Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới

Chương 28: Dân Vi Quý

nguyenhongthai3a1991

24/06/2014

Kinh thành Phú Xuân, Hoàng Cung, Điện Cần Kiệm Liêm Chính.

Ngày 1 tháng 2 Cảnh Thịnh năm thứ tư (AL), ngày hội triều lớn tập hợp nhiều bá quan văn võ. Mọi năm đây là lúc khởi đầu công việc triều chính một năm mới, là khi quan lại chính thức đi làm. Rất không may khái niệm này bị Quang Toản cho phá vỡ từ nửa tháng trước, lúc này mọi người đã bắt tay vào làm việc được từ lâu rồi.

Trên triều bá quan văn võ đứng ngay hàng thẳng lối khoảng chừng bốn mươi người, đó là trong đại điện, phía ngoài sân có khoảng trăm quan xếp thành mười hàng chờ đợi. Ai nấy nghiêm túc, thóp bụng ưỡng ngực đứng thẳng, trang phục đàng hoàng ngay ngắn. Thể hiện khí thế của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, nơi nho giáo được đề cao.

Quang Toản ngồi trên ngai vàng nhìn xuống không khỏi suy nghĩ. Người đời sau khi nhắc đến nho giáo luôn dùng những từ ngữ như “bảo thủ”. “hủ nho”,” cô lậu quả văn”, “ chèn ép quyền con người” “…” để hình dung. Nhưng có mấy ai nghĩ tại sao nho giáo lại có một thời ỳ thịnh vượng như vậy. Chính nho giáo làm nên những người con ưu tú của dân tộc, những cái tên như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông...vv, họ đều là bậc nho sỹ cả. Lúc Hưng Đạo Vương viết hịch tướng sỹ có đoạn “Ta thường nghe chuyện: Kỷ Tín liều thân chịu chết thay cho vua Cao-đế, Do Vu lấy mình đỡ ngọn giáo cho vua Chiêu-vượng, Dư Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ, Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước, Kính Đức là một chức quan còn nhỏ, mà liều thân cứu vua Thái-tông được thoát vòng vây, Kiểu Khanh là một bề tôi ở xa, mà kể tội mắng thằng Lộc Sơn là quân nghịch-tặc…”.

Chính bậc lễ nghĩa của nho giáo đã làm nên những con người như Kỉ Tín, Do Vu, Dư Nhượng… nho giáo tạo nên những mối ứng xử chung giữa con người và con người với nhau từ những buổi đầu tàn ác. Khi nho giáo chưa ra đời, con người đối xử với con người theo kiểu mạnh được yếu thua, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, kẻ làm vương tùy tiện vào tâm trạng mà giết chóc, người làm thần không hiểu bậc lễ nghĩa không có sự ràng buộc nào, đất nước chẳng có một ngày được yên bình, nhân dân sống trong cảnh tính mạng luôn bị đe dọa.

Khi nho giáo ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng ứng xử có văn hóa, có quy tắc. Người sống với người theo lễ nghĩa, bậc làm đế vương phải ứng xử như bậc đế vương, người làm thần tử có chuẩn mực của thần tử. Phận dân thường có cái hay của dân thường. Tuy rằng vẫn còn hạn chế nhưng có cuộc cách mạng nào trên đời mà không có hạn chế. Ví như năm đó khi nhà Đinh có những bậc nho gia thì đâu đến nỗi Lê Hoàn soán ngôi lại không ai đứng ra ngăn cản, hay đến lúc Lý Công Uẩn tay cầm binh quyền mà lật đổ nhà Tiền Lê không chút khó khăn. Nhưng đến đời Lê Sơ nho giáo phát triển mạnh, người trong nước tiếp thụ lễ giáo đó, lấy lời dạy thánh hiền làm chuẩn mực, Chúa Trịnh uy quyền như vậy cũng không giám cướp ngôi nhà Lê.

Cho thấy nho giáo là cây đại thụ chống đỡ quyền lực của vua, có thể ví nho giáo như “cây cột trụ” vững chãi chống đỡ “ngôi nhà”. Song vì là “cột trụ” nên quyền lực của vua cũng chỉ được giới hạn trong đó. Nhiều lúc “cây cột” quá lớn chắn cả lối đi khiến cho “chủ nhân của ngôi nhà” ra vào khó khăn. Quang Toản đang ở trong trường hợp này. Đám nho gia là người nắm trong tay dư luận, đang là trở ngại lớn nhất cho công việc của hắn, nhưng không thể vì vậy mà loại bỏ được, hắn chẳng mù quáng đến độ tự chặt đứt cây “cột chống nhà”, điều hắn hướng đến là phải cố gắng xây dựng “nhà” to hơn để phù hợp với “cây cột” đang có.

Trên đại điện, một thái giám cao giọng xướng.

- Có việc báo lên, không việc bãi triều.

- Khải bẩm Hoàng Thượng hạ thần có việc muốn tấu.

Quang Toản nhìn ra người có việc muốn tấu khá quen thuộc, Ngự Sử Châu Vân Trai. Khác với hắn, đám quần thần lại tỏ ra khá bất ngờ vì việc này, dõi mắt trông chờ.

- Chuẩn tấu- hắn điềm tĩnh nói.

- Khải bẩm Hoàng Thượng việc viết tâu chương của bá quan không có quy tắc chuẩn mực rõ ràng….. phải định lại luật lệ chung…. Mong Hoàng Thượng ân chuẩn.

Quang Toản nghe ra đây là lão đang xin sửa chữa cách viết tấu chương, việc này hắn đã bàn với lão xong xuôi nhưng cũng phải đưa ra bàn bạc lại trên triều. Nếu nói nho giáo hạn chế vua ở chỗ nào thì chính là đây là dẫn chứng rõ ràng nhất. Tuy Hoàng Đế như hắn có thể tự mình quyết định một số việc nhưng những chuyện có ảnh hưởng lớn đều phải đưa lên triều.



Đám đại thần nghe Châu Vân Trai nói xong, đứng như trời trồng như không tin vào mắt mình. Đang lúc đoàn kết lại phản đối cách xử lý tấu chương của Vua vẫn chưa có hồi kết, bên mình đã có kẻ quay giáo ‘làm phản’, càng không tin được người quay giáo chính là Châu Vân Trai, theo họ, dù ai quay giáo đi nữa cũng không thể là lão đấy. Không biết Hoàng Thượng dụ dỗ lão lúc nào, cả đám đúng là quá bất ngờ trở tay không kịp với chiêu này.

Để chiếm chút tiên cơ Quang Toản lên tiếng đồng ý trước.

- Vị ái khanh này nói rất hợp ý trẫm, đúng là phải xây dựng nên một quy tắc chung cho việc viết tấu chương. Đó!.. đó!.. như cái tấu chương lần trước mà trẫm cùng các khanh giải quyết!...Xin phí sửa đường lại không nói rõ xin bao nhiêu để làm đường to nhỏ dài rộng.. khiến trẫm và các vị ái khanh phải đau đầu mất một hồi! Haiz … còn làm cho trẫm hiểu sai ý trong đó, xém chút tình cảm quân thần cũng vì đó mà sứt mẻ. Trẫm và các khanh cùng giải quyết tấu chương còn khó khăn như vậy, huống hồ bình thường chỉ có mình trẫm phải xử lý thật rất dễ sai đấy. Vị ái khanh này nêu lên vẫn đề thật hợp ý trẫm.

Ạc, chúng ta cùng ngài giải quyết tấu chương hồi nào? Mới nghe đọc xong ngài tự phán luôn ấy chứ, chúng ta đã kịp nói lời nào đâu. Đây đúng là đổi trắng thay đem a. Vô sỉ còn hơn cả đám dân kết tóc bím. Lúc đó chỉ mới ý kiến xíu ngài đã lôi sử quan ra.

Có lẽ rút kinh nghiệm trước đây mà đám thuộc phe phản đối cải cách tấu chương không trực tiếp “ chất vấn” hắn. Họ chĩa mũi giáo qua Châu Vân Trai, cả đám bắt bẻ nhau nước bọt vung te tua, Lão Trai cũng không phải dạng vừa, có chuẩn bị từ trước khiến lão ‘ra trận’ rất tự tin. Luận cứ luận chứng đưa ra liên miên không ngớt, đếm ngay cả Quang Toản cũng phải không ngừng thán phục. Thấy mình đã có quyết định sáng suốt khi để cho người khác ra trận giúp. Thầm nghĩ “ xem ra từ giờ phải đổi sách lược sang kiểu như hôm nay mới được, không trực tiếp đấu đá với đám đại thần nữa mà cho người thay thế mình làm việc đó, tạm thời lão Trai là ứng cử viên sáng giá nhất cho nhiệm vụ khó khăn này”.

Giờ hắn vỡ lẽ ra tại sao lại có chữ “ Quan Trường”. Làm quan cũng không dễ như vẻ bề ngoài như vậy, luôn không thiếu sự đấu đá. Trong khi hắn đang ngồi suy nghĩ lan man, ở phía dưới đã sôi trào như chiến trường. Thấy đến lúc hắn phải đưa ra quyết định cuối cùng rồi.

- Trẫm thấy chuyện này tạm thời nên đưa ra thử nghiệm trước đã rồi hẵng tính tiếp. Trai ái khanh đã đưa ra việc này chắc chắn đã có sự tìm hiểu kỹ, việc này giao cho ái khanh phụ trách thí điểm.

Quang Toản đang lấy lùi làm tiến, mang tiếng thử nghiệm, thí điểm nhưng thật khi nào, lại chính là chuyện khác. Từ thử nghiệm biến thành thật mấy hồi. Đám Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích thấy một màn như vậy trong lòng không khỏi lộ vẻ tán thưởng, “ Hoàng Thượng đúng là nắm bắt rất nhanh ah, mới đó mà đã có tiền bộ như vậy, thuật làm vua đang được ngài sử dụng ngày càng thành thục”. Việc này kết thúc ở đó. Nhưng đối với Châu Vân Trai đây chỉ là bắt đầu, lão còn phải gặp nhiều sự chống đối hơn nữa khi triển khai, rất may Quang Toản không tính bỏ mặc ông ta một mình, vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc, chỉ cần lão không gây ra việc sai lầm nào quá nghiêm trọng liền ở vào thế bất bại.

Vừa giải quyết xong chuyện này đã có người đưa ra chuyện kia.

- Khải bẩm Hoàng Thượng! Thần có việc muốn tấu.

- Chuẩn tấu!

- Khải bẩm Hoàng Thượng năm ngoái có bão lớn khiến cho dân cả huyện Lộc Hà và những nơi lân cận không còn nhà để ở người đói rất nhiều xin Hoàng Thượng cho cứu tế.

Chuyện xảy ra từ năm ngoái đến bây giờ mới báo lên, kể ra cũng không trách được, thời này không có phương tiện đi lại, cộng thêm việc làm ăn ì ạch của đám quan lại, nên việc truyền tin tức trễ như vậy cũng không có gì lạ.

- Các ái khanh thấy nên giải quết chuyện này thế nào?

- Khải bẩm Hoàng Thượng theo thần nên mở kho lương nơi gần nhất để cứu đói nạn nhân. – Phan Huy Ích đứng ra, việc này lão không thể nào làm ngơ đứng xem như chuyện khi nãy được



- Kho lương gần nhất ở nơi nào?- Quang Toản ra điều thắc mắc hỏi.

- Khởi bẩm Hoàng Thượng là ở dinh Nghệ An.- một vị quan khác đứng ra trả lời.

- Việc này giao cho hai khanh phụ trách! Nhanh chóng lên đường không được chần chờ.

- Tạ ơn Hoàng Thượng, thần xin đi ngay. – Phan Huy Ích nói đến đó Quang Toản không nói gì chỉ gật nhẹ đầu. Chuyện này không thể chậm trễ đấy, sớm được ngày nào hay ngày đó.

Chờ khi Phan Huy Ích đi rồi Quang Toản vẫn còn lo nghĩ. Hắn biết việc cứu trợ như vậy chỉ như muối bỏ bể không thể quá trông chờ, đây chỉ là việc làm giải quyết phần ngọn trong tức thời. Về lâu dài thì sao?

- Các vị ái khanh có thể cho trẫm biết tại sao khi có bão lớn nhà của Quan Lại nha môn, hoàng cung của trẫm không sập mà nhà của người dân lại sập không?

Hoàng Thượng đây là đang có ý gì? Chẳng ai biết, chỉ biết chắc chắn Bệ Hạ không phải hỏi vì thật không biết, quá quen với kiểu câu hỏi có IQ thấp như vậy của Hắn, chẳng mấy ai bất ngờ nữa. Tác phong làm việc của Quang Toản bị mấy lão bắt bài rồi. Biết là vậy nhưng không thể không trả lời ah.

- Vì những nơi ấy dựng nhà gạch đá, có cột trụ lớn nên chắc khỏe hơn.

- Đã vậy sao không cho con dân của trẫm ai cũng được dựng nhà chắc khỏe như vậy, khi bị thiên tai khỏi sợ sập.

Mấy lão ngay từ đầu đã biết thế nào vị tiểu Hoàng Đế này cũng hỏi quanh co làm khó mình mà, thật tức chết đi, nhưng ai biểu người hỏi là Hoàng Thượng cơ chứ. Nhiều kẻ trong lầm thầm nói ‘Ta thề với trời, bình thường tên nào hỏi xoáy ta như vậy ta không tát gãy răng mới lạ’.

- Nay trẫm muốn bãi bỏ lệnh cũ, Cho dân chúng được xây dựng nhà cửa. không phân biệt sự khác nhau giữa nhà dân và nhà quan lại.

- Hoàng Thượng nếu bỏ lệnh ấy khác nào làm bối phận lộn xộn, quan chẳng ra quan, dân không ra dân, lấy đâu ra quyền uy của Bệ hạ. Sao đề cao địa vị của người có học, cho dân lấy đó làm gương mà phấn đấu đọc sách thánh hiền.- có người đứng ra can ngăn.

- Chẳng phải thánh hiền có câu, ‘Dân Vi Quý, Xã Tắc Vi Thứ, Quân Vi Khinh’ đó sao, nay trẫm cho dân được phép cất nhà lớn, vững chắc để chống chọi với thiên tai điều ấy có gì sai với lời dạy của bậc thánh hiền. Đáng ra lúc này các khanh phải giúp trẫm suy nghĩ xem làm cách nào để dân chúng có ngôi nhà chắc chắn để ở mới đúng.

Đúng vậy ah. Không ít người nghe vậy liền thấy xấu hổ, đạo lý đơn giản như vậy lại chẳng mấy ai quan tâm. Giờ được nhắc đến họ mới ớ người ra suy ngẫm.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook