Chó Ngao Tây Tạng

Chương 5: chương 5

Vương Chí Quân

15/11/2013

là một người đàn ông thì tốt quá.” Cô chỉ vào con Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao. Cô không biết nó là Ngao Vương của thảo nguyên Chia-cu Tây, chỉ thấy nó thật uy phong, mạnh mẽ, không kém gì hổ và sư tử, thậm chí còn hơn. Nó mang hình ảnh đầu đội trời chân đạp đất, oai phong như 1 vị anh hùng, thật đúng với hình mẫu nam nhi dũng mãnh đầy nghị lực và vĩ đại mà cô tưởng tượng ra.

Sợ lại gặp phải báo hoặc thú rừng khác, Lý Ni-ma và Mây-tô-la-mu men theo dòng sông Dã-la đi nhanh về nhà. Sắp đến Chia-cu Tây thì đứa bé ở trần lại xuất hiện. Nó đứng trên 1 bụi cây cao cách 2 người không xa lắm, áo da quấn cẩu thả giữa lưng. Sau nó là cả 1 mảng trời xanh biếc. Thằng bé thần sắc nghiêm nghị từ trên cao nhìn xuống 2 người. Khác với lúc nãy, xung quanh nó là 1 đàn chó lãnh địa vây quanh. Lý Ni-ma và Mây-tô-la-mu nhìn thấy ngay trong đàn chó Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao và mấy con chó khi nãy. Trông chúng như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Mây-tô-la-mu nhìn thằng bé trân trân. Bỗng cô giơ tay vẫy vẫy nó. Thằng bé xuyên qua bụi cây chạy đến. Cả 1 đàn chó lãnh địa mấy trăm con cũng theo thằng bé phi đến. Có mấy con cún con nghịch ngợm bỏ qua Lý Ni-ma, đến vồ cắn nhẹ thân mật vào chân Mây-tô-la-mu. Trời sinh ra chúng đã biết mình có thể chơi đùa với ai. Mây-tô-la-mu cúi xuống trêu những con cún. Cô ngoảnh đầu lại, thấy đôi chân trần của thằng bé đang nhảy múa. Cô kêu lên: “Sao cháu lại đi chân đất? Trong bụi cây có nhiều gai sắc, đâm phải sẽ nhiễm trùng đấy. Cháu phải đi giày vào, giày cao cổ, hiểu không?” Vừa nói cô vừa chỉ xuống đầu gối mình. Thằng bé hiểu cô quan tâm đến nó, cũng hiểu đôi giày cao cổ. Trên khuôn mặt đang căng thẳng của nó nở nụ cười ngây ngô dễ thương. Nó lấy chân phải lau máu dính trên chân trái. Bỗng nó quay lại, vẫy tay kêu to mấy tiếng: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!”

Bầy chó lãnh địa hưng phấn lên. Chúng hướng vào nơi sâu thẳm trong rừng và cỏ dại chạy như bay, vừa chạy vừa sủa inh ỏi. Nếu dùng từ của loài người mà nói thì đó là thế “long trời lở đất”. Nhưng con chim ưng đang bay lượn thấp vút lên cao. Cách đó không xa, một đàn hươu môi trắng phi chạy trước tiên. Chúng vừa chạy thì linh dương và la rừng Tạng không cam chịu đứng yên, cũng chạy vòng quanh. Thực ra không phải đàn chó lãnh địa làm chúng sợ hãi. Chó lãnh địa không bao giờ săn đuổi chúng. Chúng chỉ là muốn có cái cớ để chạy, chạy thục mạng, vì chúng là những con vật thích chạy và chạy giỏi. Điều quan trọng hơn là hễ chúng chạy thì những con sói hoang, gấu ngựa, báo kim tiền và báo tuyết sẽ không tiếp tục ẩn nấp rình bắt chúng nữa. Những con thú đang ẩn nấp đó cũng sẽ chạy, thế là chúng lộ ra ngay trước đàn chó. Mà tại thảo nguyên mênh mông này, khiến đàn chó lãnh địa và đặc biệt là Ngao Tạng cả bầy cùng xông lên tấn công chính là sói hoang, gấu ngựa, báo kim tiền và báo tuyết hung hãn.

“Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Thằng bé cởi trần theo sau đàn chó vừa kêu vừa chạy. Nó muốn đàn chó đuổi mấy con sói hoang, mấy con báo hoặc gấu ngựa Tạng thường đơn độc kiếm mồi từ chỗ ẩn nấp ra. Chỉ cần chúng xuất hiện, chó lãnh địa, đặc biệt là Ngao Tạng không cắn chết chúng quyết không buông tha. Nếu cắn chết chúng thì thằng bé sẽ có da sói, da báo hoặc gấu. Nó sẽ đem những thứ đó về thảo nguyên Tô-mi, ở trung tâm thảo nguyên Chinh-cô-ama, Hiệp Lan Đạo. Trên thảo nguyên Tô-mi có chợ phiên. Ở đó có bán giày cao cổ, kiểu gì cũng có. Nó có thể bán những tấm da thú rồi mua giày, hoặc cũng có thể đổi lấy giày. 1 tấm da thú đổi 1 đôi giày. Vì cô Mây-tô-la-mu đẹp như tiên kia đã nói: “Cháu phải mang giày vào.”

“Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Thằng bé cởi trần vừa kêu vừa lùa đàn chó lãnh địa. Đàn chó điên cuồng chạy. Như nó mong chờ, con sói hoang xuất hiện. Lũ chó chạy ào ào trong bụi cỏ. Gấu ngựa Tạng cũng xuất hiện trong sự mong chờ của nó. Con gấu ngựa đứng ngây ra nhìn đàn Ngao Tạng chạy đến tập kích. Chạy nhanh nhất là Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao. Con gấu quay người chạy thục mạng. Nhưng báo kim tiền và báo tuyết không thấy xuất hiện như mong đợi của thằng bé. Tuy nhiên lũ Ngao Tạng biết, hổ báo không xuất hiện ở đây nữa, chí ít là trong mười ngày nửa tháng. Chúng đã đánh hơi thấy 3 con báo chết. Hiện giờ chắc chúng đang đến đó viếng thăm rồi.

“Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Nhưng lạ quá, dường như tiếng kêu của thằng bé cởi trần bỗng mất đi sức mạnh. Những con Ngao Tạng chạy trước không bao vây sói hoang, gấu ngựa Tạng nữa. Chúng chạy chậm lại, sau đó dừng lại một cách lộn xộn. Những tiếng kêu thần bí đã ngăn chúng lại trước 1 gò cỏ: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao! Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!”

Bảy đứa trẻ Ama Thượng đã xuất hiện.

Thằng bé cởi trần dừng lại, con mắt đầy phẫn nộ nhìn về phía trước. Nó cố hết sức ngẩng cổ kêu: “Ao-tô-chi! Ao-tô-chi!” Dù sao chỉ có 1 mình nó kêu, làm sao át được tiếng thần chú của 7 đứa trẻ kia khi chúng đồng thanh kêu. Đàn chó chỉ nghe thấy tiếng: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!” Nghe thấy là phải phục tùng. Chẳng ai có thể giải thích rõ tại sao những con Ngao Tạng hung hãn mạnh mẽ vô địch này phải phục tùng cái tiếng chẳng ai hiểu ấy. Chó lãnh địa hết con này đến con khác sủa, nhưng tuyệt nhiên không thấy con nào nhảy vồ vào nữa. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao nhìn theo con gấu ngựa Tạng chạy trốn. Nó đi đi lại lại vẻ đầy do dự.

Trên khuôn mặt thằng bé cởi trần hiện lên vẻ hận thù. Nó hận 7 đứa trẻ Ama Thượng, hận đàn chó lãnh địa nghe thấy tiếng kêu cổ quái của đối phương đã bỏ việc đuổi bắt. Khi thù hận nó không nghĩ đến mình nữa. Nó chạy về hướng kẻ thù, không mảy may đếm xỉa đến câu “hảo hán không dại chịu cái thiệt trước mắt”.



Nhưng 7 đứa trẻ Ama Thương kia không muốn thằng bé cởi trần đến gần, vì hễ đến gần tất nhiên phải 1 chọi 1, vật nhau, đánh bốc hoặc đấu dao. Người bị thương chưa chắc đã không phải là mình. Chúng không muốn bị thương, càng không muốn chết, nhưng cũng không muốn làm trái quy tắc của thảo nguyên không đánh hội đồng. Đánh hội đồng là phong cách của chó Tạng lâu la, không phải phong cách của con người, thậm chí không phải phong cách của Ngao Tạng với Ngao Tạng. Thế là 7 đứa trẻ lần lượt cởi U-tô để quăng đá buộc quanh lưng ra, quay tít rồi văng lên vù vù.

Đá văng ra trước mặt thằng bé cởi trần, găm xuống đất. Thằng bé cởi trần sững lại, quay đầu nhìn nàng tiên Mây-tô-la-mu đang đứng xa vẫy gọi: “Về đây, cháu mau về đây.” Thằng bé hình như trời sinh có thể hiểu được ý cô nói gì, mặc dù nó không biết tiếng Hán. Nó nghe theo quay về bên cạnh Mây-tô-la-mu. Không thấy đá của 7 đứa trẻ quăng lại nữa. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao dẫn đầu cả đàn chó lãnh địa nhanh chóng trở về bên cạnh thằng bé cởi trần trong những tiếng kêu lẻ tẻ: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!” Mây-tô-la-mu nói: “Thật nguy hiểm, hòn đá có mắt đâu. Lúc nãy cô gọi cháu, cô còn chưa biết tên cháu. Tên cháu là gì?” Thằng bé chớp chớp mắt không trả lời. Cô lại giải thích: “Tức là tên người ấy mà. Ví dụ: Ni-ma, Cha-xi, Mây-tô-la-mu…” Thằng bé nghe hiểu ý, nó nói to: “Chiu-chu”. Mây-tô-la-mu nói: “Thu Châu? (Chiu-chu tiếng Tạng đồng âm với Thu Châu tiếng Hán) Thu trong mùa thu, Châu trong trân châu. Cái tên hay quá!” Lý Ni-ma nói: “Hay gì mà hay. Chiu-chu nghĩa là con cún con.” Nói rồi chỉ tay vào 2 con cún con đang đùa nghịch. Thằng bé cởi trần gật đầu. Lý Ni-ma lại nói: “Anh khẳng định là apa, ama (cha mẹ) nó rất nghèo, mong nó bạ đâu ăn đấy vẫn lớn lên khoẻ mạnh, đừng để quỷ dữ ở điện Diêm Vương bắt mất hồn, mới đặt tên cho nó như vậy. Cún con dễ sống lắm. Mệnh chó rất cứng. Cũng có thể là apa ama nó là dân lang thang nghèo xác nghèo xơ, thấy mạng chó còn quý hơn mạng người nên mới đặt cho nó cái tên chan chứa niềm hy vọng như vậy. Tóm lại, người có cái tên này ắt phải là con nhà du mục nghèo khổ.” Mây-tô-la-mu nói: “Cún con cũng hay lắm chứ. Cún con trên thảo nguyên đều là anh hùng hảo hán. Chiu-chu cũng vậy, dám 1 mình xung phong trận mạc.” Lý Ni-ma nói: “Vậy thì gọi cháu là Pa-ơ. Pa-ơ, tên là Pa-ơ nhé?” Thằng bé hiểu pa-ơ tiếng Tạng nghĩa là anh hùng. Nó không muốn lấy cái tên cát tường này, bướng bỉnh nói: “Chiu-chu cơ.” Mây-tô-la-mu xoa đầu thằng bé: “2 tên ghép lại cũng được chứ, Pa-ơ-chiu-chu, nghĩa là cún con anh hùng.” Thằng bé nhìn cô cười gật đầu. Mây-tô-la-mu gọi: “Pa-ơ-chiu-chu!”, nó “dạ” một tiếng rất to.

Pa-ơ-chiu-chu rời họ nhanh chóng vì nó thấy Mây-tô-la-mu lại nhìn vào đôi chân đất của nó. Nó vội giấu chân vào bụi cỏ, thấy vẫn lộ, bèn rời đi nhanh chóng. Nó đi về phía rừng sâu, trèo lên 1 cái đồi mọc đầy cỏ may, hướng vào 7 đứa trẻ Ama Thượng dùng đá U-tô vừa văng vừa i i a a kêu gì nghe không hiểu. Mây-tô-la-mu hỏi Lý Ni-ma: “Nó nói gì vậy?” Lý Ni-ma khẽ suỵt, lắng nghe rồi dịch lại bằng tiếng Hán: “Hình như nó nói: kẻ thù Ama Thượng, chúng bay nghe cho rõ đây. Ta là anh hùng Chiu-chu. Ta ra lệnh cho chúng bay rời khỏi thảo nguyên Chia-cu Tây ngay. Bọn bay mà không rời đi ngay thì tối nay chúng bay, 7 cục *** sói của thảo nguyên Ama Thượng sẽ chết trong tay 7 anh hùng hảo hán của thảo nguyên Chia-cu Tây chúng tao. Hãy đợi đấy, thời khắc quyết chiến sắp đến rồi.” Mây-tô-la-mu nói: “Thằng nhóc này, báo nó là anh hùng thì nó tưởng mình là anh hùng thật sao? Chúng ta không thể để nó đi đánh nhau. Hăng máu lên, bị thương, bị đánh chết thì làm thế nào?”

Nhưng họ không kịp cản. Pa-ơ-chiu-chu vừa kêu vừa chạy về hướng nhà vọng gác. Ngao Vương hổ đầu Tuyết Ngao hình như đoán được ý thằng bé, dẫn đầu toàn bộ chó lãnh địa ùa chạy theo. Phút chốt sông Dã-la vang lên tiếng đàn chó lội nước ào ào, trên thảo nguyên tiếng đàn chó chạy loạt soạt. Mặc cho Mây-tô-la-mu gọi khản cả cổ nhưng Pa-ơ-chiu-chu chẳng nghe thấy gì.

Khi Lý Ni-ma và Mây-tô-la-mu về đến Chia-cu Tây, hoàng hôn đã buông xuống. Chủ nhiệm Bạch đang đứng đợi trên dốc cỏ trước cửa nhà vọng gác ngoài trát phân bò. Ông hỏi Hán Cha-xi thế nào rồi, sao 2 người đi lâu thế. Lý Ni-ma nói Hán Cha-xi khá lắm rồi, con Cang-rư-sân-cơ cũng đã tỉnh lại. Cả 2 cùng ngồi chơi với Hán Cha-xi. Con Cang-rư-sân-cơ và con Na-rư đã đi được mấy bước. Chủ nhiệm Bạch nói: “Tốt, các đồng chí làm rất tốt. Việc làm của Hán Cha-xi đã chứng minh con chó là báu vật của dân Tạng. Anh đối xử tốt với chó thì dân Tạng cũng sẽ đối xử tốt với anh.” Mây-tô-la-mu nói: “Cái này thì tôi biết rồi. Hiện nay quan hệ của tôi với những con chó của chủ nhà rất tốt.” Chủ nhiệm Bạch nói: “Tốt lắm. Tôi nghe nói thảo nguyên Ama Thượng và một số nơi khác đến tận bây giờ các vị Lạt ma vẫn không cho người của uỷ ban công tác, bất kể nam nữ vào chùa. Chỗ chúng ta, thông qua việc yêu thương 1 con chó, Ca… Cang… Cang-rư-sân-cơ, đã đột phá được “quan ải” khó khăn này. Không những Hán Cha-xi được vào ở trong chùa, ngay cả nữ đồng chí cũng có thể vào chùa lúc nào cũng được. Điều đó chứng tỏ giai đoạn nhiệm vụ tìm hiểu dân tình, liên lạc với tầng lớp trên, tranh thủ lòng tin của dân, đứng vững trên địa bàn của chúng ta đã hoàn thành rất tốt. Đương nhiên chúng ta còn phải thâm nhập vào quân chúng hơn nữa. Sau này các đồng chí vào chùa không những chỉ thăm hỏi Hán Cha-xi, không những phải đối xử tốt với Cang-rư-sân-cơ và Ngao đen Na-rư nhưng 1 con người, mà còn phải tranh thủ tiếp xúc với các vị lạt ma, phải làm những gì họ thích. Nếu khiến họ cảm giác được là tín ngưỡng của mình được tôn trọng thì về tình cảm chúng ta và họ đã là người 1 nhà rồi. Còn 1 việc nữa cũng nên được tuyên dương, đó là sau khi chúng ta đến thảo nguyên Chia-cu Tây, rất nhiều đồng chỉ đã tự đặt cho mình 1 cái tên Tạng. Như đồng chí là Lý Ni-ma, đồng chí là Mây-tô-la-mu, cách làm đó rất tốt. Tôi thấy chỉ cần đổi tên Tạng, dân Tạng sẽ đối xử với mình như người nhà. Chiều nay tôi đến nhà bạt của tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi của bộ lạc sông Dã-la. Gặp phật sống Tan-Trân ở đó, tôi xin phật sống đặt cho tôi 1 cái tên Tạng. Phật sống Tan-Trân và tù trưởng Xuô-lang-uang-tuôi rất phấn khởi, đến nỗi vừa bưng trà vừa rót rượu mời tôi. Tôi nói: “Rượu ta chua uống vội, hãy đặt tên trước đã.” Phật sống Tan-Trân đặt cho tôi 1 cái tên rất hay, có cả họ của tôi trong đó. Tên là Bạch-mã-u-chinh. Có biết Bạch-mã-u-chinh là ai không? Tức là Liên Hoa Sinh. Thế Liên Hoa Sinh là ai? Chính là tổ sư phát Mật tông Lạt ma. Lấy 1 cái tên vĩ đại như vậy đặt cho tôi, chứng tỏ họ rất thật lòng thật ý.” Mây-tô-la-mu nói: “Phật sống Tan-Trân đặt cho đồng chí cái tên làm đồng chí xúc động đến suýt chút nữa uống say mềm đấy.” Chủ nhiệm Bạch-mã-u-chinh nói: “Ồ, sao cô biết?” Mây-tô-la-mu và Lý Ni-ma cùng nói: “Chúng tôi ngửi thấy mùi rượu rồi.”

Mấy người chuyện trò thêm 1 lúc, Lý Ni-ma theo chủ nhiệm Bạch về nhà vọng gác, Mây-tô-la-mu trở về nhà bạt đúng vào giờ đàn gia súc về chuồng. Chó chăn cừu chạy vất vả suốt ngày trên thảo nguyên đã theo đàn gia súc trở về nhà, cộng thêm những con chó trông nhà, 5 con Ngao Tạng to lớn đứng thẳng tắp trên sân trước cửa nhà bạt. Trên sân còn có 3 con cún con, từ xa chúng đã thấy cô gái người Hán Mây-tô-la-mu. Chúng cùng cậu chủ nhỏ 7 tuổi Nuô-bu chạy ra đón Mây-tô-la-mu. Mây-tô-la-mu vui mừng gọi tên đứa trẻ và tên từng chú chó: “Nua-bu, Ca-ca, Cơ-san, Pu-mu.” Và cuối xuống bế con cún con lên, lại xoa đầu Nua-bu. 2 con cún con khác nghịch ngợm vồ vào người cắn gấu quần cô. Cô bỏ con cún trên tay xuống, bế con khác lên, rồi bế luôn cả 3 chú cún. Chúng đều mới 2 tháng tuổi, mỗi con đã năng đến 5, 6 kg. Cô bế cả 3 đi rất vất vả. Những con chó to thấy cô thích những con chún như vậy đều vẫy đuôi rối rít với cô. Mẹ của bọn cún, 1 con chó trông nhà màu đen, chân sau hơi thọt ngồi trên đất cười tít cả mắt nhìn cô. Chồng của con chó thọt là chó chăn cừu trắng Ca-pao-sân-cơ, cả ngày không gặp Mây-tô-la-mu, đến gần cô liếm tay vẻ thân thiện. Cô biết đó là gì, cô nói: “Đói rồi ư? Đợi đấy nhé, sắp ăn cơm rồi.” Cô đặt 3 chú cún xuống, vén rèm cửa đi vào nhà.

Trong nhà bạt, già Ni-ma đang chuẩn bị thức ăn cho chó. Già lấy từ túi da dê 1 ít phổi bò và thịt đùi dê đã băm nhỏ bỏ vào cái chậu gỗ to, trong đó đã có 1 nửa là súp thịt, sau đó lấy thêm ít bột thanh khoa rang từ 1 cái thùng để ở góc tường. Mây-tô-la-mu ngồi xổm bên cạnh chậu gỗ, đón cái thìa từ tay già Ni-ma rồi ra sức trộn, trộn xong cùng Nua-bu khiêng chậu gỗ ra ngoài cửa.

Từ ngày Hán cha-xi vì bảo vệ Cang-rư-sân-cơ được các vị sư chùa Chia-cu Tây yêu quý, ngày nào Mây-tô-la-mu cũng cho chó của chủ nhà ăn. Cô phát hiện ra mỗi lần cô cho chó ăn, cả nhà già Ni-ma đặc biệt phấn khởi, lúc nào cũng nhìn cô cười khà khà. Trước khám thờ phật đặt trong nhà bạt có thêm 1 đĩa đèn dầu và bát nước sạch, đó là đồ lễ cô gái người Hán Mây-tô-la-mu dâng lên phật. Cả nhà già Ni-ma đã coi cô là người nhà rồi. Cho chó ăn mấy lần, Mây-tô-la-mu phát hiện ta loại chó mà những người thảo nguyên gọi chúng là Ngao Tạng này không phải là chó bình thường. Chúng chỉ không biết nói thôi, còn lại cái gì cũng biết. Đặc biệt riêng về phương diện nghe hiểu ngôn ngữ của con người, chúng có trí thông minh hơn cả người. Thông thường người Hán nói tiếng Hán thì dân Tạng không hiểu, người Tạng nói tiếng Tạng thì dân Hán không hiểu. Nhưng Ngao Tạng lại khác, chúng hiểu cả tiếng Hán lẫn tiếng Tạng. Nếu bạn nói bằng tiếng Tạng: “Đi gọi Nua-bu lại đây”, thế là nó chạy đi gọi. Nếu bạn nói tiếng Hán: “Đi gọi Nua-bu lại đây.” Nó cũng hiểu và chạy đi gọi ngay. Hình như chúng hiểu ngôn ngữ con người không phải bằng thính giác mà bằng cảm ứng tâm linh. Chúng nghe được không phải tiếng của anh mà là suy nghĩ của anh.

Mây-tô-la-mu vừa xem bầy chó ăn vừa nói chuyện với con trai già Ni-ma, anh Ban-chi-ô vừa đi chăn cừu về. Cô hỏi: “Chiu-chu? Chiu-chu?” Pan-chi-ô hiểu cô muốn tìm hiểu về Chiu-chu. Anh vừa kể vừa dùng tay ra hiệu: Thằng bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. 12 năm trước cha nó bị chết trong trận chiến Ngao Tạng. Sau khi cha chết, mẹ nó lấy chú nó. Nó rất sùng bái chú nó vì chú quyết chí báo thù cho cha nó. Nhưng chú nó cũng bị người Ama Thượng giết. Sau khi chú nó chết, mẹ nó, 1 người đàn bà tính lầm lỳ, u uất đã lấy người tiễn ma Ta-chư mà ai cũng sợ. Người đàn bà đó biết nếu hi vọng con trai đi báo thù, kết cục con trai bà cũng sẽ mất mạng. Bà không muốn con trai mình chết. Người đàn bà đó đặt hy vọng và người tiễn ma Ta-chư. Ta-chư đã thề độc trước mặt người đàn bà đó, nhờ thần Bạch phàm và Diêm la địch làm chứng, nếu ông ta không giúp được người đàn bà đó báo thù cho 2 người chồng trước của bà ta thì kiếp sau, kiếp sau nữa luân hồi, ông ta chỉ có thể làm con ma chết đói, con ma chết dịch và ma ốm đau. Ngoài ra ông ta sẽ bị trừng phạt không thương tiếc của chúa xác Thua-linh, chết đi sống lại trong hình phạt lửa đỏ và băng tuyết. Đáng tiếc là người đàn bà đó không đợi được đến ngày ông ta báo thù cho bà. Lấy được người tiễn ma Ta-chư 2 năm thì bà ốm chết. Sau khi người đàn bà chết, Ta-chư rời Chia-cu Tây, dọn đến cánh rừng dưới chân núi tuyết Tan-xiang phía Nam thảo nguyên Chia-cu Tây. Chiu-chu cho rằng mẹ nó chết vì nhiễm ám khí của người tiễn ma Ta-chư, nên nó không chịu đi theo Ta-chư, cũng không thừa nhận ông ta là cha dượng mình. Người tiễn ma rất thất vọng. Trước khi đi, ông ta nói với Chiu-chu: “Mày không thể suốt đời là 1 người lang thang không nhà không cửa. Mày theo ta đi, làm con của người tiễn mà giàu có của thảo nguyên Chia-cu Tây này. Chỉ cần mày gọi ta 1 tiếng cha, ta sẽ cho 1 con bò, gọi 10 tiếng cha, ta chò 10 con bò, gọi 100 tiếng cha, ta cho mày cả đàn bò. Chiu-chu không chịu gọi. Nó nói nó không có cha, cha nó chết rồi. Thế là 1 mình Chiu-chu lang thang khắp Chia-cu Tây. Dân du mục thương nó đã mất 3 người thân, thường cho nó thức ăn. Nó là đứa trẻ tốt bụng, thức ăn cho nó, nó chỉ ăn 1 nửa, 1 nửa để giành cho chó lãnh địa.

Mây-tô-la-mu vừa nghe vừa gật đầu. Thực ra phần lớn câu chuyện cô không hiểu lắm. Nhưng cô cũng không cần hiểu rõ, cô chỉ muốn biết lúc này có thể tìm Chiu-chu ở đâu để ngăn chặn cuộc chiến sống còn giữa “7 vị anh hùng hảo hán” của thảo nguyên Chia-cu Tây và “7 cục *** chó khô” của thảo nguyên Ama Thượng.

Mây-tô-la-mu hỏi lại: “Chó lãnh địa ư? Anh nói đến chó lãnh địa nào? Có phải anh nói ở đâu có chó lãnh địa thì ở đấy sẽ tìm được Chiu-chu?” Ban-chi-ô ngơ ngác, không chắc mình đã hiểu những gì Mây-tô-la-mu nói. Cô bác sĩ người Hán xinh đẹp thấy vậy kêu lên: “Chiu-chu, Chiu-chu ấy mà, tìm Chiu-chu ở đâu?”



5 con Ngao Tạng và 3 chú cún con đang cắm đầu ăn đều ngẩng lên nhìn Mây-tô-la-mu. Mây-tô-la-mu nhắc lại: “Tìm Chiu-chu ở đâu?”, lần này cô hỏi đàn chó. 5 con Ngao Tạng nhìn nhau. Chó chăn cừu Ca-pao-sân-cơ lông trắng như tuyết quay đầu chạy trước tiên, 2 con chó chăn cừu lông đen như mun Sa-chia-sân-cơ và Chi-ông-bao-sân-cơ cũng chạy theo. Con Ngao Tạng to lớn Sư-mao muốn chạy theo, nhưng sực nhớ ra mình là chó trông nhà, con có nhiệm vụ tuần tra quanh nhà suốt đêm, vội dừng lại sủa ông ổng. 3 chú cún con hoạt bát hẳn lên. Hình như chúng hiểu được ý của cha, phi nhanh theo đi, lại phi nhanh chạy về, chạy vòng quanh bà mẹ thọt chân và chậu cơm, nhoáng cái đã lăn ra đất đùa với nhau.

Pan-chi-ô vẫy tay với Mây-tô-la-mu: “Đi đi, chúng biết Chiu-chu ở đâu đấy.” Mây-tô-la-mu hiểu ra, liền chạy theo. Cô vừa chạy vừa gọi to tên của 3 con Ngao Tạng chăn cừu, 1 trắng 2 đen: “Ca-pao-sân-cơ, Sa-chia-sân-cơ, Chi-ông-bao-sân-cơ, đợi ta với!” Sau này cô mới biết Ca-pao-sân-cơ nghĩa là sư tử trắng, Sa-chia-sân-cơ là sư tử mới, còn Chi-ông-bao-sân-cơ là sư tử chim ưng.

Pan-chi-ô bước vào nhà bạt, ngồi xuống uống trà. Già Ni-ma nói với con trai: “Trời tối rồi, con đi theo cô ấy thì hơn.” La-trân, vợ Pan-chi-ô đang chuẩn bị bữa tối trên bếp lò cũng nói: “Anh đi gọi cô ấy về đi, sắp ăn cơm rồi.” Pan-chi-ô nói: “Cha, cha có thấy trên núi nhà vọng gác có dã thú ăn thịt người bao giờ chưa? Hơn nữa có đến 3 con chó chăn cừu dẫn cô ấy đi và bảo vệ cô ấy kia mà. Còn La-trân, em nghe đây, người ta là người Hán đến từ nơi rất xa, có những việc quan trọng lắm phải làm, làm sao anh có thể gọi người ta về chứ. Em đừng ngại phiền phức, bao giờ Mây-tô-la-mu về, em hãy bưng bát trà sữa và thịt cừu nóng hổi đến cho cô ta nhé.”

Vừa lúc đó có tiếng sủa của chó mẹ chân thọt và chị nó, con chó trông nhà Sư-pao. Tiếng sủa không gay gắt, như chúng đang nói chuyện với nhau, dịu dàng và có phần nhắc nhở. Pan-chi-ô biết không phải tín hiệu nguy hiểm nên không để ý. Pan-chi-ô không nghĩ việc này là nguy hiểm. Hệt như người lớn nói với bọn trẻ 1 cách tình cảm: “Tối rồi, đừng ra ngoài nữa. Chẳng may gặp kẻ xấu thì sao?” Câu nói này thể hiện tình thân và sự lo lắng trong lòng, sự quan tâm xuất phát từ kinh nghiệm và sự từng trải. Mối quan tâm của chúng là Nua-bu, đứa con trai 7 tuổi của Pan-chi-ô. Nua-bu đã rời nhà bạt, đuổi theo Mây-tô-la-mu xinh đẹp đi vào màn đếm sâu thẳm. Nua-bu đứng ngoài cửa, nghe mẹ nói sắp ăn tối thì nghĩ bụng: “Bố mẹ ơi, con đi gọi Mây-tô-la-mu về nhé.” Rồi nó đi liền. Khi đền con đường mòn quanh co dẫn lên núi vọng gác, nghe tiếng chó sủa trên núi vọng xuống, Nua-bu lại quên sạch việc mình định làm.

Tối hôm đó, trong tăng xá của chùa Chia-cu Tây, như thường lệ, cha tôi ngủ rất sớm. Trời vừa tối ông đã lên kháng, nhưng không tài nào chợp mắt được. Ông nghĩ mình là phóng viên mới chân ướt chân ráo đến thảo nguyên Chinh-cô-ama đã thành thương binh, chẳng lấy được mẩu tin, viết được bài báo nào. Dù toà soạn không giục nhưng cũng không thể cứ dây dưa mãi thế này được. Ngày mai phải rời chùa Chia-cu Tây đến thảo nguyên, đến các bộ lạc, đến nhà bạt của tù trưởng mới được. Ông cảm thấy mình đã giành được thiện cảm của các vị tăng lữ trong chùa, lại học được kha khá tiếng Tạng với lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi, cũng ít nhiều hiểu được tôn giáo ở thảo nguyên, những công việc tiếp theo chắc sẽ dễ dàng hơn.

Đang nghĩ bỗng cha tôi nghe tiếng động dưới đất. Ông châm đèn, buộc miệng kêu: “Na-rư!” Con Ngao đen Na-rư hôm qua chỉ nhích được mấy bước, thế mà hôm nay đã đi lại được khắp phòng. Na-rư nghẹo đầu dùng con mắt bên phải không bị thương nhìn cha tôi, rồi đến hếch môi chà chà vào đùi ông. Sau đó nó đi đến cửa, dùng đầu hẩy cửa mãi. Cha tôi xuống giường đến xoa xoa lông nó: “Mày muốn gì? Muốn ra ngoài à?” Nó khàn khàn gừ 1 tiếng coi như câu trả lời. Cha tôi mở cửa ra. Nó cẩn thận bước qua bục, đứng ở cửa sủa mấy tiếng. Vì vết thương ở bụng chưa khỏi hẳn nên nó không sủa to được. Tuy tiếng sủa nhỏ, nhưng chó ở gần đó đều nghe thấy cả. Chúng cũng sủa lại, rồi chó trong chùa cũng sủa theo. Đây là lời chào, 1 sự thoả thuận, 1 thứ ám hiệu. Khi bầy chó chào hỏi xong, mọi thứ lại rơi vào yên tĩnh. Na-rư quay lại nhìn cha tôi 1 cái, tiến về đằng trước rồi mệt mỏi nằm xuống cạnh bức tường đá khắc kinh Ma-ni sáng như gương trong đêm tối. Cha tôi đến gần hỏi: “Sao thế? Sao lại nằm ở đây?” Lúc đó cha tôi còn chưa biết con Ngao đen Na-rư là chó lãnh địa, chỉ cần đi lại được, nó không bao giờ chịu ở trong nhà. Đó là bản năng, là sự trung thành với chức trách của mình.Tất cả những con chó lãnh địa và những con Ngao Tạng đều là những kẻ ngang tàng, tung hoành 4 phương, đã quen với đêm tối gió lộng, quen với việc phi như tên bắn và gầm thét như sấm. />

Cha tôi trở về tăng xá. Nghe động, con Cang-rư-sân-cơ ngẩng đầu lên, dáng như muốn gượng dậy, nhưng không gượng dậy nổi. Cha tôi ngồi xuống bên cạnh nó, hỏi nó muốn gì. Nó chớp chớp mắt, kêu ư ử như cún con. Đầu nó càng ngẩng cao hơn. Cha tôi chăm chú quan sát, hiểu con Cang-rư-sân-cơ muốn cha tôi dìu nó đứng dậy. Ông liền dịch đến sau lưng nó, cố hết sức đỡ nó dậy. Nó đứng dậy rồi, 4 chân đứng vững trên mặt đất rồi, nhưng khi cha tôi thử buông tay ra, nó lại uỵch ngay xuống. Cha tôi vỗ về: “Chưa được đâu. Chú mày cứ nằm yên đấy, còn phải nghỉ dưỡng thêm vài ngày nữa.” Cang-rư-sân-cơ không nghe, đầu nó vẫn ngẩng cao, nhìn cha tôi với ánh mắt thúc giục và nài xin được trợ giúp lần nữa. Cha tôi lại xốc nó dậy, cố hết sức đỡ nó. 4 chân nó cuối cùng đã đứng vững, nhưng cha tôi không dám buông nó ra, cứ thế đỡ mãi.

Cang-rư-sân-cơ giơ 1 chân trước gập lại, rồi giơ chân kia gập lại. Nó lần lượt thử 2 chân sau như vậy. Ồ, khá lắm, vẫn chưa gãy xương. Dường như nó hiểu ra, nó thả dần từng tí một chân trước ra, rồi cũng làm như vậy với chân sau. Cha tôi thấy nó làm vậy hiểu ngay là nó muốn tự mình đứng không cần ông đỡ. Cha tôi nghi ngại hỏi: “Chú mày có đứng được không đấy?” Sau đó cha tôi dần dần thả 1 tay ra, rồi thả nốt tay kia. Cang-rư-sân-cơ vẫn đứng. Đã tự đứng được tức là không ngã xuống. Không ngã xuống tức là có thể tiến lên phía trước, tiếp tục bước những bước đi hùng mạnh dũng mãnh. Cang-rư-sân-cơ mãi mãi không bao giờ quên, bước chân đầu tiên tiến lên phía trước của nó là cha tôi giúp. Nó nhìn cha tôi, đôi mắt đầy cảm kích ươn ướt.

Cha tôi lại đỡ lấy nó, lần này vừa đỡ vừa đẩy nó đi. Nó bước 1 bước ngắn, rất ngắn về phía trước, rồi lại thêm 1 bước nữa. Những bước tiếp theo vẫn rất ngắn, nhưng là những bước nó tự đi. Cha tôi khẽ thả tay ra, không đỡ, cũng không đẩy nó nữa. Nó đi chầm chậm. Thân hình to lớn của nó cử động chậm chạp. Cha tôi động viên: “Đúng, cứ như thế, tiến về phía trước.” Ông vừa nói vừa lùi ra sau rất nhanh, ngồi phệt lên kháng. Con Cang-rư-sân-cơ mất đi sự dựa dẫm về tâm lý, nó lắc lư sắp ngã. Cha tôi kêu lên: “Hãy kiên trì, sư tử núi tuyết, phải kiên trì.” Cang-rư-sân-cơ hiểu điều cha tôi nói. Nó cố hết sức lên gân 4 chân, cố giữ thăng bằng cả thân hình đang lắc lư. Nó không ngã xuống, cuối cùng nó không ngã. Mấy giây, rồi mấy phút trôi qua, nó vẫn không ngã. Vẫn đứng đấy 1 cách uy phong lẫm liệt.

Con Cang-rư-sân-cơ không ngã xuống nữa. Nó đứng như vậy, thỉnh thoảng đi chầm chậm vài bước, nhưng chủ yếu vẫn là đứng. Đến tận sua nửa đêm, khi cha

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Chó Ngao Tây Tạng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook