Quan Môn

Chương 490: ODA Nhật xưa và nay

Thao Lang

19/12/2014

- Nhưng hòa ước này vẫn chưa hoàn chỉnh, cũng không triệt để, do đó nhà nước ta đã từ chối công nhận, Philipin thậm chí còn mở hội nghị ngăn cản, các quốc gia khác như Bắc Triều Tiên, Miến Điện, Mông Cổ, Việt Nam, Indonesia cũng lần lượt phản đối, điều này càng làm bầu trời ngoại giao của Nhật Bản trở nên u ám, ảnh hưởng của nó vẫn còn âm ỷ đến ngày hôm nay.

- Việc thúc đẩy kế hoạch cho vay của đồng Yên Nhật còn do một nguyên nhân nữa, đó là sự hấp dẫn của thị trường quốc tế. Năm 1954 các chỉ số kinh tế của Nhật Bản đều vượt qua thời kỳ trước chiến tranh, chiếm đoạt tài nguyên nước ngoài và quay trở lại thi trường quốc tế trở thành nhiệm vụ cấp bách. Hơn nữa vùng Đông Á đông dân nhưng kinh tế lạc hậu đã trở thành đối tượng tiếp nhận chiến lược bán phá giá các mặt hàng giá thành thấp của họ. Như vậy thì hòa ước San Francisco nghiễm nhiên trở thành chướng ngại lớn nhất để đất nước này chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ ở các nước này.

- Vì thế năm 1954 Nhật Bản đã tham gia kế hoạch Colombo nhằm viện trợ các nước Đông Nam Á do Anh quốc lập ra. Sau đó nước này lại thực hiện phân biệt đối xử và các chiến lược đột phá nhằm hóa tan lớp băng đông cứng Châu Á.

- Đối với các nước thái độ ngang ngạnh, nhất quyết đòi bồi thường như Miến Điện, Philipin, Indonesia, Việt Nam họ hứa sẽ bồi thường theo năm, đối với các nước đồng ý từ bỏ yêu cầu bồi thường như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Hàn Quốc họ đã ký kết hiệp ước chuẩn bồi thường, tức hứa cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại; cuối cùng là đến tháng hai năm một chín năm tám một thủ đoạn mới và toàn diện đã ra đời, nước này đã ký kết với Ấn Độ hiệp định cho vay đồng Yên Nhật.

- Chí ít thì trên danh nghĩa đây cũng là khoản viện trợ liên chính phủ không có liên quan đến việc bồi thường chiến tranh.

- Ô, ba nói vậy thì con hiểu rồi.

Sau khi nghe xong cuối cùng Diệp Khai cũng hiểu nguyên nhân hệ quả của cái gọi là ODA đồng Yên Nhật này, từ đó nhận thức cũng rõ ràng hơn.

Nói cách khác, ODA Yên Nhật này chẳng qua cũng giống cái gọi là viện trợ không hoàn trả, đều là một hình thức khác của việc bồi thường chiến tranh.

Cũng chính vì dựa vào việc bồi thường, viện trợ không hoàn trả và cho vay đồng Yên Nhật mà chỉ trong vòng mười năm sau đó Nhật đã tiến hành xâm lược các nước Châu Á, đến đầu những năm bảy mươi đất nước này đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thế hai thế giới chỉ sau Mỹ.

Về điều này, Đại sứ quán Nakagawa của Nhật Bản thường trú tại Liên Hợp Quốc nhiều năm tham gia cuộc đàm phán việc bồi thường hậu quả chiến tranh đã từng phát biểu nói “ Việc kết hợp bồi thường hậu quả chiến tranh và viện trợ kinh tế có thể thấy rõ hiệu quả của nó là phát huy tác dụng tích cực đối với việc mở rộng mậu dịch của nước ta.”

Cuối cùng đến đầu những năm bảy mươi nhật Bản đã chuyển hướng sang các nước Cộng Hòa.



- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Nhật cũng là ngày nước ta từ bỏ yêu cầu đòi bồi thường hậu quả chiến tranh.

Diệp Tử Bình nói,

- Điều này đương nhiên là có thể thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước lúc bấy giờ nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều tranh luận. Lúc đó dự Trữ ngoại hội của ta vô cùng eo hẹp, hơn nữa lúc đó chúng ta cũng rất cần nguồn nhập khẩu thép, phân hóa học và các loại thiết bị đồng bộ từ Nhật Bản, Mậu dịch hai nước không ngừng tăng trưởng, mà chúng ta chỉ có thể dùng ít nguồn dầu để đổi lại những thứ khác.

Làm như vậy nhất định là bất lợi đối với chúng ta, vì thế chúng ta bắt buộc phải thay đổi.

- Năm đó trong chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu liên hợp kinh tế Nhật Bản do chủ tịch công ty Toshiba dẫn đoàn, phía bên Nhật Bản đã ký kết hiệp định hợp tác kinh tế lâu dài Trung Nhật, nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hiện Trung Quốc rất cần nguồn vốn từ phía Nhật Bản nhưng lãi suất lại quá cao.

Diệp Tử Bình nói,

- Lúc đó phía bên Nhật Bản bày tỏ, phía phụ trách kế hoạch cho vay đồng Yên Nhật OECF đồng ý tận lực giúp đỡ các nước Cộng Hòa với lãi suất thấp và điều kiện ưu đãi lâu dài.

- Nhưng theo nguyên tắc việc xin viện trợ ODA phải do các nước xin viện trợ yêu cầu trước, điều này đã chạm đến nguyên tắc chính tri tự lực cánh sinh mà mười mấy năm nay đất nước chúng tôi vẫn nhấn mạnh.

Diệp Tử Bình nói,

- Vì thế việc này nên dừng tại đây.



- Ô, đây chính là vấn đề thể diện.

Diệp Khai gật đầu nói, y nghĩ bụng, nếu như để người dân phải thừa nhận mình cần khoản vay từ Nhật Bản thì quả là một vấn đề lớn.

- Mà cũng không phải chỉ nguyên vấn đề thể diện, những năm sáu mươi khi Soviet hủy bỏ hiệp định viện trợ Trung Quốc không chỉ gây ra tổn thất lớn cho việc xây dựng nền kinh tế nước ta mà còn khiến chúng ta trở nên bi quan về nguồn viện trợ nước ngoài này. Sau đó chúng ta áp dụng chính sách không tiếp nhận việc vay vốn, đầu tư và viện trợ từ nước ngoài, và đồng thời thực hiện không nợ trong nước và nước ngoài.

Diệp Tử Bình nói.

- Lúc đó đối với chúng ta việc không nợ trong nước và nước ngoài là một việc đáng tự hào. Nhưng tình hình thực tế cho thấy suy nghĩ này vô cùng bảo thủ, đối với việc phát triển kinh tế nước ta vô cùng bất lợi.

Diệp Tử Bình nói,

- Mãi đến sau chuyến thăm Nhật của đồng chí Phương Hòa sau này, dự án viện trợ ODA mới bước sang một giai đoạn mới, sau khi thăm quan tuyến chính mới của Nhật Bản, đồng chí đã có cảm nhận sâu sắc đồng thời bày tỏ các khoản vay lớn nên thực hiện trong phạm vi giữa các chính phủ, những việc người dân không có khả năng giải quyết thì chính phủ phải đứng ra giải quyết, đồng chí còn bày tỏ các nước Cộng Hòa có thể tiếp nhận khoản vay liên chính phủ, đến năm sau thì việc này đã được đi vào thực hiện.

Thế nhưng việc này cũng biến đổi bất ngờ, do hạn chế của chế độ pháp luật trong nước và tình hình tài chính eo hẹp nên nước Mỹ vẫn chưa có ý định cung cấp khoản vay lãi suất thấp lâu dài cho Trung Quốc, nhưng bọn họ lại rất quan tâm động tĩnh phía bên Nhật Bản, đối với việc Nhật Bản thực hiện việc cho Trung Quốc vay tiền trước phía bên Mỹ đã từng phê bình, thậm chí còn cảnh bảo Nhật Bản, nước này có thể cho các nước Cộng Hòa vay tiền nhưng không được ngăn cấm họ mua các sản phẩm của các nước khác như Mỹ.

Các nước Đông Nam Á cũng bày tỏ lo lắng và phản đối, họ cho rằng việc Nhật Bản cung cấp các khoản vay cho Trung Quốc sẽ dẫn đến việc giảm mạnh viện trợ đối với nước mình, họ càng lo lắng các nước Cộng Hòa sẽ từ đó mà trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh của mình.

Không chỉ vậy, Soviet cũng từng vì chuyện này mà làm khó dễ phía Nhật Bản, thậm chí còn bày tỏ vô cùng bất mãn.

Cũng chính vì sự ngăn cản của các nước mà khiến người dân trong nước càng ý thức được tầm quan trọng của nguồn ODA Nhật đối với sự phát triển kinh tế các nước Cộng Hòa.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Quan Môn

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook