Diệu Nhi nghe vậy bật cười, nhón người vỗ vỗ vào vai A Thành ca khích lệ:

"Huynh có tiềm chất làm con buôn đấy. Cố lên!"

"Ha ha!"

A Thành ca ngốc nghếch gãi đầu cười.

Mấy ngày sau đó cả nhà Diệu Nhi tập trung làm tôm khô, số lượng cần giao là mười lăm cân cơ mà, cần rất rất nhiều tôm tươi mới đủ a. Công việc khá bận nên cha không đi săn nữa ở nhà đi vớt tôm với A Thành ca, còn nương thì luộc tôm, mấy tỷ muội Diệu Nhi bóc vỏ, trông chừng tôm phơi để trở mặt, xua côn trùng.

Mất gần hai mươi ngày mới làm xong mười lăm cân tôm mang đi giao, đến lúc nương cầm bọc tiền ngồi đếm mà cả nhà vẫn cứ lâng lâng như đang mơ, không ngờ lại có thêm cách kiếm tiền rồi. Mười lăm cân tôm thu được một ngàn năm trăm văn tiền, trừ đi chút chi phí muối cùng đường thì lời khá nhiều a.

Hôm nay Diệu Nhi đang ngồi bóc vỏ mẻ tôm mới thì Cao Vân tỷ đến.

"Cao Vân tỷ, tỷ tới tìm An Nhi tỷ hả?"

"Đúng vậy. An Nhi đâu rồi?"

"Tỷ ấy đang trong bếp, tỷ vào đi."

"Ừ. Mà muội đang làm gì thế?"

"À, muội bóc vỏ tôm để làm tôm khô. Thứ mà bữa trước cha mang qua cho nhà tỷ đó."

Cao Vân tỷ à một tiếng rồi lại đứng im nhìn Diệu NHi làm, mãi một lúc sau mới ngại ngùng hỏi:

"Diệu Nhi muội muội này?"

"Sao tỷ?"

"Thứ này nhà muội làm bán phải không?" Thấy Diệu NHi ngước lên nhìn bản thân, Cao Vân lúng túng nói, "Ta cũng không có ý gì, chỉ là ta cũng có thể đi bắt tôm không biết nhà muội có muốn mua không?"

Diệu Nhi đột nhiên cảm thấy làm như vậy cũng tốt a, hiện tại tôm khô các tửu lâu và cửa hàng buôn bán đặt mình nhà cô bắt không xuể nên nếu có thể mua từ người khác như vậy cũng rất tiện a. Nghĩ như vậy nên Diệu Nhi vui vẻ đáp:

"Được chứ. Tỷ bắt đi, muội sẽ mua với giá sáu văn một cân."



"Thật sao?" Cao Vân mừng rỡ hỏi lại.

"Đúng vậy. Muội cần mua số lượng lớn lên tỷ cứ thoải mái mà bắt không lo dư đâu."

"Được. Vậy ta về chuẩn bị đi bắt tôm đây."

"Ủa, tỷ không vào chơi chút hay sao?"

"Thôi để bữa khác nhen."

Chờ Cao Vân tỷ đi rồi, làm xong mớ tôm này, Diệu Nhi rửa tay chân chạy sang nhà Thanh Mộc.Có cách kiếm tiền cô không ngại chia sẻ cho nhà hắn một chút, dù sao hắn cũng giúp đỡ cô rất nhiều a.

Ra mở cửa là Ngô thẩm, thấy Diệu Nhi, bà ngạc nhiên hỏi:

"Ủa Diệu NHi, con qua tìm Thanh Mộc à?"

"Vâng, Thanh Mộc ca có nhà không ạ?"

"Có đấy, nó đang giúp thẩm sửa mấy cái rổ phía sau nhà đấy, con vào đi."

Diệu Nhi theo Ngô thẩm đi vào bên trong nhà, từ xa đã thấy bóng dáng Thanh Mộc ngồi xổm đan rổ tre. Nghe tiếng bước chân hắn ngoảnh đầu nhìn, thấy là Diệu Nhi liền đứng dậy cười nói:

"Diệu Nhi, muội tìm ta à?"

"Đúng vậy!" Diệu Nhi cười đáp, "Có chuyện giúp huynh kiếm tiền này."

"Là chuyện gì a?"

"Nhà muội làm tôm khô bán nên cần số lượng nhiều, vì vậy huynh xem huynh và Thanh Sơn thúc có thời gian thì đi bắt tôm về bán cho muội, giá sáu văn tiền một cân tôm tươi."

Thanh Mộc nghe xong, ngạc nhiên hỏi:

"Giá cao vậy sao? Nhà muội mua vậy bán có lời không đó." Ở chợ bán ba bốn văn mà cũng không có có mua đó.

"Huynh đừng lo, muội có tính toán hết rồi. Muội chỉ sang nói với huynh một tiếng cho huynh biết. Bây giờ đang là thời gian rảnh tranh thủ một buổi sáng huynh thừa sức kiếm mấy chục văn tiền đó."

Thanh Mộc chiều mến nhìn cô cười đáp: "Được, đến lúc đó có con cá nào to ta sẽ bắt cho muội."

"Ha ha, tất nhiên là được. Có lươn càng tốt, bắt được mang về muội nấu món ngon cho huynh một phần."

Sau khi từ nhà Thanh Mộc về, Ngô thẩm còn cho Diệu Nhi mớ rau cả bà nhỏ được trên núi, một ít nấm và mấy quả trứng chim nhỏ Thanh Sơn thúc nhặt được. Diệu Nhi từ chối mãi nhưng không được, cuối cùng cô đành nhận. Cô biết NGô thẩm đây là muốn cảm ơn cô giúp gia đình họ thêm cách kiếm tiền. Người dân nơi này vô cùng chất phát a, cô mới giúp họ có một chút họ đã vô cùng mang ơn rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Cuộc Sống Bình Dị

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook