Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa

Chương 24: LẠC

Nhiều tác giả

23/03/2016

Mẹ tôi có ngoại hình bình thường, mặc dù tôi cho rằng mẹ đẹp như hoa mai cuối xuân.

Mẹ cũng là một người tuyệt vời hạng nhất, nấu ăn ngon, một mình chăm lo cho hai bố con tôi, chiều tôi và bố tới mức quần áo tận tay cơm đưa tận miệng.

Mẹ là người phụ nữ của sự nghiệp, giỏi việc quan trường. Hơn ba mươi tuổi mẹ theo bố tôi rời xa quê hương hàng nghìn dặm, từ cực Nam tới cực Bắc, từ bỏ tất cả, làm lại từ đầu, kết quả khi về hưu vẫn cao hơn bố tôi hai bậc. Về tỉnh hội họp, mẹ tôi dẫn đầu đội, bố tôi theo sau, ở bên ngoài bố phải gọi mẹ là “chủ nhiệm Trịnh”.

Nhưng thứ khiến mẹ đắc ý nhất là giọng hát hay của mình. Giọng hát của mẹ rất hay, trí nhớ cũng tốt, bài hát khó đến mấy mẹ nghe một lần là thuộc, tự mình chép nhạc và bản gốc không khác nhau chút nào.

Ngày bé mẹ đã từng thi đỗ trung học thuộc học viện âm nhạc, nhưng ông nội ngăn không cho đi. Khi nói tới chuyện này mẹ chẳng hề có chút tiếc nuối mà còn rất vui vẻ vô tư.

Vì thế mẹ tưởng tôi cũng giống mẹ.

ở tầm tuổi này đại để tôi cũng học được mấy món tài nghệ từ hồi còn nhỏ. Một tuần ngồi sau xe của bố mẹ vài buổi, mặt mày cau có như có thâm thù đại hận khi bị kéo vào cửa cung văn hóa thiếu nhi hoặc lớp tài năng.

Những đứa trẻ cùng lớp với tôi ngày ấy bây giờ có vài người nổi tiếng rồi. có người ở lại trường học viện âm nhạc, có người làm ca sĩ nổi tiếng, đã có vài live show. Có cô gái lập nghiệp ở Ấn Độ, phục nguyên âm nhạc Phật giáo, muốn gặp cô ấy, trừ phi đợi đến Tết sang nhà cô ấy chúc Tết, nếu không chỉ có thể xem trên tạp chí trên máy bay thôi.

Còn tôi, về chuyện tài nghệ cả đời này có thể vô cùng tự hào mà nói, học được ngũ tinh, cái gì cũng bình thường, loại nào cũng cẩu thả.

Đầu tiên là học hát, vấn đề không còn nằm ở chỗ tôi hát đúng nhạc hay không, mà là tôi và giai điệu không tìm nổi nhau.

Mẹ tôi cảm thấy như thế này không được, tuyệt đối không được, thế là bà đưa tôi đi học đàn phong cầm, mẹ ở bên. Kết cục là, bây giờ mỗi ngày mẹ đều ở nhà chơi một khúc đàn, vừa kéo vừa hát, còn tôi đã không nhớ rõ năm dòng kẻ rốt cuộc là cái gì nữa.

Nhưng tôi cũng không vấp phải khó khăn khổ cực gì trong chuyện này.

Mặc dù mẹ rất tích cực cho tôi đi học cái này cái kia, nhưng mẹ chưa bao giờ xách tai tôi nói: “Con bé này nếu con không học được khúc nhạc này thì tối nay đừng ăn cơm!”.



Khi tôi học đàn, tuổi tác và cân nặng đều rất nhỏ, chỉ cao gấp đôi chiếc đàn phong cầm. Nhưng mẹ không bao giờ cầm hộ tôi thứ gì, mẹ chấp nhận làm cho tôi một chiếc xe kéo, để tôi kéo chiếc đàn phong cầm như con khỉ kéo cái túi.

Đồ vật của mình tự cầm lấy. Mẹ đã dạy tôi đơn giản như thế.

Mẹ đẩy xe, tôi kéo đàn, một lớn một bé bước vào cung thiếu nhi.

Tôi học chừng được một năm, giáo viên dạy tôi nói thẳng với mẹ, chị có năng khiếu hơn con gái chị nhiều, hay là tôi dạy chị?

Sau đó tôi liếc nhìn mẹ, khi ấy tôi vẫn chưa có kiểu trợn mắt như cá chết khiến người ta khó ưa như bây giờ, ánh mắt vẫn còn chút đáng yêu. Thế là mẹ cũng liếc nhìn tôi, nghĩ một hồi, sau đó nói với giáo viên, không học được thì thôi vậy.

Cả quá trình học đàn của tôi, mẹ chỉ dặn dò một câu như vậy.

ừ... không học được thì thôi vậy. Kết quả đương nhiên là tôi không học được cái gì.

Vào hôm tôi quyết định không học nữa, mẹ vỗ đầu tôi, nói, vẫn không kéo được khúc nhạc nào à?

Tôi nói, vâng, không kéo được. mẹ gật đầu nói. Vậy biết nghe chứ? Tôi nói biết, biết phân biệt hay dở.

Khi ấy mẹ đi xe đạp kiểu nam, tôi ngồi trên thân xe phía trên, đằng sau là thùng đàn phong cầm của tôi. Lúc ấy là mùa đông, cứ mở miệng là gió thổi xộc vào. Tôi rụt đầu co vai lại, mẹ ôm chặt tôi vào lòng, cả người tôi chỉ có phần lưng là ấm. Thực ra tôi rất hối hận, tôi cảm thấy mẹ gửi gắm giấc mơ chưa tròn lên vai tôi, nếu tôi không hoàn thành, mẹ cũng không nói gì, nhưng sẽ buồn. Sau này lớn lên, tôi mới phát hiện ra khi ấy suy nghĩ của mình thật vô căn cứ: Người phụ nữ như mẹ làm gì có chuyện gửi gắm giấc mơ lên người khác? Mẹ chỉ đơn thuần nghĩ rằng mẹ đã là chuột thì tôi chắc chắn phải biết đào lỗ mà thôi.

Mẹ thở hổn hển vượt qua con dốc rồi thở thì nói với tôi, vậy là được rồi, không lãng phí tiền của.

Có thể chơi được một bài hoàn chỉnh hay không không quan trọng, có thể thành danh hay không không quan trọng, tôi biết âm nhạc thế nào là hay là được rồi.



Mẹ tôi đối nhân xử thế đều rất thấu tình đạt lí, dường như có thể coi là kiểu ứng phó tùy theo mọi hoàn cảnh của Lão Trang*.

(*) Lão Trang: tên gọi chung của Trang Tử và Lão Tử

Toàn tâm toàn ý hoàn lực cố gắng làm, sau đó không thích cũng được, không thành công cũng được, đều không sao cả.

“Chỉ có tiếp xúc rồi mới biết được bản thân mình có làm được hay không”.

Mẹ dạy tôi nghe kịch, thưởng hoa, xem tranh, dạy tôi nếm đồ ăn thế nào. Mẹ cho rằng thế giới này lung linh rực rỡ, từ đầu tới cuối.

Bố dạy tôi uống rượu, tôi nhăn mặt cảm thấy thứ đồ này khó uống quá mức. mẹ liền dẫn tôi ra hồ sen, ngắt một chiếc lá sen, mẹ nói ngày còn bé ông ngoại uống rượu như thế này, rượu lọc qua lá sen sẽ mất mùi rượu và thơm mát hơn. Chuyện này nghe thì thấy phong nhã, nhưng khi làm mới thấy điên rồ. Ha mẹ con cả người đầy bùn mới hái được lá sen, hùng dũng mang về, nhưng rượu vừa đổ vào lá sen liền “tót” một tiếng, rượu chảy hết xuống dưới... Hoá ra ki hái lá, hai mẹ con thô bạo quá, trên mặt lá sen toàn dấu móng tay bấm thủng lá.

Bố tôi liền bật cười ha ha, còn mẹ ủ rũ vô cùng, sầm mặt quay người đi rửa bát. Mẹ rửa bát nghe như bắn súng pằng pằng pằng, dường như đang chiến đấu với người ngoài hành tinh định cướp nhà bếp. Buổi tối khi tôi ngủ rồi mẹ mới lén lút chạy vào nói “Mẹ xin lỗi”/

Mẹ luôn đối xử với tôi như người lớn, nói chuyện với tôi toàn dùng giọng điệu bàn bạc.

Mẹ chưa bao giờ ép tôi tôi làm việc gì, mẹ để tôi quyết định cuộc đời của mình, chỉ vì muốn tôi chịu trách nhiệm với bản thân.

Tôi vẫn còn nhớ, khi hỏi tôi có muốn học thư pháp không, mẹ đã ngồi xổm xuống để cao bằng tôi khi tôi ngồi trên ghế sô pha chỉ vì không muốn tôi phải ngửa đầu mà vẫn nhìn được vào mắt mẹ.

Mẹ sẽ ôm tôi vào lòng nói với tôi: “Mẹ yêu con”.

Đúng thế, mẹ yêu tôi, tôi cũng yêu mẹ.

Tôi chỉ hi vọng mẹ tiếp tục tuyệt vời như vậy, trường thọ trăm tuổi, khỏe mạnh, vui vẻ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook